Giai đoạn chuyển dịch thứ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại việt nam (Trang 25 - 30)

3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

3.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.1. Giai đoạn chuyển dịch thứ nhất

Phương pháp được sử dụng để ước lượng sự chuyển dịch trong giai đoạn thứ nhất là mơ hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM). Trước khi ước lượng mơ hình VECM, phân tích đồng liên kết được thực hiện. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết Johansen để xác định các mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, kiểm định cho các mối quan hệ cân bằng dài hạn. Sau đó, mơ hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM) được ước lượng để kiểm định cho các biến động trong ngắn hạn.

Giả sử n biến (𝑛 ≥ 2) đang được xem xét là I(1) và có thể được xem là đồng liên kết. Một mơ hình VAR với độ trễ k bao gồm các biến này có thể được thiết lập như sau:

𝛾𝑡 = 𝑧 + 𝑘 Λ𝑖𝛾𝑡−𝑖

Với 𝛾𝑡là một véc tơ nx1 của biến I(1), z là một véc tơ nx1 của các biến có tính quyết định, Λ𝑖 là một ma trận (nxn) các hệ số và 𝜀𝑡 là một véc tơ (nx1) của các số hạng nhiễu trắng.

Phương trình (3.1) ở trên được chuyển đổi thành mơ hình véc tơ điều chỉnh sai số, được cho như sau:

∆𝑦𝑡 = 𝑧 + 𝑘−1Γ𝑖Δ𝑦𝑡−𝑖+

𝑖=1 Π𝑦𝑡−1+ 𝜀𝑡 (3.2)

Như được định nghĩa ở trên, 𝑦𝑡 là véc tơ của các biến I(1), ∆𝑦𝑡là dạng vi phân của

𝑦𝑡, do đó đại diện tất cả các biến I(0), ∆ là toán tử vi phân cấp 1, Γ𝑖 là ma trận hệ số (nxn) và Π là ma trận (nxn) mà hạng của nó xác định số các mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến. Do đó, nếu Π có hạng đầy đủ, nghĩa là, r = n, điều này cho thấy rằng các biến ổn định, và nếu r = 0, điều này có nghĩa rằng khơng có véc tơ đồng liên kết. Tuy nhiên, nếu Π có hạng 𝑟 ≤ (𝑛 − 1), thì nó được phân tích thành dạng sau đây:

Π= 𝛼𝛽

Với 𝛼 là ma trận nxr, là ma trận điều chỉnh sai số, đại diện cho mức độ điều chỉnh của mơ hình với độ lệch khỏi mối quan hệ cân bằng của giai đoạn trước đó. 𝛽 là ma trận rxn của các hệ số dài hạn hoặc ma trận của các hệ số của các véc tơ đồng liên kết.

Trước khi tiến hành kiểm định hạng của Π để xác định số véc tơ đồng liên kết, cần phải xác định độ trễ tối ưu và lựa chọn giả định về xu hướng xác định trong chuỗi dữ liệu.

Luận văn sử dụng tiêu chuẩn thông tin để xác định độ trễ tối ưu. Mục tiêu của phương pháp tiêu chuẩn thông tin (IC) là chọn một số các tham số làm tối thiểu hóa giá trị của tiêu chuẩn thông tin. Ba tiêu chuẩn thông tin phổ biến nhất là tiêu chuẩn thông tin của Akaike – AIC, tiêu chuẩn thông tin Bayes của Schwarz – SBIC và tiêu chuẩn thông tin của Hannan – Quinn (HQIC).

Bước thứ 2 trước khi kiểm định số hạng của Π (để xác định số lượng các véc tơ đồng liên kết), là chọn lựa những giả định quan trọng. Trong luận văn này, tác giả chọn giả định 4 trong Eviews 6.0 vì một số chuỗi dữ liệu có xu hướng xác định.

Một khi 2 bước được đề cập ở trên hoàn tất, hạng của ma trận Π có thể được kiểm định. Johansen (1988) cung cấp 2 kiểm định khả năng xảy ra khác nhau để xác định giá trị của r. Đây là kiểm định trace:

𝜆𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒 𝑟 = −𝑇 ln⁡(1 − 𝜆𝑖)

𝑛

𝑖=𝑟+1

Và thống kê kiểm định trị riêng tối đa (Max-Eigen):

𝜆𝑚𝑎𝑥 𝑟, 𝑟 + 1 = −𝑇𝑙𝑛(1 − 𝜆𝑟+1)

Với r là số véc tơ đồng liên kết theo giả thiết rỗng, và 𝜆𝑖 là trị riêng lớn nhất thứ i

của ma trận Π𝑖 trong phương trình (3.2). Kiểm định trace (𝜆𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒) là một kiểm định kết hợp mà ở đó giả thiết 𝐻0 là số lượng véc tơ đồng liên kết nhỏ hơn hoặc bằng r. Kiểm định trị riêng tối đa (𝜆𝑚𝑎𝑥) kiểm định giả thiết 𝐻0 rằng số lượng các véc tơ đồng liên kết là r trái với sự lựa chọn r+1 (Brooks, 2008).

Sau khi nhận diện được số véc tơ đồng liên kết trong mơ hình, bước kế tiếp là ước lượng mơ hình véc tơ điều chỉnh sai số (VECM). Sự ước lượng được thực hiện bằng cách nhận biết số véc tơ đồng liên kết, giả định xu hướng, và tiêu chuẩn hóa mơ hình dựa trên những mối quan hệ đồng liên kết thực sự.

Giai đoạn chuyển dịch tỷ giá đầu tiên là sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu. Theo mơ hình của Campa, Goldberg và Gonzalez – Minguez (2005), dựa trên cơ sở vi mô của hành vi định giá bởi các nhà xuất khẩu để phân tích, giá nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào, IMP, là một phép biến đổi từ giá xuất khẩu của các đối tác thương mại của quốc gia đó, EXP, sử dụng tỷ giá hối đối, E, được xác định bằng số đơn vị đồng tiền của quốc gia nhập khẩu so với đồng tiền của quốc gia xuất khẩu.

IMP = E.EXP (3.3) Giá xuất khẩu bao gồm một phần đơn (mkup) trên chi phí biên (mc), sau khi lấy Log, phương trình (3.3) trở thành:

imp = e + mkup + mc (3.4)

Phản ứng của phần đôn (mkup) thường được giải thích như là một chỉ báo về những thay đổi trong điều kiện cạnh tranh mà các nhà xuất khẩu nước ngoài đối mặt trong thị trường đích (destination market). Sự chuyển dịch từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu được hấp thụ một phần bởi sự phản ứng của phần đôn, và bất kỳ thay đổi nào trong chi phí sản xuất biên mà đặc biệt là do những thay đổi trong tỷ giá hối đoái tác động đến đầu vào nhập khẩu hoặc độ nhạy của lương với tỷ giá hối đối. Sự phản ứng của phần đơn phụ thuộc chủ yếu vào thị phần của nhà sản xuất trong nước so với nhà sản xuất nước ngoài, nghĩa là mức độ cạnh tranh và khả năng phân biệt giá trong ngành. Mức độ phân biệt giá cao hoặc một phần lớn hơn đầu vào sản xuất được nhập khẩu sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu cao. Sự chuyển dịch cũng cao khi nhà xuất khẩu nhiều hơn so với những đối thủ cạnh tranh địa phương. Ngoài ra, khi giá cả được xác định bởi đồng tiền của quốc gia xuất khẩu, sự chuyển dịch tỷ giá có xu hướng lớn hơn khi giá cả được xác định bởi đồng tiền của quốc gia nhập khẩu.

Phương trình (3.4) nêu trên là cơ sở để thực hiện ước lượng giai đoạn đầu tiên của sự chuyển dịch tỷ giá. Phương trình (3.4) được viết lại như sau:

𝑖𝑚𝑝𝑡 = 𝛾0𝑒𝑡 + 𝛾1𝑚𝑘𝑢𝑝𝑡 + 𝛾2𝑚𝑐𝑡 + 𝜀𝑡 (3.5) Với imp là logratit tự nhiên của giá nhập khẩu, e là logarit tự nhiên của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, mkup là logarit tự nhiên của phần đơn, mc là logarti tự nhiên của chi phí sản xuất biên của nhà xuất khẩu, 𝜀𝑡là số hạng lỗi ngẫu nhiên. Các nhà xuất khẩu sẽ quyết định mức độ chuyển dịch những thay đổi trong tỷ giá hối đối vào giá cả của họ được tính bằng đồng tiền của quốc gia nhập khẩu thơng qua phần

đôn. Phần đôn của nhà xuất khẩu bao gồm 2 thành phần: một thành phần tương quan với những dịch chuyển của tỷ giá hối đoái và một phần phụ thuộc vào cấu trúc cạnh tranh cụ thể của ngành:

𝑚𝑘𝑢𝑝𝑡 = 𝜙 + Φ𝑒𝑡 (3.6)

Tiếp theo, chi phí sản xuất biên cũng được xem xét. Theo Campa, Goldberg và Gonzalez – Minguez (2005), chi phí sản xuất biên gia tăng theo điều kiện hàm cầu của quốc gia nhập khẩu, Y, và chi phí sản xuất biên của quốc gia xuất khẩu (lương), W, và giá hàng hóa được định danh bằng đồng tiền của quốc gia xuất khẩu, CP. Như vậy, chi phí sản xuất biên được viết lại như sau:

𝑚𝑐𝑡 = 𝑐0𝑦𝑡 + 𝑐1𝑤𝑡 + 𝑐2𝑒𝑡 + 𝑐3𝑐𝑝𝑡 (3.7) Thay phương trình (3.6) và (3.7) vào phương trình (3.5) ta có:

𝑖𝑚𝑝𝑡 = 𝛾1𝜙 + 𝛾0 + 𝛾1Φ + 𝛾2𝑐2 𝑒𝑡 + 𝛾2𝑐0𝑦𝑡 + 𝛾2𝑐1𝑤𝑡 + 𝛾2𝑐3𝑐𝑝𝑡 + 𝜀𝑡 (3.8) Để thực hiện ước lượng, tác giả chọn biến đại diện cho chi phí sản xuất nước ngồi (𝑊𝑡 𝑣à 𝐶𝑃𝑡) là chỉ số giá sản xuất (như Bussiere, 2007) của 18 đối tác thương mại chính của Việt Nam, có trọng số là tỷ trọng thương mại của các đối tác với Việt Nam. Biến đại diện cho nhu cầu trong nước (𝑌𝑡) là GDP thực của Việt Nam.

Mơ hình thực nghiệm là:

𝑖𝑚𝑝𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑛𝑒𝑒𝑟𝑡 + 𝛽2𝑔𝑑𝑝𝑡 + 𝛽3𝑒𝑝𝑐𝑡 + 𝜀𝑡 (3.9) Với neer là logarit tự nhiên của tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực, epc là

logarit tự nhiên của chi phí sản xuất của nhà xuất khẩu nước ngồi.

Phương trình (3.9) được biến đổi thành mơ hình điều chỉnh sai số như sau:

∆𝑖𝑚𝑝𝑡 = 𝛼0 + 𝑘 𝛼1𝑖∆ 𝑖=0 𝑖𝑚𝑝𝑡−𝑖 + 𝑘 𝛼2𝑖∆ 𝑖=0 𝑔𝑑𝑝𝑡−𝑖 + 𝑘 𝛼3𝑖∆ 𝑖=0 𝑒𝑝𝑐𝑡−𝑖 + 𝛼4𝑖∆ 𝑘 𝑖=0 𝑛𝑒𝑒𝑟𝑡−𝑖 + 𝛿𝐸𝐶𝑀𝑡−1 (3.10)

Với ∆ là toán tử vi phân, 𝛼𝑗𝑖là hệ số điều chỉnh ngắn hạn và 𝛿𝐸𝐶𝑀𝑡 là số hạng sai số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)