Giai đoạn chuyển dịch thứ hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại việt nam (Trang 30 - 33)

3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

3.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.3. Giai đoạn chuyển dịch thứ hai

Giai đoạn chuyển dịch thứ 2 là sự chuyển dịch những thay đổi trong tỷ giá và giá nhập khẩu vào giá nội địa – giá sản xuất và giá tiêu dùng theo chuỗi phân phối. Trong những nghiên cứu trước đây, có những cách tiếp cận lý thuyết và giả định khác nhau được sử dụng để xác định sự chuyển dịch. Theo Kara và Nelson (2003) phiên bản đơn giản của mơ hình đường cong Phillip theo trường phái Keynes mới (NKPC) giả định rằng giá danh nghĩa của hàng hóa được sản xuất trong nước là cứng nhắc; giá nhập khẩu là linh hoạt; và khơng có hàng hóa trung gian được nhập khẩu, như thế tính đến số hạng nhiễu ngoại sinh 𝑢𝑡. Mơ hình đường cong Phillips cho lạm phát trong nước là:

Π𝑡𝐷 = 𝛽𝐸𝑡Π𝑡+1𝐷 + 𝛼𝑢𝑙𝑐𝑡 + 𝑢𝑡 (3.13) Với Π𝑡𝐷là ∆𝑙𝑜𝑔𝑃𝐷 (sai phân của log 𝑃𝐷– chỉ số giá hàng hóa được sản xuất và bán trong nước); 𝛽 là một nhân tố chiết khấu gần bằng 1, 𝛼 > 0 và ulc là log của

chi phí lao động đơn vị thực. Phương trình (3.14) dưới đây, sử dụng giả định sự chuyển dịch là đầy đủ, và sau đó được thay vào phương trình (3.13) – đường cong

Phillip theo trường phái Keynes mới cho lạm phát trong nước, đẫn đến kết quả là đường cong Phillips cho lạm phát CPI – phương trình (3.15).

Π𝑡𝐷 =Π𝑡 − 𝑠𝑀Δ𝑞𝑡 (3.14)

Π𝑡 = 𝛽𝐸𝑡Π𝑡+1+ 𝛼𝑚𝑐𝑡 + 𝜙 Δ𝑞𝑡 − 𝛽𝐸𝑡Δ𝑞𝑡+1 + 𝑢𝑡, 𝛼 > 0, 𝜙 > 0 (3.15) Trong những phương trình ở trên, Π𝑡là thay đổi theo % hàng năm trong lạm phát CPI; 𝑠𝑀 là phần nhập khẩu; mc là chi phí biên thực tế của nhà sản xuất trong nước được giả định là phụ thuộc hàm cầu trong nước và chi phí sản xuất trong nước; trong khi số hạng Δ𝑞𝑡 − 𝛽𝐸𝑡Δ𝑞𝑡+1 mô tả sự sụt giá tỷ giá hối đoái thực

hiện tại so với sự sụt giá kỳ vọng của kỳ tới.

Giai đoạn chuyển dịch thứ hai được xác định bằng cách ước lượng phương trình phản ứng đẩy và phân tích phương sai dựa trên hệ thống VAR 5 biến nội sinh như sau:

𝑥𝑡 = (∆𝑔𝑑𝑝𝑡, ∆𝑛𝑒𝑒𝑟𝑡, ∆𝑖𝑚𝑝𝑡, ∆𝑝𝑝𝑖𝑡, ∆𝑐𝑝𝑖𝑡)

Với gdp là logarit cơ số tự nhiên của GDP, neer là logarit cơ số tự nhiên của tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực; imp là logarit cơ số tự nhiên của chỉ số giá nhập khẩu, ppi là logarit cơ số tự nhiên của chỉ số giá sản xuất và cpi là logarit cơ số tự nhiên của chỉ số giá tiêu dùng. ∆ là sai phân bậc nhất.

Một phản ứng đẩy có thể được mơ tả như là một cú sốc đến biến thứ i mà không chỉ tác động trực tiếp đến biến thứ i, mà còn truyền dẫn tất cả những biến ngoại sinh khác thông qua cấu trúc động (có độ trễ) của mơ hình VAR. Theo Brooks (2008) phản ứng đẩy xác định sự phản ứng của những biến phụ thuộc trong mơ hình VAR với những biến động của mỗi biến khác. Để tạo ra các cú sốc cấu trúc, luận văn sử dụng một phân tích Cholesky với ma trận Ω, ma trận phương sai – hiệp phương sai của phần dư VAR dạng rút gọn. Mối quan hệ giữa phần dư VAR rạng rút gọn (𝑢𝑡) và sai số cấu trúc (𝜀𝑡) có thể được viết như sau:

𝑢𝑡𝑔𝑑𝑝 𝑢𝑡𝑛𝑒𝑒𝑟 𝑢𝑡𝑖𝑚𝑝 𝑢𝑡𝑝𝑝𝑖 𝑢𝑡𝑐𝑝𝑖 = 𝑆11 0 0 0 0 𝑆21 𝑆22 0 0 0 𝑆31 𝑆32 𝑆33 0 0 𝑆41 𝑆42 𝑆43 𝑆44 0 𝑆51 𝑆52 𝑆53 𝑆54 𝑆55 𝜀𝑡𝑔𝑑𝑝 𝜀𝑡𝑛𝑒𝑒𝑟 𝜀𝑡𝑖𝑚𝑝 𝜀𝑡𝑝𝑝𝑖 𝜀𝑡𝑐𝑝𝑖

Với 𝜀𝑡𝑔𝑑𝑝 đại diện cho cú sốc cầu, 𝜀𝑡𝑛𝑒𝑒𝑟 là cú sốc tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực; 𝜀𝑡𝑖𝑚𝑝 đại diện cho cú sốc giá nhập khẩu; 𝜀𝑡𝑝𝑝𝑖 đại diện cho cú sốc giá sản xuất và 𝜀𝑡𝑐𝑝𝑖 là cú sốc giá tiêu dùng. Mơ hình cấu trúc được xác định bởi vì k(k-1)/2 giới hạn được đưa vào ma trận S như là những giới hạn 0 với k là số biến nội sinh. Các kết quả ở tam giác bên dưới của ma trận S ngụ ý rằng một số cú sốc cấu trúc khơng có tác động đồng thời đến một số biến nội sinh căn cứ vào việc sắp xếp thứ tự các biến nội sinh.

Để phân tích phản ứng của giá cả với cú sốc NEER, đánh giá mức độ chuyển dịch tỷ giá hối đoái bằng cách tiêu chuẩn hóa những phản ứng giá với cú sốc NEER bởi phản ứng tương ứng của NEER với cú sốc của chính nó. Độ co giãn chuyển dịch tỷ giá hối đối đạt được bằng cơng thức sau:

𝑃𝑇𝑡,𝑡+𝑗 = 𝑡𝑗 =1𝑃 𝑡,𝑡+𝑗 𝐸

𝑡,𝑡+𝑗 𝑡

𝑗 =1

Với 𝑃 𝑡,𝑡+𝑗 đại diện cho phản ứng đẩy của sự thay đổi giá cả với cú sốc NEER sau j tháng và 𝐸 𝑡,𝑡+𝑗 là phản ứng đẩy tương ứng của sự thay đổi NEER. Độ co giãn chuyển dịch 𝑃𝑇𝑡,𝑡+𝑗 cho thấy phản ứng tích lũy của sự thay đổi giá cả với cú sốc NEER sau j tháng được tiêu chuẩn hóa bởi phản ứng tương ứng của sự thay đổi NEER (Leigh và Rossi (2002)).

Việc sắp xếp thứ tự các biến là rõ ràng bởi vì mơ hình giả sử rằng tính nhân quả xuất phát từ GDP thực đến tỷ giá hối đối danh nghĩa có hiệu lực đến giá nhập khẩu, giá sản xuất và sau đó là giá tiêu dùng, và mức độ của biến nội sinh gia tăng

trong thứ tự đó. Hơn nữa, mơ hình giả sử rằng các quyết định định giá tại giai đoạn nhập khẩu và sản xuất có thể có tác động đồng thời lên giá tiêu dùng, nhưng không tác động ngược lại (McCarthy, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)