Kiến nghị đối với nhà nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 40 - 55)

5. Kết cấu luận văn

3.2 Kiến nghị:

3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước:

Bên cạnh sự nổ lực của bản thân các doanh nghiêp mà cịn có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để vực dậy một thị trường đã phát triển lệch lạc trong thời gian dài là việc không đơn giản, cần có sự thận trọng để giải quyết những vấn đề cốt yếu nhất.Mặc dù nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như: Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gói kích cầu tiêu dùng… tuy nhiên nhiều biện pháp cũng tỏ ra chưa hiệu quả.Tác giả xin đưa ra những kiến nghị sau:

Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa những hỗ trợ nhằm giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp và khơi thơng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.Cần phải ưu tiên đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu để ngăn chặn tình trạng đóng băng tín dụng dẫn đến suy giảm kinh tế trong thời gian qua.

Thứ 2: Hiện nay nhiều công ty bất động sản đang triển khai các dự án dành cho người có thu nhập thấp, tuy nhiên chủ đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian chờ đợi sự duyệt giá và danh sách người mua từ cấp trên, do vậy nhà nước sớm ban hành quy chế quy định thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến nhà đất để thuận lợi cho chủ đầu tư triển khai các dự án.

Thứ ba: Cơ chế áp thuế sử dụng đất theo giá dự kiến bán sản phẩm đồng thời thu một lần trước khi dự án được khởi công đang đẩy các doanh nghiệp

33

vào tình trạng khó khăn, bởi nhiều cơng ty nộp tiền sử dụng đất trong giai đoạn 2009-2011 đều chịu mức giá dự kiến bán sản phẩm 18 triệu đến 20 triệu đồng/ m2, tuy nhiên cuối năm 2011 và đầu năm 2012 hầu hết các công ty đã hạ giá bán xuống 20% đến 40% , do vậy nhà nước cần sửa đổi chính sách thuế thu tiền sử dụng đất theo giá bán thực tế hoặc hoàn lại khoản thuế sử dụng đất do chênh lệch giá dự kiến bán và giá bán thực tế

Thứ tư: Hầu hết các công ty tại Việt Nam nguồn vốn có được từ vốn vay ngân hàng mà chủ yếu là vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản tài chính, trong khi đó huy động vốn thơng qua loại hình phát hành trái phiếu hiện chưa phải là kênh phổ biến và rất ít được sử dụng, điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển lâu dài.Do vậy để huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu địi hỏi thể chế pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô cần được cải thiện hơn nữa nhằm nâng mức xếp hạng, đủ điều kiện để đạt được tiêu chuẩn đầu tư của các nguồn quỹ lớn trên thế giới.

Thứ 5: Thực trạng khan hiếm nguồn vốn cho vay của các ngân hàng đã diễn ra nhiều năm bởi tỷ lệ cung ứng vốn ngắn, trung và dài hạn cho các công ty chiếm 93%, trong khi đó tại Mỹ các ngân hàng cung ứng 45% vốn, phần cịn lại do các tổ chức tài chính khác cung cấp. Thực tế này đã dẫn đến chi phí lãi vay khá cao, doanh nghiệp rất khó khăn khi sử dụng vốn vay để hoạt động kinh doanh. Do vậy nhà nước nên cần phải tạo điều kiện phát triển các tổ chức tài chính - đầu tư, đặc biệt là cần sớm cho phép thành lập các định chế tài chính mới, như các quỹ đầu tư mở, quỹ tín thác bất động sản, quỹ hưu trí tự nguyện, các cơng ty bảo hiểm an sinh.

34

Tóm tắt chương 3:

Kết quả nghiên cứu trong chương 3 cho kết luận rằng có sự tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động cụ thể là tác động của cấu trúc vốn lên: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; thu nhập trên mỗi cổ phần; hệ số biên lợi nhuận hoạt động và hệ số biên lợi nhuận ròng. Cấu trúc vốn mà đại diện là tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và nợ dài hạn trên tổng tài sản tác động mạnh lên hiệu quả hoạt động theo hướng ngược chiều (tác động âm), tác động của tỷ lê nợ trên vốn chủ sở hữu tác động lên thu nhập trên mỗi cổ phần theo hướng ngược chiều, nhưng mức độ tác động không cao bằng tỷ lệ nợ ngắn và dài hạn, ngoài ra qua nghiên cứu cho thấy có sự tác động của tỷ lệ nợ trên vốn lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên mỗi cổ phần, hệ số biên lợi nhuận hoạt động, hệ số biên lợi nhuận ròng và tác động này là tác động cùng chiều, bên cạnh biểu thị cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động thì cịn có những yếu tố khơng quan sát, đo lường được mà mang tính xu hướng, quán tính...bài nghiên cứu sử dụng biến thời gian để biểu thị trong mơ hình, kết quả cho thấy biến thời gian ảnh hưởng rât lớn đến tất cả các biến đo lường hiệu quả hoạt động theo xu hướng ngược chiều chứng tỏ lợi nhuận hoạt động qua các năm giảm dần theo thời gian.Kết quả này đồng nhất nghiên cứu của San & Heng (2011) cho rằng khơng có sự tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty vừa (mà đo lường bằng tỷ suất lợi nhuân trên tổng tài sản & tỷ suất lợi nhuân ròng trên vốn); tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động bởi lý do là tài sản của các công ty bất động sản được hình thành từ nguồn vốn vay và phải gồng mình trả chi phí lãi vay quá cao dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động, tuy nhiên nếu có sự kết hợp vừa nợ vay và vốn chủ sở hữu làm cho chiều tác động của nợ trên vốn (DC) theo hướng cùng chiều.

35

nghiệp và chính phủ, kiến nghị cho chính phủ mang tính chất vĩ mơ nhưng đóng góp khơng nhỏ vào viêc cải tạo hệ thống quản lý, góp phần khơi mào & phát triển thị trường vốn lành mạnh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, đồng thời qua đó giúp doanh nghiệp tái cấu trúc để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

36

KẾT LUẬN CHUNG:

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty, mặc dù nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các nhà nghiên cứu khác nhau không trả lời rõ ràng việc tăng cường sử dụng vốn vay làm tăng hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Luận văn này là một trong số ít những nghiên cứu tại Việt Nam về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty bằng nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau. Ngoài những chỉ tiêu lợi nhuận kế tốn như: tỷ suất lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu (ROE), hệ số biên lợi nhuận ròng (NPM), hệ số biên lợi nhuận hoạt động (OPM) bài viết còn đo lường chỉ tiêu liên quan đến giá thị trường của công ty như thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Bên cạnh đó thì cấu trúc vốn cũng được đo lường bằng nhiều chỉ số khác nhau Nợ trên vốn (DC), Nợ trên vốn thị trường (DEMV), Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), Nợ dài hạn trên vốn (LDA), Nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTE), ngoài ra khi đưa các biến độc lập vào mơ hình nghiên cứu thì bài viết cịn đưa thêm biến TIME (biến thời gian) nhằm xem xét tác động của xu thế thời gian tới biến phụ thuộc trong mơ hình. Đây là những điểm mới so với các nghiên cứu trước đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn mà đại diện là DC, SDA, LDA, TDTE và hiệu quả hoạt động mà đại diện là EPS, ROE, OPM, NPM, ngồi ra qua kết quả trong bảng phân tích hồi quy cho thấy chiều tác động của nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA), nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTE) lên hiệu quả hoạt động theo hướng ngược chiều( tác động âm), còn Nợ trên vốn(DC) tác động lên hiệu quả hoạt động theo hướng cùng chiều. Biến T tác động mạnh lên tất cả các biến đo lường hiệu quả hoạt động và tác động theo hướng ngược chiều, điều này được giải thích dựa vào các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động giảm qua các năm. Kết quả này trả lời được 2 vấn đề trong mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đặt ra.

37

Đồng thời qua kết quả này cho thấy các công ty nên cơ cấu lại khoản nợ hợp lý, mơt cấu trúc vốn tốt nên có sự kết hợp giữa nguồn vốn vay hợp lý và vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu này cũng bắt đầu mở ra một hướng nghiên cứu rộng hơn đối với các ngành khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng đề tài cũng còn rất nhiều hạn chế sau.

38

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI & HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Hạn chế của nghiên cứu này là các mẫu chỉ tập trung vào lĩnh vực xây dựng được niêm yết trên sàn chứng khốn tại Việt Nam.Vì vậy, kết quả có thể không đại diện cho các kết quả trên các lĩnh vực khác tại Việt Nam

Quy mơ mẫu cịn nhỏ bởi vì hầu hết cơng ty bất động sản ở Việt Nam đều niêm yết chính thức lên sàn năm 2010, do vậy với chuỗi thời gian từ 2009 đến 2011 bài viết chỉ nghiên cứu số liệu của 26 công ty đại diện cho ngành bất động sản.Như vậy để có được kết quả chính xác và thuyết phục, các dữ liệu chuỗi thời gian nên được thu thập trong thời gian dài hơn.

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để xây dựng mơ hình hồi qui. Tuy việc kiểm định các giả định về vi phạm hàm tuyến tính cho thấy rằng mơ hình hồi qui tuyến tính khơng bị vi phạm nhưng hệ số xác định R2 chưa cao nên đây vẫn xem là hạn chế tiếp theo của đề tài

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO. TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tấn Vinh (2011), Luận văn Thạc sĩ, đề tài “Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Hà nội”.

2. Nguyễn Thanh Bình (2010),Luận văn Thac sĩ kinh tế Việt Nam-Hà Lan, đề tài “Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khốn Thành Phố Hồ Chí Minh” 3. Nguyễn Chí Đức(2012) – Luận văn Thạc sĩ, đề tài “Các nhân tố tác

động đến cấu trúc vốn đến các công ty niêm yết tại Việt Nam”

4. Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM - Tạp chí Phát triển Kinh tế của ĐHKT TPHCM tháng 12/2008.

5. Phan Thị Bích Nguyệt (2008), Đầu Tư Tài Chính, Nhà Xuất Bản Thống Kê

6. Trần Ngọc Thơ (2006), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, Nhà Xuất Bản Thống Kê

7. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)

9. Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

10. Nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở

TIẾNG NƯỚC NGOÀI:

40

empirical analysis of listed firms in Ghana. Journal of Risk Finance, 6, 438-445.

2. Berger, A.N., & Bonnacorsi di Patti, E. (2006). Capital structure and firm performance: a new approach to testing pecking order theory and an application to banking industry. Journal of Banking & Finance, 4, 1065-1102.

3. Boodhoo, R. Capital structure and ownership structure: a review of literature. The Journal of On line Education, January Edition, 2009, 1- 8.

4. David, D.F., Olorunfemi, S. (2010). Capital structure and corporate performance in Nigeria petroleum industry: panel data analysis. J. Math. Stat., 6, 168-173.

5. Deesomsak, R., Paudyal, K., Pescetto, G. (2004). The determinants of capital structure: evidence from the Asia Pacific Region. Journal of Multinational Financial Management, 14(4/5), 387-405.

6. Ebaid, I.E. (2009). The impact of capital structure choice on firm performance: empirical evidence from Egypt. Journal of Risk Finance, 5, 477-487.

7. Gleason, K. C., Mathur, L. K., Mathur, I. (2000). The interrelationship between culture, capital structure and performance: evidence from European Retailers. Journal of Business Research, 50(2), 185-191.

8. Huang, G., & Song, F.M. (2006). The determinants of capital structure: evidence from China. China Economic Review, 17(1), 14- 36.

9. Klein, L.S., O’Brien, T.J., Peters S.R. (2002). Debt vs. Equity and asymmetric information; A Review. Financial Review, 37, 317-350.

41

10. Megginson, W.L. (2006). Corporate finance theory / Addison Wesley, 506 p.

11. Modigliani, F., & Miller, M. (1958). The cost of capital, corporate finance and the theory of investment. American Economic Review, 48, 261-97.

12. Myers, S. C. (1977). Determinants of corporate borrowing, Journal of Financial Economics, 5, 147–175.

13. Myers, S.C., & Majluf, N. (1984). Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have. Journal of Financial Economics, 13, 187–222.

14. Nimalathasan, B., & Valeriu B. (2010). Capital Structure and Its Impact on Profitability: A Study of Listed Manufacturing Companies in Sri Lanka, Revista Tinerilor Economisti/The Young Economists Journal, 13,55-61.

15. Norvaišienė, R., & Stankevičienė, J. (2007). The interaction of internal determinants and decisions on capital structure at the Baltic listed companies. Engineering economics, 2007, 2(52), 7-17.

16. Norvaišienė, R., Stankevičienė, J., Krušinskas, R. (2008). The impact of loan capital on the Baltic listed companies' investment and growth. Engineering economics, 2(57), 40-48.

17. Nour Abu-Rub (2012). Capital Structure & firm performance: Evidence from Palesin stock exchange.

18. Onaolapo, A.A., & Kajola, S.O. (2010). Capital structure and firm performance: evidence from Nigeria. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 25, 70-82.

19. Puwanenthiren Pratheepkanth (2011). Capital structure and financial performance: evidence from selected business companies in Colombo

42

stock exchange Srilanka, 171-183.

20. Rao, N.V., Al-Yahyaee, K.H.M., Syed, L.A.M. (2007). Capital structure and financial performance: evidence from Oman. Indian Journal of Economics and Business, 1-23.

21. Rasa Norvaišienė, Jurgita Stankevičienė (2012) The relationship of corporate governance decision on capital structure and company’s performance: evidence from lithuanian food and beverages industry companies.

22. San, O.T., & Heng, T.B. (2011). Capital structure and corporate performance of Malaysian construction sector. International Journal of Humanities and Social Science, 1(2), 28-36.

23. Smith, C.L., & Warner, J.B. (1979). Bankruptcy, secured debt, and optimal capital structure: Comment. Journal of Financial Economics, 34, 247–251.

24. Zuraidah Ahmad, Norhasniza Mohd Hasan Abdullah andShashazrina Roslan. Capital Structure Effect on Firms Performance: Focusing on Consumers and Industrials Sectors on Malaysian Firms,. Pp. 137 –

155. CÁC WEBSITE 1. http://www.mpi.gov.vn 2. http://www vnexpress.net 3. http:// cophieu68.com 4. http://www.investopedia.com 5. http:// tuoitre.vn 6. http://dictionary.reference.com/ 7. http://cafef.vn.

43

TDTE DC DEMV SDA LDA ROE EPS OPM NPM

TDTE Pearson Correlation 1.00 Sig DC Pearson Correlation 0.83 1.00 Sig 0.00 DEMV Pearson Correlation 0.6316 0.5952 1 Sig 0 0 SDA Pearson Correlation 0.3462 0.4879 0.3956 1 Sig 0.0019 0 0.0003 LDA Pearson Correlation 0.2296 0.2654 0.1583 -0.6245 1 Sig 0.0431 0.0189 0.1664 0 ROE Pearson Correlation 0.0404 0.0916 -0.0514 0.1546 -0.2142 1 Sig 0.7257 0.4251 0.655 0.1765 0.0597 EPS Pearson Correlation 0.1099 0.1734 -0.0188 0.1123 -0.1148 0.7088 1 Sig 0.3384 0.1289 0.8702 0.3277 0.3168 0 OPM Pearson Correlation -0.1379 -0.0981 -0.2716 -0.1581 -0.0569 0.5705 0.4155 1 Sig 0.2287 0.3928 0.0161 0.1667 0.6207 0 0.0002 NPM Pearson Correlation -0.1296 -0.116 -0.2766 -0.2256 0.0222 0.4493 0.314 0.8024 1 Sig 0.258 0.312 0.0142 0.047 0.8472 0 0.0051 0

PHỤ LỤC 1: BẢNG MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN

44

Nguồn : Kết quả chạy SPSS

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4

Biến phụ thuộc ROE EPS OM NM

TDDTQ -0.062* -0.592** -0.074* -0.063 [0.034] [0.281] [0.039] [0.046] DC 1.241*** 12.908*** 1.427*** 1.310** [0.399] [3.263] [0.451] [0.529] DEMV 0.026 0.257 0 -0.007 [0.026] [0.210] [0.029] [0.034] SDA -0.895*** -9.252*** -1.295*** -1.322*** [0.333] [2.722] [0.376] [0.441] LDA -1.248*** -11.237*** -1.338*** -1.207** [0.366] [2.992] [0.413] [0.485] T -12.089*** -115.219*** -9.476*** -11.198***

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)