Đối với việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng lãi suất thị trường tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2007 2010 (Trang 74 - 75)

3 .1Các giải pháp

3.1.2 Đối với việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tài nguyên, công nghệ và nguồn vốn đầu

tư để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mơ. Năm 2010 tổng đầu tư tồn xã hội ước tính đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009

và bằng 41% GDP trong đó nguồn vốn đầu tư tư nhân và dân cư dẫn đầu

chiếm 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư

theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước)

bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới

với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm

2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn

FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà

đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam. Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và

nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy - tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho thấy những hạn chế trong

hiệu quả đầu tư. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng

8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư tồn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7%. Vì vậy cần khai thác hiệu quả nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của thị trường trong nước, sao cho đồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả nhất và sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tránh lãng phí thất thốt vốn đầu tư trong các khâu quản lý vốn đầu tư.

- Đẩy mạnh giải ngân và sử dụng có hiệu quả các khoản vốn hỗ trợ phát triển

chính thức (ODA). Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà sốt lại các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước,

trái phiếu Chính phủ để điều chuyển vốn đối với ngân sách Trung ương và

hướng dẫn điều chuyển vốn đối với ngân sách địa phương theo hướng tập

trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách phải hồn thành. Đồng thời, xây dựng cơ chế chính sách đủ sức hấp dẫn để kêu gọi các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước tham gia đầu tư theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa

trong đầu tư phát triển; xây dựng và công bố danh mục dự án, cơng trình đầu

tư cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ mục tiêu đầu tư

phát triển vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng lãi suất thị trường tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2007 2010 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)