Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước
Theo các chuyên gia ngân hàng, việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp tăng “hệ số tạo tiền”, qua đó giúp các ngân hàng có thêm tiền để cho vay; giảm được chi phí sử dụng vốn, một mặt giúp giảm áp lực phải tăng lãi suất để huy động vốn, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay.
Ngày 20/05/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ban hành thông tư số
13/2010/TT-NHNN và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 nhằm đưa ra một số quy định mấu chốt như nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính bằng
cách tăng hệ số đủ vốn lên 9%; hạn chế ngân hàng thương mại tham gia vào các
hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro như kinh doanh chứng khốn và bất động sản để tránh tình trạng gây nên cơn sốt trên thị trường chứng khoán và bất động sản năm 2007; tăng cường khả năng quản lý và thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Mặc
dù việc đưa ra các quy định này gặp rất nhiều phản ứng từ các tổ chức tín dụng
nhưng thơng tư này chính là một bước tiến quan trọng và cần thiết để đảm bảo an toàn cho một hệ thống tài chính lành mạnh, ổn định.
b. Lãi suất chiết khấu
Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu( tương đương với Fed funds rate- lãi suất cho vay để đảm bảo dự trữ bắt buộc của Fed) mới là những công cụ có vai
trị điều tiết lãi suất kinh doanh trên thị trường tiền tệ. Theo đó tùy từng giai đoạn
và mục tiêu kinh tế vĩ mô mà nhà nước đã điều chỉnh các loại lãi suất trên.
Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, hai loại lãi suất này lại khơng đóng vai trị điều tiết lãi suất kinh doanh của thị trường ngân hàng như mong đợi mà lãi suất cơ bản lại nắm vai trò điều tiết. Một phần vì các tổ chức tín dụng ở Việt Nam khơng nắm nhiều các giấy tờ có giá, tâm lý ngại vay của Ngân hàng Nhà Nước và một phần là vì Ngân hàng Nhà Nước cũng chưa thực hiện tốt vai trò người cho vay cuối cùng của mình. Vì vậy việc sử dụng các công cụ trên để tác động đến lãi suất thị trường rất chậm, điều chỉnh lượng tiền trong lưu thơng khó khăn, vì vậy Ngân hàng Nhà Nước phải tận dụng cơng cụ mang tính hành chính nhiều hơn đó là “ lãi suất cơ bản” để giải quyết.