Sau B đến C: 3 điểm
Sau C đến D: 2 điểm
Sau D về bên phải: 1 điểm
Các chỉ tiêu phi tài chính:
CIC đã đưa một số chỉ tiêu phi tài chính như thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, trình độ người đứng đầu doanh nghiệp với trọng số tương ứng để tính điểm trong tổng điểm chung (Bảng A.6, phụ lục A)
Tổng điểm cuối cùng của doanh nghiệp được tính theo cơng thức sau:
Tổng điểm = (Điểm tỷ số x Trọng số) (2.2)
Hệ thống xếp hạng của CIC có 9 mức, với khoảng cách giữa các hạng được tính theo cơng thức sau:
Khoảng cách giữa các hạng = Tổng số điểm tối đa - Tổng số điểm tối thiểu Số hạng
= (135 + 18) − (27 + 4)
9 = 14 (2.3) Tổng điểm tính được sẽ căn cứ vào bảng xếp hạng doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp thuộc thứ hạng nào
Bảng 2.9: Tổng hợp mức xếp hạng doanh nghiệp của CIC Điểm Điểm Ký hiệu xếp hạng Nội dung ≥ 139 AAA
Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.
định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp.
109 – 123 A
Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp.
94 – 108 BBB
Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình
79 – 93
BB
Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.
64 – 78 B
Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao
49 – 63 CCC
Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao.
34 – 48 CC
Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao.
≤ 33 C
Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao.
Nguồn: Đề án xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2002
Qua khảo sát phương pháp xếp hạng của các tổ chức trên, rút ra được một số nhận xét như sau:
Các tổ chức đã chọn lọc được một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương đối phù hợp để đo lường rủi ro của doanh nghiệp: các chỉ tiêu tài chính có sự tương
đồng với các tổ chức xếp hạng có uy tín như Moody’s và S&P, các chỉ tiêu phi tài chính thể hiện được những căn cứ quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như:
Cơng tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các tổ chức ở Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng mà đại diện là BIDV và Agribank, có tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính rất lớn (từ 65% - 70% đối với BIDV và Agribank là 62% - 65%, tùy theo báo cáo tài chính có kiểm tốn hay khơng) và có sự chênh lệch khá lớn giữa số lượng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (cả hai ngân hàng đều sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính giống nhau, BIDV có 52 và Agribank có 46 chỉ tiêu phi tài chính), trong đó chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng chiếm đến 40% dẫn đến khả năng cán bộ tín dụng có thể hướng kết quả xếp hạng theo cảm tính chủ quan của mình. Đây là một trong những ngun nhân chính làm cho kết quả XHTN kém khách quan, có độ chính xác khơng cao.
Ngồi ra, cả hai ngân hàng này đều có chuẩn đánh giá của từng mức điểm là cố định (ví dụ: đối với ngành 01, doanh nghiệp quy mơ lớn thì chỉ tiêu khả năng thanh tốn hiện hành có giá trị trong khoảng (1.1 -1.3) sẽ được chấm 80 điểm). Như vậy sẽ có sự khơng phù hợp khi các doanh nghiệp trên thị trường luôn biến động, nên các chỉ số này sẽ mang tính “động” trong khi mức so sánh là con số “tĩnh” dẫn kết quả xếp hạng sẽ không phản ánh đúng trạng thái thực sự của doanh nghiệp. Để giải quyết những vấn đề trên, kỹ thuật logic mờ (Fuzzy logic) được đề xuất sử dụng để XHTN doanh nghiệp trong nghiên cứu này.
2.2 Ứng dụng kỹ thuật logic mờ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
2.2.1 Các giả thiết
Trong phạm vi đề tài, một số giả thiết được đặt ra làm tiền đề cho việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng kỹ thuật logic mờ như sau:
Các doanh nghiệp được đánh giá, xếp hạng trên cơ sở so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh với mức trung bình của thị trường. Trên cơ sở đó, khi đánh giá tính “tốt nhất” của một số chỉ tiêu tài chính (ví dụ như chỉ tiêu khả năng
thanh tốn ngắn hạn) thì điểm tối ưu được dùng làm căn cứ so sánh sẽ là giá trị trung bình thị trường của chỉ tiêu đó.
Sử dụng thang đo có 22 mức xếp loại tương ứng với 22 giá trị xác suất phá sản doanh nghiệp trong khoảng (0%; 100%).
Tập hợp điểm số được sử dụng để xếp hạng của tất cả các doanh nghiệp trên toàn thị trường tuân theo phân bố Normal (phân bố chuẩn).
2.2.2 Lựa chọn chỉ tiêu và trọng số
2.2.2.1 Lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá
Có rất nhiều chỉ tiêu được đưa ra trong quá trình đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên có một số chỉ tiêu mang tính chất trùng lắp (về mặt ý nghĩa), nếu đưa tất cả vào làm cơ sở chấm điểm sẽ dẫn đến tình trạng nâng điểm số (trọng số) của doanh nghiệp, làm sai lệch kết quả xếp hạng. Ví dụ như vịng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân là hai chỉ số có cùng bản chất, phản ánh khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp, khi đưa vào đánh giá chỉ chọn một trong hai chỉ tiêu này. Ngoài ra, thơng qua một số chỉ tiêu tài chính có thể phản ánh được các tiêu chí định tính khác, ví dụ các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ngoài việc đo lường khả năng sinh lợi cịn đánh giá được tính hiệu quả trong quản lý của ban quản trị doanh nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự, 2008). Bên cạnh đó, bằng phương pháp so sánh các chỉ số tài chính với những cơng ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực sẽ cho thấy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời tiến hành phân tích theo xu hướng biến động qua thời gian của các chỉ số sẽ thể hiện được sự ổn định và triển vọng của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được đề cập trong mục (1.4), (1.5) và những lập luận trên đây, bộ chỉ tiêu được áp dụng để đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp gồm 26 chỉ tiêu thuộc 6 nhóm như sau:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: gồm 3 chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện tại, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thì, được sử dụng để đo lường khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty. Cả ba chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên tính tối ưu (có nghĩa là nếu chỉ tiêu thanh khoản quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ
gặp rủi ro thanh khoản, nhưng nếu quá cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu quá mức vào tài sản ngắn hạn, sẽ khơng mang lại hiệu quả. Vì vậy giá trị tối ưu (tốt nhất) là giá trị mà vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa mang lại hiệu quả kinh tế), trên cơ sở so sánh với các doanh nghiệp khác và trung bình thị trường.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động: để đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, 6 chỉ tiêu được chọn để đánh giá như sau: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng vốn cổ phần. Các chỉ tiêu này mang tính chất càng lớn sẽ càng tốt, ngoại trừ hệ số vòng quay khoản phải trả nhà cung cấp thì càng nhỏ càng tốt.
Nhóm chỉ tiêu cấu trúc vốn và khả năng trả nợ: việc sử dụng địn bẩy tài chính có tính hai mặt là giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông và gia tăng rủi ro. Cho nên, công tác quản lý nợ cũng rất quan trọng, được đo lường bằng 6 chỉ tiêu sau: tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần, nợ ngắn hạn trên tổng nợ, tỷ suất đầu tư TSCĐ, tỷ số tự tài trợ TSCĐ, khả năng thanh toán lãi vay. Trong các chỉ tiêu này, chỉ có chỉ số khả năng thanh toán lãi vay là càng lớn thì được đánh giá càng tốt, các hệ số còn lại được đánh giá trên tính tối ưu (so sánh với giá trị trung bình trên thị trường)
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi: mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của doanh nghiệp bao giờ cũng là lợi nhuận, đây là thông số mà tất cả các bên tham gia đều quan tâm. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đánh giá thông qua 6 chỉ tiêu: lợi nhuận gộp trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS), lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu, suất sinh lời của tài sản (ROA), suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng: thể hiện triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn, được đánh giá qua 3 chỉ số: tăng trưởng doanh thu thuần, tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế.
Nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp: giá trị tương lai của doanh nghiệp tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường, được đo lường qua 2 tỷ số: tỷ số P/E và P/B.
Tất cả các chỉ tiêu thuộc nhóm khả năng sinh lợi, tăng trưởng và giá trị thị trường đều có cùng tính chất là càng lớn thì được đánh giá càng tốt. Bảng 2.10 sau đây trình bày tóm tắt các chỉ tiêu tài chính sử dụng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu này: