Biến Ý nghĩa Bài nghiên cứu sử dụng
DIi, t Đầu tư trong nước của quốc gia i tại thời gian t.
DIi, t-1 Đầu tư trong nước của quốc gia i tại thời gian t -1.
OFDIi, t Dịng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của quốc gia i tại thời gian t.
Feldstein (1995).
Andersen và Hainaut (1998) Desai (2005 a,b)
Ali Al Sadig (2013)
IFDIi, t Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia i tại thời gian t.
Feldstein (1995).
Andersen và Hainaut(1998) Desai (2005 a,b)
Ali Al Sadig (2013)
Savingi, t Tổng tiết kiệm quốc gia i tại thời gian t Agenor (2004) Feldstein và Horioka (1980) Feldstein (1995). Desai (2005 a,b) Ali Al Sadig (2013)
RGDPi, t Tốc độ tăng trưởng của GDP thực của quốc gia i tại thời gian t
Wai và Wong (1982) Blejer và Khan (1984)
INFi, t Tỷ lệ lạm phát hàng năm của quốc gia i tại thời gian t.
Greene và Villanueva(1991) Serven và Solimano (1993)
M2i, t Cung tiền mở rộng của quốc gia i tại thời gian t.
Ndikumama (2003)
Openess i,t Độ mở thương mại của quốc gia i tại thời gian t.
Balasubramanyam (1996) Serven (2002)
Ndikumama (2000)
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn của mình, để nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển, tôi sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp System GMM của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998).
Trong mơ hình nghiên cứu (phương trình 5) xuất hiện vài vấn đề như sau:
- Biến trễ của biến phụ thuộc đóng vai trị là biến độc lập (DI t-1) trong mơ hình, nó có thể tương quan với nhân tố tác động cố định ηi trong sai số ngẫu nhiên εi,t. Do vậy, biến DI t-1 được xem là biến độc lập nội sinh trong mơ hình nghiên cứu.
- Các biến OFDI, IFDI có khả năng là biến nội sinh. Trong bài nghiên cứu của mình, Feldstein (1995) đã đưa ra quan điểm, nhận xét cho rằng các
biến OFDI, IFDI và DI có mối quan hệ tương hỗ hai chiều. Dòng vốn OFDI, IFDI tác động đến đầu tư trong nước và ngược lại, OFDI, IFDI chịu tác động của đầu tư trong nước.
Nói tóm lại, mơ hình nghiên cứu đưa ra vi phạm một trong những giả định quan trọng của phương pháp OLS: khơng có mối quan hệ tương quan giữa biến giải thích và sai số ngẫu nhiên. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng OLS thơng thường thì kết quả ước lượng sẽ bị chệch. Chính vì thế, trong luận văn này tơi lựa chọn phương pháp GMM để nghiên cứu tác động của OFDI đến đầu tư trong nước ở những nước đang phát triển.
Theo phương pháp này, bộ biến công cụ thỏa mãn hai điều kiện: (1) biến cơng cụ là những biến có tương quan với biến độc lập nội sinh, (2) biến cơng cụ khơng có tương quan với sai số ngẫu nhiên sẽ được sử dụng để khắc phục hiện tượng nội sinh.
Ngồi ra, mơ hình sử dụng trong luận văn có sự tham gia của biến độc lập DI t-1 là biến trễ của biến phụ thuộc nên còn được gọi là mơ hình động. Phương pháp GMM đối với mơ hình động gồm có Difference GMM (Arellano và Bond, 1991) và System GMM (Arellano và Bover, 1995); (Blundell và Bond, 1998). Cả hai phương pháp này đều sử dụng biến trễ của biến độc lập nội sinh là biến công cụ để đưa ra kết quả ước lượng tốt.
Đối với Difference GMM, phương trình (5) được lấy sai phân bậc nhất để loại bỏ những nhân tố không đổi theo thời gian ra khỏi mơ hình:
DI i, t = α0 + α1 DI i,t-1 + α2 OFDI i, t +α3 IFDIi, t + α4 saving i, t
DI i, t-1= α0 + α1 DI t-2 + α2 OFDI i, t-1 +α3 IFDIi, t-1 + α4 savingi, t-1
+ α5 RGDPi, t-1+ α6 INFi, t-1 + α7 M2i, t-1 + α8 openessi,t-1 + εi,t-1
ΔDI i, t= α1Δ DI i, t-1 + α2ΔOFDIi, t +α3 ΔIFDIi, t + α4 Δsavingi, t
+Δα5 RGDPi, t + α6ΔINFi, t + α7ΔM2i, t + α8Δopenessi, t + Δvi, t (6)
Do Δεi, t = εi ,t - εi, t-1 = (ηi- ηi) + (vi, t - vi, t-1) = Δvi, t.
Biến công cụ được sử dụng là biến trễ của các biến độc lập nội sinh, ví dụ DIi, t-2 là biến cơng cụ cho ΔDI i, t-1.
Tuy nhiên, theo Blundell và Bond (1998), nếu chỉ sử dụng các biến trễ của các biến độc lập nội sinh làm biến cơng cụ thì kết quả vẫn có thể bị chệch, mức độ tin cậy không cao.
Dựa trên nền tảng của phương pháp Difference GMM các nhà nghiên cứu đã xây dựng phương pháp System GMM. Phương pháp này khắc phục hạn chế của Difference GMM bằng cách kết hợp cả phương trình (5) và (6) với giả định rằng khơng có tương quan giữa sai phân của các biến độc lập với các nhân tố không đổi theo thời gian của mỗi quốc gia (ηi).
Khi đó, biến cơng cụ cho các biến nội sinh trong phương trình (5) là sai phân biến trễ của các biến nội sinh (ví dụ ΔDI i, t-2 là biến trễ cho biến DI i, t-1); biến công cụ cho các biến trong phương trình (6) là các biến trễ của các biến nội sinh (ví dụ DI i, t-2 là biến cơng cụ cho ΔDI i, t-1).
Tóm lại, để xử lý tốt vấn đề tính nội sinh của các biến độc lập trong mơ hình tơi lựa chọn phương pháp System GMM.
Phương pháp System GMM gồm có ba kiểm định quan trọng:
Kiểm định tự tương quan bậc 1: kiểm tra giả định có hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong phương trình sai phân (phương trình 6).
Giả thuyết Ho1: khơng có tự tương quan bậc 1 trong phương trình sai phân.
Nếu p-value < mức ý nghĩa (thường là 5%): bác bỏ giả thuyết Ho1, có tương quan bậc 1 trong phương trình sai phân; phù hợp giả định, yêu cầu của System GMM.
- Kiểm định tự tương quan bậc 2: kiểm tra giả định khơng có hiện tượng tự tương quan bậc 2 trong phương trình sai phân.
Giả thuyết Ho2: khơng có tự tương quan bậc 2 trong phương trình sai phân.
Nếu p-value > mức ý nghĩa (thường là 5%): chấp nhận giả thuyết Ho2, khơng có tự tương quan bậc 2 trong phương trình sai phân; phù hợp với giả định, yêu cầu của System GMM.
- Kiểm định Hansen J: kiểm tra độ tin cậy của biến công cụ được sử dụng trong mơ hình.
Giả thuyết Ho3: biến công cụ là phù hợp (biến cơng cụ khơng có tương quan với sai số ngẫu nhiên).
Nếu p-value > mức ý nghĩa đã chọn (thường là 5%): chấp nhận giả thuyết Ho3, biến cơng cụ khơng có tương quan với sai số ngẫu nhiên.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu. 3.3.1. Mẫu nghiên cứu. 3.3.1. Mẫu nghiên cứu.
Luận văn sử dụng dữ liệu bảng của 40 nước đang phát triển trên thế giới trong khoảng thời gian từ 2005 – 2012.
Cơ sở để tôi lựa chọn những nước trong mẫu nghiên cứu là: những nước đang phát triển và có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong những năm gần đây.
Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới: