Các phương pháp quản trị thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN

1.4 Các phương pháp quản trị thanh khoản

1.4.1 Phương pháp nguồn và sử dụng thanh khoản

Do rủi ro thanh khoản có thể phát sinh do có sự rút tiền gửi quá mức, hoặc do phải cấp hạn mức tín dụng như đã cam kết. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng phải: (i) hoặc là thanh lý (chuyển hóa) một bộ phận tài sản có thành tiền, (ii) hoặc là phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ. Để quản trị thanh khoản một cách hiệu quả, nhà quản trị ngân hàng cần lượng hóa trạng thái thanh khoản hàng ngày. Một cơng cụ hữu ích là lập bản báo cáo thanh khoản ròng (net liquidity statement), ghi chép thống kê tất cà các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền

ngân hàng đã thực sự sử dũng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản; trên cơ sở đó nhà quản trị tính được trạng thái thanh khoản ròng tại một thời điểm là chênh lệch giữa luồng tiền tạo nên nguồn thanh khoản và số tiền ngân hàng đã sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản. Xem xét một bản báo cáo (mô phỏng) của một ngân hàng:

Bảng 1.1: Trạng thái thanh khoản ròng (net liquidity statement)

Nguồn thanh khoản Đã sử dụng nguồn thanh khoản 1. Tài sản có coi như tiền $2.000

2. Năng lực đi vay tối đa $12.000 3. Tiền dự trữ vượt mức $500

1. Không phát sinh

2. Đã vay $6.000 3.Đã tái chiết khấu tại NHTW $1.500 Tổng nguồn $14.500 Đã sử dụng $ 7.500

Trạng thái thanh khoản ròng = $14.500 – $7.500 = $7.000 Ngân hàng có ba nguồn thanh khoản cơ bản là:

− Tài sản có coi như tiền, bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc có thể chuyển đổi thành tiền ngay lập tức với rủi ro giá cả và chi phí giao dịch thấp.

− Năng lực đi vay tối đa: là số tiền mà ngân hàng có thể đi vay trên thị trường tiền tệ hay hợp đồng mua lại.

− Tiền dự trữ vượt mức: là bất cứ khoản tiền nào nằm tại quỹ của ngân hàng và nằm trên tài khoản tại NHTW vượt quá mức dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW.

Từ bảng trên cho thấy, tổng nguồn thanh khoản là 14.500 triệu USD, trừ đi số tiền đã sử dụng là 7.500 triệu USD, trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng là dương 7.000 triệu USD. Nếu trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng càng lớn thì tiềm ẩn rủi ro thanh khoản càng thấp.

1.4.2 Phương pháp cung cu thanh khon

Một cách tổng quát, thanh khoản của ngân hàng có thể được phân tích trong khn khổ cung cầu, xác định những nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Cụ thể, cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng. Các bộ phận tạo nên cung thanh khoản gồm: tiền gửi bổ sung của khách hàng, khách hàng hoàn trả tín dụng, đi vay trên thị

trường tiền tệ, thu nhập từ bán tài sản, thu nhập từ cung cấp dịch vụ, v.v…Trong đó nguồn cung quan trọng nhất là nguồn tiền gửi bổ sung của khách hàng, tiếp đến là các khoản tín dụng được hồn trả và doanh thu từ dịch vụ. Cầu thanh khoản là số tiền ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong thời gian ngắn. Các bộ phận tạo nên cầu thanh khoản bao gồm: khách hàng rút tiền gửi, cấp tín dụng cho khách hàng, hoàn trả các khoản đi vay, chi phí nghiệp vụ và thuế, chi trả cố tức bằng tiền, v.v…Trong đó bộ phận cầu thanh khoản chủ yếu là khách hàng rút tiền gửi và cấp tín dụng cho khách hàng.

Nguồn cung và cầu thanh khoản của ngân hàng được hình thành rất đa dạng. Mối quan hệ giữa tổng cung thanh khoản và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm thể hiện trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity position – NLP) hay còn gọi là độ lệch thanh khoản (Liquidity gap).

NLPt = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản Có ba trường hợp xảy ra đối với NLPt

− Nếu NLPt = 0 tổng cung thanh khoản = tổng cầu thanh khoản, ngân hàng đủ thanh khoản.

− Nếu NLPt > 0 tổng cung thanh khoản > tổng cầu thanh khoản, ngân hàng thặng dư thanh khoản, ngân hàng sẽ đầu tư phần thanh khoản thặng dư vào các tài sản sinh lời cho đến khi cần để trang trải nhu cầu tiền sau này.

− Nếu NLPt < 0 tổng cung thanh khoản < tổng cầu thanh khoản, ngân hàng thâm hụt thanh khoản và phải tìm cách huy động để bổ sung vốn thanh khoản. Hiếm khi cung và cầu thanh khoản lại bằng nhau tại bất kỳ thời điểm nào. Do đó ngân hàng phải thường xuyên liên tục xử lý các trạng thái thâm hụt thanh khoản hay thặng dư thanh khoản. Trong khi đó giải quyết vấn đề thanh khoản chứa đựng sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng. Với các nhân tố khác không đổi, dự trữ càng nhiều tài sản có có tính lỏng cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng thấp.

Một phương pháp khác dùng để dự báo nhằm quản trị thanh khoản đó là tính khe hở tài trợ của ngân hàng. Cho dù khoản tiền gửi khơng kỳ hạn có thể được rút ra ngay lập tức nhưng trong điều kiện bình thường thì những người gửi tiền khơng làm như vậy. Thực tế cho thấy nhiều khoản tiền gửi không kỳ hạn thường lưu lại ngân hàng trong một thời gian khá dài, do đó trong quản lý, ngân hàng thường quan tâm đến số dư tiền gửi trung bình (bao gồm cả tiền gửi không kỳ hạn) như là nguồn thường xuyên để tài trợ cho dư nợ tín dụng trung bình trong hầu hết thời gian.

Khe hở tài trợ = Dư nợ tín dụng trung bình – Số dư tiền gửi trung bình

Nếu khe hở tài trợ > 0 thì ngân hàng phải tài trợ phần tín dụng phụ trội bằng cách giảm số dư tiền mặt dự trữ và các tài sản thanh khoản hay đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ. Do đó:

Khe hở tài trợ = - Tài sản có thanh khoản + Tiền vay bổ sung

Khe hở tài trợ + Tài sản có thanh khoản = Nhu cầu tài trợ

Trong đó: Nhu cầu tài trợ = Tiền vay bổ sung

Với cách biểu diễn này thì thanh khoản và những ngụ ý của nhà quản lý về nhu cầu tài trợ là: nhu cầu đi vay bổ sung của ngân hàng được xác định bởi:

− Số dư tiền gửi thường xuyên. − Số dư tín dụng thường xuyên. − Số dư tài sản có thanh khoản.

Đặc biệt đối với một ngân hàng có khe hở tài trợ lớn nhưng lại muốn duy trì nhiều tài sản có thanh khoản thì nhu cầu đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ sẽ càng lớn và cách quản lý này của ngân hàng bộc lộ rủi ro thanh khoản rất cao

Một sự gia tăng của khe hở tài trợ là dấu hiệu cảnh báo rủi ro thanh khoản trong tương lai đối với ngân hàng, biểu hiện bằng việc người gửi tiền đến ngân hàng rút tiền tăng lên, làm cho số dư tiền gửi giảm xuống và dư nợ tín dụng tăng lên do người đi vay tìm cách thực hiện các cam kết tín dụng. Nếu ngân hàng khơng giảm số dư tài sản có thanh khoản, thì nhà quản lý phải sử dụng đến phương sách là đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ. Khi đi vay nhiều, sẽ được những nhà cho vay kinh nghiệm chú ý đến hệ số tín nhiệm của người đi vay. Ngân hàng cho vay có thể

áp dụng phí tín dụng cao (do đã chấp nhận rủi ro) hay áp dụng hạn mức tín dụng ngặt nghèo và không cho phép tuần hồn tín dụng. Nếu nhu cầu tài trợ của ngân hàng vượt quá hạn mức tín dụng được phép thì ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán.

1.4.4 Phương pháp chỉ số tài chính

Phương pháp tính tốn nhu cầu thanh khoản dựa trên cơ sở là kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Qua đó có thể so sánh các chỉ số tài chính và những đặc điểm của bảng cân đối kế tốn giữa các ngân hàng có quy mô hoạt động ngang nhau và trên cùng địa bàn. Các chỉ số tài chính bao gồm:

Chỉ số trạng thái tiền mặt (H1) = Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác / Tổng

tài sản

Nếu chỉ số trạng thái tiền mặt cao, hàm ý ngân hàng có khả năng đáp ứng các nhu cầu tiền mặt tức thời.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H2) = Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán / Tổng tài sản

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt so với tổng tài sản có của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng cao, thì ngân hàng được xem là có thanh khoản cao.

Chỉ số dư nợ trên tổng tài sản hay năng lực cho vay (H3) = Dư nợ cho vay / Tổng

tài sản

Vì cho vay là tài sản kém thanh khoản nhất, do đó nếu chỉ tiêu năng lực cho vay càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản.

Chỉ số cấp tín dụng / tiền gửi (H4) = Dư nợ / Tiền gửi của khách hàng

Nếu một ngân hàng có chỉ số cấp tín dụng trên tiền gửi của khách hàng cao, hàm ý ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn là nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này có thể là tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tương lai cho ngân hàng nếu như hiện tại ngân hàng đã đi vay hết (hay gần hết) khả năng của mình trên thị trường tiền tệ.

Chỉ số trạng thái ròng (H5) = Tiền gửi và cho vay TCTD / Tiền gửi và vay từ TCTD

Chỉ số này cho thấy cho thấy trạng thái cho vay ròng của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng. Chỉ số này càng cao cho thấy thanh khoản của ngân hàng càng cao.

1.4.5 Phương pháp cấu trúc nguồn vốn

Các phương pháp đo lường thanh khoản ở trên đề cập đồng thời đến cung và cầu thanh khoản, phương pháp cấu trúc nguồn vốn chỉ đề cập đến việc xác định cầu thanh khoản của ngân hàng dựa trên việc phân chia nguồn vốn theo khả năng có thể bị rút ra khỏi ngân hàng và được thể hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tổng nguồn vốn của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên

khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng. Thông thường, tổng nguồn vốn được chia thành 3 nhóm chủ yếu sau:

− Nhóm 1: Nguồn vốn nóng (hot or speculative money) bao gồm vốn đi vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính rút ra khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch

− Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định bao gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó có một phần đáng kể có thể bị rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch

− Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định (core or base deposits) bao gồm các khoản vốn mà ngân hàng tin tưởng là có ít khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng. Nguồn vốn này còn được gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở của ngân hàng.

Bước 2: Xác định nhu cầu dự trữ thanh khoản cho từng nguồn vốn

Tùy theo những nguyên tắc quản trị, ngân hàng sẽ dành riêng một phần vốn thanh khoản cho mỗi nguồn vốn trên nhằm đáp ứng nhu cầu rút ra khỏi ngân hàng. Thông thường tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho nhóm 1là 95%, nhóm 2 là 30% và nhóm 3 là 15%

Sau khi xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ cho từng nhóm, ta xây dựng cơng thức tính dự trữ thanh khoản vốn như sau:

Dự trữ thanh khoản vốn = 0,95 (nguồn vốn nóng – DTBB) + 0,3 (nguồn vốn kém ổn định – DTBB) + 0,15 (nguồn vốn ổn định – DTBB)

Bước 3: Xác định nhu cầu thanh khoản đáp ứng các khoản vay thỏa mãn các tiêu

chuẩn tín dụng

Ngân hàng cần dự tính nhu cầu vay tối đa tiềm năng và phải có dự trữ thanh khoản cho các khoản vay có chất lượng, thường bằng 100% chênh lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và dư nợ thực tế hiện tại.

Dự trữ thanh khoản cho vay = Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại

Bước 4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản

Tổng nhu cầu thanh khoản = Nhu cầu dự trữ thanh khoản vốn + Nhu cầu dự trữ cho vay

Tổng dự trữ thanh khoản = 0,95 (nguồn vốn nóng – DTBB) + 0,3 (nguồn vốn

kém ổn định – DTBB) + 0,15 (nguồn vốn ổn định – DTBB) + (Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại)

1.4.6 Phương pháp thang đến hạn

Phương pháp này xây dựng thang đáo hạn để so sánh các dòng tiền ra và dòng tiền vào trong mỗi ngày hoặc trong thời kỳ nhất định qua đó xác định trạng thái thanh khoản ròng và trạng thái thanh khoản tích lũy

Các luồng tiền ra được sắp xếp theo thứ tự ngày mà các tài sản nợ đến hạn, ngày sớm nhất mà người gửi tiền tiết kiệm thực hiện quyền được rút tiền gửi hoặc ngày sớm nhất mà các nhu cầu về vốn phát sinh một cách đột xuất. Các luồng tiền vào được sắp xếp theo thứ tự theo ngày mà các tài sản có đến hạn hoặc căn cứ vào ước tính của ngân hàng về luồng tiền vào dựa trên cơ sở sử dụng hạn mức tín dụng của ngân hàng khác. Mức chênh lệch giữa tổng luồng tiền vào và tổng luồng tiền ra trong mỗi thời kỳ trở thành cơ sở để đo lường mức dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản tại các thời điểm khác nhau

Bảng 1.2: Ví dụ về xác định trạng thái thanh khoản ròng theo phương pháp thang đến hạn

1 ngày 1 tháng 6 tháng

Luồng tiền vào

Tài sản có đến hạn 10 150 1,500 Bán các tài sản có chưa đến hạn 12 250 4,000 Nhận tiền gửi mới 15 200 2,000 Đi vay mới 12 100 750 Các khoản thu khác (lãi cho vay, phí dịch vụ…) 5 50 400

Tổng luồng tiền vào 54 750 8,650

Luồng tiền ra

Tài sản nợ đến hạn 30 490 4,500 Giải ngân các HĐTD và các cam kết ngoại bảng 10 250 2,600 Chi trả tiền lãi, tiền lương và chi nghiệp vụ 6 50 360 Luồng tiền ra khác (khơng dự tính) 4 10 40

Tổng luồng tiền ra 50 800 7,500 Trạng thái thanh khoản ròng 4 (50) 1,150 Trạng thái thanh khoản tích luỹ (cộng dồn) 4 (46) 1,104 1.5 Bài học kinh nghiệm quản lý thanh khoản tại Đài Loan

Ngân hàng trung ương Đài Loan có tên gọi là Central Bank of Republic of China (Taiwan) có trang thơng tin tại địa chỉ www.cbc.gov.tw. Hệ thống tài chính của Đài Loan có 66 tổ chức bao gồm 21 ngân hàng trong nước, 3 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 10 cơng ty tài chính, 4 cơng ty bảo hiểm trong nước và 28 công ty kinh doanh chứng khoán.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Theo quy định Kiểm toán và điều chỉnh đối với dự trữ của tiền gửi và các nghĩa vụ khác của tổ chức tài chính (Regulations governing the audit and adjustment of deposit and other liability reserves of financial institutions) ban hành bởi NHTW Đài Loan thì loại DTBB và tỷ lệ DTBB được áp dụng đối với ngân hàng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hiệp hội hợp tác xã tín dụng, cơng ty tín dụng của hiệp hội nơng dân và cơng ty tín dụng của hiệp hội nghề cá như sau: − Tiền gửi ký phát séc (checking deposit): 10,75%

− Tiền gửi không kỳ hạn: 9,755%

− Tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng: 5%

− Tiền gửi khơng kỳ hạn của người không cư trú: đối với số tiền trên mức số dư vào ngày 30/12/2010: 90%; đối với dưới mức số dư vào ngày 30/12/2010: 25% − Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (Demand Savings deposits): 5,5%

− Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Time Savings deposits): 4% − Tiền gửi ngoại tệ: 0,125%

− Các khoản nợ khác bao gồm: thấu chi liên ngân hàng (interbank overdraft), các khoản vay liên ngân hàng phải trả khi có yêu cầu (interbank call loan), giấy nợ ngân hàng (bank debentures), các khoản vay mượn có kỳ hạn hoặc hợp đồng mua lại và các khoản nợ khác quy định bởi NHTW có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%

Dự trữ thực tế được thiết lập bởi các tổ chức tài chính cho các khoản mục đòi hỏi dự trữ được giới hạn trong các tài sản sau:

− Tiền mặt tại quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27)