Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN

2.1 Tổng quan về kinh tế vĩ mô tác động đến tình hình thanh khoản của các ngân

2.1.1 Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007

Chính sách tài khóa và mở rộng được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2001 tới 2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong vòng 3 năm từ năm 2005 – 2007 kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức cao trên 8%. Trong giai đoạn này chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã được thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ và đây cũng là nhân tố khiến cho lạm phát tăng. Ngay từ giữa tháng 01 năm 2005, NHNN đã nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Sau đó, NHNN tiếp tục nâng hai loại lãi suất trên cùng với lãi suất cơ bản. Tổng cộng trong năm 2005, NHNN đã ba lần nâng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, hai lần nâng lãi suất cơ bản. Với động thái này, tỷ lệ lạm phát năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 9,5%, 8,4% và 6,6%.

Kể từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt vào năm 2007, vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp gia tăng rất mạnh khoảng trên 6 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2006, chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán. NHNN phải cung ứng một lượng lớn tiền đồng để mua ngoại tệ, phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh và tác động làm lạm phát gia tăng. Và để giảm nguy cơ lạm phát, NHNN lại tăng tỷ lệ DTBB để thu hồi bớt lượng cung tiền. Giải pháp được lựa chọn trong tình huống này là tăng tỷ lệ DTBB lên gấp đôi ở các loại tiền gửi và kỳ hạn. Tuy nhiên, cuối năm 2007, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao là 12,63%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)