1 .Lý do chọn đề tài
2.1.2.1 .Tốc độ tăng trưởng tín dụng
2.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, NHNN Việt Nam sử dụng cung tiền M2 làm mục tiêu trung
gian nhưng cũng sử dụng dư nợ tín dụng làm chỉ tiêu bổ sung. Về mặt lý thuyết khi M2 tăng thì dư nợ tín dụng tăng song NHNN Việt Nam kiểm soát cả hai chỉ tiêu trên. Điều này khiến cho cơ chế truyền dẫn của kênh cho vay ngân hàng không thực sự đúng bản chất.
Thứ hai, vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của M2 tới tốc độ tăng trưởng
tín dụng là sự phát triển của hoạt động tín dụng ngân hàng. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập là: hoạt động tín dụng ngân hàng chưa quán xuyến được toàn bộ nhu cầu vốn qua kênh tín dụng ngân hàng với nền kinh tế dẫn đến tồn tại hình thức cho vay nặng lãi, cơ cấu vốn chưa phù hợp, ranh giới giữa hoạt động tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi chưa rõ ràng gây ảnh hưởng tới sự lành mạnh của thị trường, khuôn khổ pháp lý chưa thực sự rõ ràng cơ chế chính sách chưa hoàn thiện.
Thứ ba, tác động của dư nợ tín dụng đến lạm phát một số năm đã không phát huy hiệu quả. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên là do đầu tư vốn kém
hiệu quả cùng với dịng tín dụng chảy vào các thị trường tài sản khác sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến GDP và lạm phát Việt Nam.
Thứ tư, NHNN nước chưa thực sự là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ mà về cơ bản, chỉ là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ. Cơng tác điều hành
chính sách tiền tệ hiện nay cịn phụ thuộc q nhiều vào các chính sách khác, cũng như chịu sự chi phối bởi các quyết định của Chính phủ; thêm vào đó, cịn có khá nhiều các cơ quan, tổ chức tham gia chỉ đạo và giám sát việc xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và kết quả trong q khứ, chưa được mơ hình hố và chưa đo lường tác động về mặt định lượng một cách rõ ràng.
Thứ năm, một vấn đề cần quan tâm nữa hiện nay là mức độ đơ la hố ở
Việt Nam tương đối cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và tác động lớn tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, tình trạng đơ la hố cũng làm cho mối quan hệ giữa tổng phương tiện thanh toán với giá cả và sản lượng đôi khi không tuân thủ theo những quy luật vốn có, làm hạn chế tác dụng của mục tiêu trung gian đã xác định cũng như cơ chế truyền dẫn của kênh cho vay ngân hàng.
2.3.3 Những nguyên nhân
Tác động truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng cịn tồn mặt hạn chế là do một số nguyên nhân:
NHNN chưa xác định rõ mục tiêu hàng đầu, việc thực hiện CSTT đa mục tiêu, nhất là việc đồng thời theo đuổi cả mục tiêu kiểm soát và tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm khiến cho kết quả điều hành có những hạn chế nhất định. Đặc biệt, các mục tiêu điều hành CSTT chưa lượng hóa cụ thể.
Mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động cũng chưa được xác định rõ. Có nhiều thời kỳ, NHNN đã theo đuổi nhiều mục tiêu trung gian tăng trưởng cung tiền M2, tăng trưởng tín dụng, tỷ giá, lãi suất. Đồng thời, mục tiêu hoạt động chưa xác định cụ thể là điều tiết khối lượng hay điều tiết lãi suất. Thực tế cho thấy NHNN đã điều hành theo hướng điều tiết khối lượng tiền thơng qua việc kiểm sốt tiền cơ bản. Điều này là phù hợp với thị trường chưa thực sự phát triển, song NHNN cũng chưa kiểm sốt được tồn bộ tiền cơ bản (MB). Thêm vào đó, NHNN trực thuộc Chính phủ, hoạt động tiền tệ ngân hàng trong một số thời điểm cịn có sự can thiệp của chính phủ cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả điều hành CSTT.
Trong khi đó, về lý luận cũng như thực tiễn kinh nghiệm các nước đã cho thấy trong điều hành cần có sự thống nhất quan điểm về mục tiêu chính sách và sự ưu tiên về mục tiêu hay đánh đổi trong từng thời kỳ. Nhất là đối với mục tiêu cuối cùng, NHNN cần xác định được mục tiêu hành đầu của CSTT và
định lượng rõ ràng mục tiêu đó để có cơ sở điều hành nhất quán. Đối với mục tiêu trung gian, nếu chọn là tỷ giá thiết cần loại bỏ mục tiêu kiểm sốt tồn bộ lãi suất trong nước và cung tiền. Ngược lại nếu chọn lãi suất hay cung tiền thì khơng nên coi tỷ giá là tiêu điểm của CSTT. Đối với mục tiêu hoạt động của CSTT cần xác định rõ là điều tiết khối lượng hay điều tiết lãi suất.
Các công cụ thực thi CSTT thiếu hiệu quả: Các công cụ gián tiếp của
CSTT còn nhiều hạn chế chưa phát huy đầy đủ tính hiệu quả như: Cơng cụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN chỉ nặng về điều chỉnh lãi suất chiết khấu mà chưa chú ý đến “cửa sổ chiết khấu” của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại (vì quy mơ cung ứng cho vay chiết khấu của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cũng phải căn cứ vào thực lực của chính các ngân hàng đó). Mặt khác, việc áp dụng lãi suất chiết khấu nhiều khi con mang nặng tính bao cấp (điều này thể hiện rõ ở việc ưu tiên cho ngân hàng thương mại quốc doanh) do vậy vai trò “người cho vay cuối cùng” đối với mọi tổ chức tín dụng của ngân hàng thương mại chưa thực sự thể hiện rõ nét.
Nghiệp vụ thị trường mở vừa mới hình thành cịn non trẻ không tránh khỏi những thụ động, chưa phát huy được đặc tính ưu việt của mình. Hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng cịn q nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, NVTTM chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở.
Bất cập của hệ thống thống kê, thông tin: Hệ thống thống kê số liệu
kinh tế vĩ mơ, cũng như tiền tệ cịn nhiều hạn chế, có ảnh hưởng nhất định đến việc điều hành chính sách tiền tệ.
Thống kê về GDP, lạm phát: chưa hoàn chỉnh, chất lượng chưa đồng
nguồn khác nhau hay giữa các năm có sự khác nhau. Hay bản thân số liệu về CPI qua các năm cũng chưa thực sự phản ánh đúng mức độ lạm phát do cơ cấu hàng hóa tính CPI cũng như phương pháp tính cịn một số bất cập.
Về thống kê tiền tệ: Mặc dù trong điều hành một số mục tiêu như tăng
trưởng tổng phương tiện thanh tốn (M2), hay tăng trưởng tín dụng có thêt tạm coi là mục tiêu trung gian. Tuy nhiên, theo hệ thống thống kê tiền tệ của NHNN, M2 cũng chưa bao hàm tồn bộ phương tiện thanh tốn của nền kinh tế. Tín dụng dóng vai trị quan trọng trong truyền tải tác động CSTT, song tác động tiền tệ qua kênh tín dụng vẫn cịn hạn chế do một số kênh đáp ứng vốn cho nền kinh tế cịn nằm ngồi tầm kiểm soát của NHNN. Do hệ thống thống kê đang trong quá trình đổi mới, hạm vi thống kê đã được từng bước mở rộng từ 12 ngân hàng lên 24 ngân hàng, 36 ngân hàng, 72 ngân hàng và hiện nay là 81 ngân hàng. Thực trạng hệ thống thông tin, số liệu nêu trên đã làm cho việc phân tích so sánh dựa trên các số liệu lịch sử cịn chưa thực sự chính xác.
Năng lực phân tích dự báo, năng lực điều hành CSTT cịn hạn chế:
Một trong những khó khăn của việc điều hành CSTT đó chính là do cịn có hạn chế về năng lực phân tích dự báo, về kiến thức kinh tế vĩ mô, kinh tế lượng, cũng như năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách của đội ngũ cán bộ NHNN, năng lực điều hành, phối hợp điều hành giữa các đơn vị NHNN. Các hạn chế trên làm hạn chế tính chủ động, hiệu quả của việc điều hành CSTT.
Chưa phối hợp chặt chẽ giữa CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô:
Trước hết cần đề cập đến sự hạn chế trong trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành quản lý kinh tế vĩ mơ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ thương mại…với NHNN có ảnh hưởng nhất định đến tính chất nhất quán giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mơ, qua đó giảm hiệu quả điều hành CSTT. Tiếp đến, sự phối hợp qua lại chưa thực sự chặt chẽ giữa hoạch định, điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mơ do chưa có cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành, chưa xây dựng được chương trình tài chính quốc gia theo định kỳ làm cho việc điều hành CSTT cũng như các chính sách kinh tế vĩ mơ đều
rất khó khăn.
Tình trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM cao: tình
trạng nợ xấu của các NHTM tăng cao qua các năm (đồ thị 2.2), gây cản trở sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM. Nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với việc nguồn cung tín dụng của NHTM từ những thay đổi CSTT không đưa vào khu vực sản xuất tạo ra giá trị thực, từ đó gây ra lạm phát tăng cao trong nền kinh tế.
Từ những kết luận trên, vấn đề đặt ra là: Xem xét những nhân tố tác động đến cơ chế truyền tải đến CSTT trong điều kiện hội nhập để có thêm cơ sở kết luận CSTT nên tập trung tác động qua khâu nào là hiệu quả nhất. Về mặt xu hướng khả năng kênh lãi suất sẽ có tác động mạnh nhất trong các kênh tác động của CSTT. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đầy đủ mức độ tác động của CSTT đến nền kinh tế qua các kênh vẫn là rất cần thiết để hỗ trợ tích cực cho kênh tác động chính; Cần tập trung các giải pháp để hoàn thiện khâu đầu trong cơ chế tác động của CSTT, đó là khâu từ NHNN đến thị trường tài chính.
Kết luận chƣơng 2:
Qua phân tích nền kinh tế Việt Nam trong thời gian từ 2006-2012, ta có thể thấy nền kinh tế chủ yếu vẫn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, tín dụng ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường ngân hàng Việt Nam cũng mang đặc trưng thị trường cạnh tranh độc quyền với các đặc điểm như: có số lượng lớn người mua và người bán; sản phẩm có sự khác biệt nhất định về hệ thống mạng lưới, thương hiệu, chất lượng dịch vụ, sự trung thành của khách hàng, tuy nhiên lại có tính thay thế cao; mức độ tập trung của thị trường ngân hàng Việt Nam ở mức thấp. Do đó, có thể nói tín dụng là một kênh truyền dẫn quan trọng của CSTT đối với nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian phân tích của luận văn, kênh tín dụng hay cụ thể là kênh tín dụng ngân hàng hoạt động vẫn cịn một số hạn chế và chưa thật sự hiệu
quả như: chính sách tiền tệ mở rộng cùng tăng trưởng tín dụng trong thời gian dài nhưng đầu tư lại kém hiệu quả cùng với dịng tín dụng chảy vào các thị trường tài sản đã khiến lạm phát tăng trở lại cuối năm 2010. Vì vậy, luận văn xin đưa ra một số giải pháp trong chương 3 để góp phần hồn thiện hơn sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng ngân hàng này.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI SỰ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA HOAT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƢỚNG MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Từ năm 2014-2015, hoạch định mục tiêu CSTT cần nhất quán và kiên định quan điểm ưu tiên kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng bền vững, thúc đẩy q trình tái cơ cấu tồn diện nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và chuyển đổi từng bước chuyển sang cơ chế giá thị trường đối với các loại giá SX-KD của các mặt hàng cơ bản và dịch vụ, hàng hóa thiết yếu mà Nhà nước đang kiểm soát giá.
Quan điểm điều hành chính sách kiểm soát lạm phát từ năm 2014 là: Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố làm tăng đột biến chi phí đẩy; hỗ trợ kích cầu một số kĩnh vực SXKD mà sản lượng chưa cung cấp đủ theo yêu cầu nên phải nhập khẩu và tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo chỉ tiêu lạm phát khoảng từ 8%-<10%/năm.
Quan điểm điều hành tăng trưởng M2 và tín dụng nên theo hướng nới rộng tín dụng và M2 so với mức thực hiện 2011-2012 ở mức hợp lý; hỗ trợ kích cầu bằng lãi suất thấp một số lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu ( nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình;…) và các ngành hàng sản xuất không đủ sản lượng đang phải nhập khẩu trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, nguyên liệu. Kiểm sốt tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng từ 2014 đến 2015 trong khoảng 17%- 18%/năm.
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRUYỀN DẪN CSTT THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM.
3.2.1. Xác định mục tiêu của CSTT và thực hiện các công cụ CSTT linh hoạt 3.2.1.1. Xác định mục tiêu của CSTT
và tầm quan trọng của ổn định giá cả đối với mục tiêu ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống người lao động... Khẳng định rõ vai trò của ổn định giá cả là yếu tố quan trọng, giúp nền kinh tế phân bổ và sử dụng tối ưu nhất mọi nguồn lực để phát triển; đồng thời, xác định ổn định giá cả là mục tiêu dài hạn, cuối cùng của chính sách tiền tệ. Việc lựa chọn các mục tiêu khác của chính sách tiền tệ cần căn cứ vào tính cấp thiết của mục tiêu, mức độ đánh đổi giữa các mục tiêu và khả năng thực hiện được các mục tiêu nhằm đạt được sự tối ưu trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát.
3.2.1.2. Thực hiện các công cụ của CSTT linh hoạt, chủ động.
Về điều hành các cơng cụ của chính sách tiền tệ: Cần đẩy mạnh hơn nữa
việc chuyển từ cơ chế kiểm soát tiền tệ trực tiếp sang cơ chế kiểm soát tiền tệ gián tiếp và xem xét các giải pháp kỹ thuật nhằm xác định và lượng hoá được mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ cũng như trật tự ưu tiên các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Từ đó, xây dựng khn khổ điều hành chính sách tiền tệ, xác định hệ thống cơng cụ chính sách tiền tệ và cơ chế truyền tải tác động chính sách tiền tệ đến các mục tiêu, đồng thời thông qua các kênh truyền dẫn như kênh tiền tệ, kênh tín dụng, kênh tỷ giá hối đoái hay kênh giá tài sản để tác động đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế thông qua thị trường và các nghiệp vụ thị trường nhằm tạo ra sự minh bạch trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.
Về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ: Xuất phát từ mục tiêu dài hạn là
ổn định giá cả (bao gồm ổn định giá cả hàng hố nói chung và ổn định giá trị đối