1 .Lý do chọn đề tài
2.1.2.1 .Tốc độ tăng trưởng tín dụng
3.3.1. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng
3.3.1.1. Công tác thẩm định
Tuân thủ đúng nguyên tắc và tiến trình thẩm định:
Trong quá trình thẩm định, nhân viên thẩm định NHTM phải thực hiện đúng nguyên tắc và tiến trình của cơng tác này địi hỏi, khơng nên bỏ qua hay nhảy bước ngay cả khi thẩm định các khách hàng cũ của ngân hàng. Và tuyệt đối phải tuân thủ các biện pháp hạn chế rủi ro trước khi cho vay như sau:
Không giải ngân đối với các Hợp đồng tín dụng khơng tn thủ các điều kiện tài chính.
Khơng chấp nhận các Hợp đồng tín dụng có độ rủi ro cao (tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…).
Quản lý, giám sát trong và sau khi cho vay
Khi tiến hành cho vay, khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hồn trả, hạn chế tỷ lệ nợ xấu có thể phát sinh tại ngân hàng. Các nhân viên tín dụng theo dõi hoạt động của khách hàng vay chủ yếu nhằm đảm bảo rằng khách hàng vay vẫn tiếp tục tuân thủ các điều khoản đề ra trong khế ước vay nợ và nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới, mở rộng quan hệ kinh doanh với khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa khách hàng vay và Ngân hàng.
Ngoài ra, việc giám sát tiền vay giúp các NHTM biết được các khoản nợ sắp đến hạn trả, thực hiện việc đôn đốc thu nợ kịp thời trước khi đáo hạn để hạn chế nợ quá hạn.
Để thực hiện được điều này, nhân viên phụ trách trên địa bàn phải tiếp tục phân tích tình hình tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm của khách
hàng vay; đến thăm viếng trực tiếp cơ sở của khách hàng để thu thập thông tin; hỏi thăm hàng xóm, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và khách hàng của khách hàng vay……Ngoài ra, nhân viên phụ trách cũng cần phải kiên trì, chịu khó thường xun đến các doanh nghiệp, hộ gia đình để động viên khách hàng trả nợ vay đúng hạn, nếu khách hàng khơng trả nợ thì nhân viên tín dụng phải giải thích cho khách hàng hiểu rõ việc khơng trả nợ cho ngân hàng theo đúng như cam kết trong hợp đồng thì bị xử lý và hậu quả của việc xử lý đó. Từ đó giúp ngân hàng kịp thời có những biện pháp khắc phục rủi ro trước khi rủi ro trở nên nặng nề hơn.
3.3.1.1. Tài sản đảm bảo
Hiện nay, do thơng tin về tài chính của khách hàng vay tại Việt Nam chưa hoàn toàn minh bạch, khả năng đối phó với các biến động kinh tế của doanh nghiệp đặc biệt DNVVN, cá nhân còn yếu, làm cho khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tiềm ẩn nguy cơ cao. Do vậy tài sản đảm bảo luôn được coi là cứu cánh cuối cùng cho khoản vay của khách hàng khi khách hàng cố ý hoặc không cịn khả năng trả nợ. Vì vậy, các NHTM phải có sự cân nhắc loại tài sản đảm bảo, phương pháp định giá thích hợp cũng như biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu pháp lý rõ ràng đối với tài sản đảm bảo trong trường hợp khách khơng có khả năng trả nợ.
Đối với việc định giá tài sản đảm bảo: Để làm tốt công tác định giá tài sản đảm bảo, nhân viên thẩm định NHTM cần thực hiện các nguyên tắc sau:
─ Việc định giá tài sản đảm bảo cần được thực hiện ngay từ khi xét duyệt cho vay và trong suốt thời gian cho vay.
─ Giá trị của tài sản cần phải lớn hơn giá trị khoản cho vay để bù đắp rủi ro giá trị thanh lý thấp hơn giá trị được định giá ban đầu, đồng thời bù đắp khoản lãi chưa trả tính từ ngày khoản nợ trở thành nợ xấu.
─ Cần đánh giá một cách thận trọng về giá trị thị trường và giá trị thanh lý của tài sản đảm bảo. Việc định giá phải đảm bảo cần được xác định bởi
chuyên gia định giá độc lập, tổ định giá ít nhất phải hai cán bộ trở nên đối với tài sản đảm bảo giá trị lớn và cần được tiến hành thường xuyên.
─ Đối với các khoản bảo lãnh, nhân viên tín dụng sẽ đánh giá khả năng bù đắp cho khoản vay theo mức độ tin cậy và năng lực pháp lý, năng lực tài chính của người bảo lãnh.
3.3.1.3 . Nhân sự
Nhân viên tín dụng là người thẩm định xem xét món vay của khách hàng. Do đó, địi hỏi nhân viên tín dụng phải có một trình độ chun mơn nhất định: Am hiểu về nền kinh tế, đánh giá được tình hình tài chính và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng; hiểu biết về pháp luật của nhà nước như: Luật Ngân hàng, luật dân sự, luật đất đai, luật đầu tư… nếu có thể biết thêm các lĩnh vực kinh tế khác thì đó là một thế mạnh về nhân sự của Ngân hàng. Bên cạnh đó, nhân viên tín dụng cịn phải có đạo đức tốt trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp để có được những khoản tín dụng lành mạnh.
Muốn được như vậy thì bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên thì các NHTM cần đẩy mạnh phong trào thi đua, tổ chức các cuộc hội thảo nghề nghiệp, động viên, khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích cao trong cơng việc. Đồng thời nhắc nhở, phê bình kỷ luật đối với những cá nhân tập thể có hành vi sai trái, khơng đạt hiệu quả trong cơng việc.
Ngồi ra, các NHTM có thể định kỳ hay đột xuất thay đổi địa bàn phụ trách tín dụng để phịng ngừa trường hợp khách hàng quen biết ỷ lại không cần kiểm tra thẩm định lại khi cho vay.