Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.3.4.3. Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng

 Kiểm sốt rủi ro tín dụng

Kiểm sốt rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.

Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính tốn, các hệ số an tồn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro thông qua công cụ phái sinh.

 Đánh giá rủi ro tín dụng

Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động của NH. Một khoản vay tốt là khoản vay mà NH có thể thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi. Một số tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng.

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ cho vay

Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%.

Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn, là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhóm sau:

+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý.

+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn. + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ. + Nợ quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.

* Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm nợ nghi ngờ:: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

* Hệ số rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ cho vay

Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng tài sản có

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

* Tỷ lệ nợ mất vốn

Đây là tỷ lệ của những khoản nợ có khả năng mất vốn vì vậy để đảm bảo cho hoạt động NH thì cần phải trích lập quỹ dự phịng tín dụng cho những khoản vay thuộc nhóm này và phải ln chú ý để tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể để tránh rủi ro tín dụng

Dư nợ mất vốn

Tỷ lệ nợ mất vốn = x 100% Tổng dư nợ

* Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Dự phịng rủi ro tín dụng là khoản tiền đã trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do KH hoặc đối tác của KH thương mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của NH khơng tốt và rủi ro mà NH có thể gặp phải càng cao. NHTM thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

DPRR đã trích lập

Tỷ lệ DPRR đã trích lập = x 100% Tổng dư nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)