Xây dựng mơ hình tổ chức về quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 87 - 89)

6. Mở đầu

3.2 Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB

3.2.2. Xây dựng mơ hình tổ chức về quản trị rủi ro thanh khoản

Cơ cấu tổ chức cần được thiết lập để thực hiện chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản. Trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản được giao cho Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ. Giữa các cá nhân chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản cần phải có liên hệ chặt chẽ với những người chịu trách nhiệm theo dõi các điều kiện của thị trường. Điều này có thể giúp việc ra quyết định và có các hoạt động kịp thời

với các thay đổi trên thị trường. Sau đây là tóm tắt những khuyến nghị về nguồn vốn liên quan tới việc quản trị rủi ro thanh khoản của một số phòng ban quan trọng trong ngân hàng.

Hội đồng Quản trị:

 Phê duyệt chiến lược và các chính sách quan trọng liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản,

 Giám sát tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ để hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Uỷ ban quản lý rủi ro

Uỷ ban quản lý rủi ro có nhiệm vụ:

 Đảm bảo rằng hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược thanh khoản đã đặt ra,

 Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện,

 Quản lý tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ để hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng,

 Giám sát hoạt động của Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ và việc xử lý các vấn đề quan trọng của Uỷ ban này.

Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ (ALCO)

ALCO có trách nhiệm quản lý khả năng thanh khoản nói chung, bao gồm các cơng việc cụ thể như sau:

 Xây dựng và thực hiện các thủ tục quy trình quản lý khả năng thanh khoản, đảm bảo rằng các thủ tục qui trình ln được cập nhật để đảm bảo tính đầy đủ, thận trọng,

 Xây dựng và xem xét các hạn mức đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ, các trường hợp vượt hạn mức được xem xét và phê duyệt,

 Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế toán –các tài sản và cơng nợ theo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn.

 Lập các báo cáo cho Ban Giám đốc, Uỷ ban quản lý rủi ro về các hoạt động thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách thường xuyên,

 Lập kế hoạch dự phòng chỉ rõ các hoạt động quản lý trong trường hợp có khủng hoảng về khả năng thanh khoản,

Ban Giám đốc chi nhánh

Một số yếu tố của quản lý thanh khoản cần được thực hiện một cách tập trung trong khi một số yếu tố khác được thực hiện một cách phi tập trung bằng cách giao trách nhiệm cho từng chi nhánh tự quản lý về khả năng thanh khoản của chi nhánh đó. Một cơ cấu quản lý tập trung là cần thiết nhằm bảo đảm ngân hàng có khả năng kiểm sốt được tính thanh khoản trên toàn bộ hệ thống, và các chi nhánh có thể sử dụng nguồn vốn của các chi nhánh khác khi có thể, hơn là sử dụng nguồn vốn bên ngồi.

Hệ thống thơng tin cần thiết để đo lƣờng, quản lý, giám sát và báo cáo rủi ro thanh khoản.

Một hệ thống thông tin mạnh là hệ thống có thể đưa ra các quyết định tốt liên quan tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hệ thống thơng tin có thể tính tốn được trạng thái thanh khoản và dự đoán thanh khoản của ngân hàng:

 Một cách đầy đủ, cho toàn ngân hàng trên cơ sở tổng hợp, bao gồm tất cả các khoản mục nội bảng của tài sản và nguồn vốn,

 Được thực hiện hàng ngày,

 Được thực hiện theo các mốc thời gian trong ngắn hạn và dài hạn,  Theo các loại tiền tệ chính.

Việc báo cáo kịp thời cho phép so sánh rủi ro thanh khoản hiện tại với hạn mức đã xác định. Để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định, các báo cáo này cần bao gồm các thơng tin thích hợp cho Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị nhằm cho phép phân tích, đánh giá xu thế của toàn ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)