Tổng quan về ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 40 - 44)

6. Mở đầu

2.1 Tổng quan về ACB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu (ACB) có trụ sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 , và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Cổ đơng nước ngồi với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 30%, gồm Connaught investors ( Jardine Matheson Group), Dragon financial Holding Ltd., Standard Chartered APR Ltd., ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) của ngân hàng Thế giới (Wold Bank) và J.P Morgan Whitefriars Inc. ACB là thành viên của thẻ quốc tế Mastercard và Visa và ACB cũng là thành viên của SWIPT (Hiệp hội Viễn thơng Tài chính Liên ngân hàng – Society for Wordwide Interbank Financial Telecommunication).

Vốn điều lệ ban đầu của ACB là 20 tỷ đồng. Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu khơng trăm sáu mươi nghìn đồng)

Tình hình hoạt động kinh doanh từ 2007 đến năm 2011 của ACB

Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 là giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thối kinh tế xảy ra ở Mỹ năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác của thế giới, kéo theo suy thối, thậm chí đại suy thối kinh tế tồn cầu, và các ảnh hưởng hậu khủng hoảng vẫn còn kéo dài. Mặc dù vậy, nhờ có hệ thống chi nhánh rộng khắp, cùng với các sản phẩm dịch vụ tốt, phong phú tình hình hoạt động kinh doanh của ACB vẫn đạt

kết quả tốt và tăng trưởng đều qua các năm. Giai đoạn từ năm 2007-2011 các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản, dư nợ cho vay và huy động của khách hàng ln có kết quả tăng trưởng tốt qua từng năm thể hiện với các số liệu khả quan như bảng 2.1 dưới đây

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB từ 2007 đến 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1.Lợi nhuận trƣớc thuế 2.127 2.561 2.838 3.102 4.203

% tăng trƣởng - 20,4% 10,82% 9,30% 35,49% 2.Tổng tài sản 85.392 105.306 167.881 205.103 281.019 % tăng trƣởng - 23,32% 59,42% 22,17% 37,01% 3.Dƣ nợ cho vay khách hàng 31.810 34.832 62.357 87.195 102.809 % tăng trƣởng - 9,50% 79,02% 39,83% 17,90% 4.Huy động khách hàng 55.283 64.216 86.919 106.936 142.218 % tăng trƣởng - 16,16% 35,35% 23,03% 32,99% 5. Thu dịch vụ 342 680 987 967 1.138 % tăng trƣởng - 98,83% 45,15% -2,03% 17,68%

(Nguồn báo cáo tài chính ACB từ năm 2007 đến 2011)

Để có những nhận định chính xác hơn tình hình hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2007-2011, chúng ta quan sát biểu đồ 2.1 và 2.2 dưới đây

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng tài sản Dư nợ vay Huy động khách hàng

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2007 2008 2009 2010 2011

Lợi nhuận sau thuế

Thu dịch vụ

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế và thu từ dịch vụ của ACB giai đoạn 2007-2011

Theo biểu đồ 2.1 và 2.2 dễ thấy các chỉ tiêu tổng tài sản, dư nợ vay, huy động, thu từ dịch vụ và lợi nhuận sau thuế của ACB giai đoạn 2007-2011 có xu hướng đi lên.

Tình hình hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2007-2011

Bảng 2.2 dưới đây thể hiện kết quả hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2007-2011 theo nhóm nợ và theo kì hạn

Bảng 2.2 :Tình hình hoạt động tín dụng của ACB từ 2007-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Phân tích theo nhóm

Nợ đủ tiêu chuẩn 31.713.333 34.125.084 61.739.414 86.146.091 100.697.359

Nợ cần chú ý 70.959 398.902 363.884 209.067 326.758

Nợ dƣới tiêu chuẩn 9.167 223.605 24.776 64.759 274.973

Nợ nghi ngờ 7.978 66.982 88.502 58.399 301.204

Nợ có khả năng mất vốn 10.320 18.127 141.402 169.648 297.339

Phân theo kỳ hạn

Cho vay ngắn hạn 17.493.467 15.944.006 35.618.575 43.810.541 53.316.844

Cho vay trung và dài hạn 14.317.390 18.888.694 26.739.403 42.837.423 48.580.789

Tổng 31.810.857 34.832.700 62.357.978 86.647.964 101.897.633

Tăng trƣởng - 9,50% 79,02% 39,83% 17,90%

Hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2007-2011, có nhiều tiến bộ vượt bậc. Năm 2007 tổng cho vay của ACB đạt 31.810.857 triệu đồng, và đến cùng kì năm 2011 con số này đã lên đến 101.897.633 triệu đồng tăng 70.086.776 triệu đồng, tương đương mức tăng trưởng 220%. Có thể nói tổng cho vay của ACB liên tục tăng qua các năm từ năm 2007-2011. Năm 2008, tổng cho vay ACB tăng trưởng 9,5%, năm 2009, tăng trưởng 79,02%, năm 2010 tăng 39,83% và năm 2011 tăng 17,90% so với cùng kì năm liền trước.

Cùng với sự tăng trưởng về tín dụng, nợ xấu của ACB cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2007, nợ nhóm 3-5 là 27.465 triệu đồng chiếm 0,09%. Từ năm 2008-2011 tỷ trọng các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ tăng đáng kể lần lượt như sau: 0,89% cho năm 2008, 0,41%, 0,34%, 0,86% cho các năm 2009, 2010 và 2011. Có thể thấy rằng nợ xấu của ACB tăng cùng với sự khuếch trương tín dụng. Đặc biệt con số tổng nợ nhóm 3-5 năm 2011 lên đến 873.516 triệu đồng, trong đó nợ nghi ngờ có khả năng mất vốn đạt con số kỷ lục 297.339 triệu đồng. Những con số này cho thấy ACB cần có chính sách xét duyệt cho vay và kiểm soát nợ xấu tốt hơn .

Trong tổng mức cho vay các năm thì có thể thấy tổng cho vay ngắn hạn của ACB thường cao hơn tổng mức cho vay trung dài hạn, tuy nhiên mức chênh lệch không đáng kể. Một điều dễ nhận thấy rằng đa số nguồn vốn mà các NHTM nói chung và ACB nói riêng thì huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư chủ yếu là huy động ngắn hạn. Kết quả tất yếu của vấn đề này là hầu hết các ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Điều này có thể dẫn đến rủi ro cho các NHTM do sự chênh lệch kỳ hạn của phần vốn huy động và cho vay.

Tình hình huy động của ACB giai đoạn 2007-2011

Bảng 2.3 trình bày chi tiết từng chỉ tiêu và tỷ trọng các chỉ tiêu đó trong tổng huy động của ACB giai đoạn 2007-2011. Nguồn vốn huy động của ACB liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng các năm 2008, 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 21,66%, 47,52%, 36,16% và 28,05%. Trong các nguồn vốn huy động thì nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn. Song những năm gần

đây tỷ trọng huy động từ tiền gửi khách hàng có xu hướng giảm và nguồn huy động từ thị trường cấp 2 có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó tồn bộ nguồn vốn huy động của ACB là từ trong nước. Nguồn vốn phân theo kỳ hạn của ACB có sự thay đổi theo hướng nguồn vốn trung, dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn

Bảng 2.3 :Tình hình huy động vốn của ACB từ 2007-2011 \ Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn báo cáo tài chính ACB từ năm 2007 đến 2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)