2.1.2.5. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay: (tính đến thời điểm 31/08/2010)
Giai đoạn đầu năm 2009, TTCK Việt Nam tiếp tục đi xuống do vẫn còn chịu ảnh hưởng chung của sự sụt giảm do khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Và giai đoạn sau đó VN- Index giao động nhỏ quanh mốc 500 điểm do tình trạng giao dịch ảm đạm, do thị truờng khơng cịn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đa số các nhà đầu tư trong tâm lý chờ đợi những tín hiệu thơng tin tích cực hơn về kinh tế vĩ mô và thế giới trước khi tiến hành giải ngân.
Giai đoạn từ năm 2009 đến nay
0 100 200 300 400 500 600 700 2009 31/08/2010 VN -I n d ex
(Đồ thị 2.5: Giai đoạn TTCK từ năm 2009 đến nay (31/08/2010), nguồn Hose)
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của TTCK, quy mơ của đầu tư cũng gia tăng nhanh chóng. Để đánh giá một cách khách quan tình hình hoạt động của nhà đầu tư trên TTCK, trong phạm vi luận văn, tôi đã tiến hành khảo sát trên 145 nhà đầu tư cá nhân, các nhân viên môi giới, trưởng phịng mơi giới của một số công ty chứng khoán như: SSI, Rồng
Việt, Đại Việt, SME … Dù việc khảo sát cịn ở quy mơ nhỏ, có thể sẽ chưa đạt yêu cầu
về độ lớn của mẫu thống kê nhưng phần nào cũng phản ánh về tình hình hoạt động của
nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
(Tham khảo thêm phụ lục 1: Kết quả khảo sát nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam)
2.1.3. Tình hình áp dụng các phương pháp phân tích tại TTCK Việt Nam. Kinh nghiệm của nhà đầu tư: theo kết được quả khảo sát, thì đa số các nhà đầu
tư mới tham gia thị trường (từ 2-4 năm chiếm 52.8%, dưới 2 năm chiếm 29.5%). Đồng thời cũng nhận thấy rằng đa số các tài khoản đầu tư được mở vào năm 2007 và 2008. Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, hầu hết các nhà đầu tư chưa kịp hình thành các kỹ năng như phân tích đánh giá, thiếu các kiến thức về thị trường tài chính, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch, chưa có những cảm nhận và phán đốn chính xác về các diễn biến của thị trường và quan trọng hơn là quản lý DMĐT của chính mình, thiếu kinh nghiệm là một trong những khó khăn chính của nhà đầu tư.
Mức độ chuyên nghiệp:
Trong giai đoạn 2000-2005, TTCK giao dịch cịn kém sơi động, lượng nhà đầu tư tham gia cịn ít. Số tài khoản được mở chỉ khoảng 30,000 và số lượng tài khoản thực tế giao dịch chắc chắn sẽ cịn ít hơn nhiều. Những người tham gia thời điểm này đa phần là những người có kiến thức về tài chính như: nhân viên của các ngân hàng, CTCK, quỹ đầu tư, người học và nghiên cứu về chứng khoán.
Giai đoạn năm 2006 cho đến nay, với sự bùng nổ của TTCK, số lượng nhà đầu tư tăng lên nhanh chóng. Nếu xét về nghề nghiệp ta thấy có sự phân hóa các nhóm nhà đầu tư như sau:
• Nhóm nhà đầu tư làm việc trong các tổ chức tài chính như: ngân hàng, CTCK, cơng ty quản lý quỹ, bảo hiểm … Đây là nhóm nhà đầu tư có kiến thức về tài chính chứng khốn, có khả năng phân tích, đồng thời họ dễ dàng tiếp cận những thông tin trong môi trường làm việc của mình. Hiện tại nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong số các nhà đầu tư.
• Nhóm nhà đầu tư là những người làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngồi nước, tổ chức phi chính phủ … Nhóm nhà đầu tư này thường đầu tư bằng nguồn vốn tiết kiệm của mình. Do tính chất cơng việc, họ khơng có nhiều cơ hội nghiên cứu các
thơng tin thị trường. Kênh tiếp cận thông tin chủ yếu là thông qua internet, chia sẻ thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp. Họ chủ yếu giao dịch qua điện thoại và internet
• Nhóm nhà đầu tư là những người kinh doanh, bao gồm: chủ doanh nghiệp, người kinh doanh bất động sản, kinh doanh tự do … Đây là nhóm nhà đầu tư đóng vai trị rất quan trọng trên TTCK hiện nay. Họ không bị ràng buộc về thời gian trong công việc, các nhà đầu tư này có thể dành nhiều thời gian để đến sàn giao dịch và nghiên cứu các thông tin thị truờng. Nhóm này có quy mơ tài sản đầu tư tương đối lớn. Điểm nổi bật là họ có khả năng huy động và điều chuyển vốn rất nhanh.
• Nhóm khác bao gồm: các thành phần khác như sinh viên, nội trợ, buôn bán nhỏ, người làm nghề tự do … là nhóm nhà đầu tư có quy mơ đầu tư tương đối nhỏ, gặp nhiều hạn chế về kiến thức, khả năng đánh giá phân tích về thị trường.
Kiến thức và phương pháp đầu tư:
Theo kết quả khảo sát, các phương pháp phân tích được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất là: phân tích vĩ mơ (23.23%), phân tích ngành – cơng ty (21.02%), phân tích kỹ thuật (25.92%), đầu tư theo tin đồn và tư vấn của người khác (26.53%). Đồng thời nhà đầu tư hầu như không sử dụng đến các mơ hình như Markowitz và các lý thuyết tài chính hiện đại như CAPM, APT … Thời gian qua, trình độ của các nhà đầu tư đã được nâng cao một cách đáng kể, nhiều nhà đầu tư đã hoàn thiện hơn trong khả năng phân tích thơng tin vĩ mơ, phân tích thơng tin về các thị trường chứng khoán chủ yếu trên thế giới. TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây đã khá nhạy cảm với các thông tin vĩ mô và thông tin thị trường thế giới. Tuy nhiên kiến thức và khả năng phân tích của phần
đơng nhà đầu tư cịn rất hạn chế, các khóa đào tạo chứng khốn chưa thể lấp đầy
khoảng trống này. Nhiều nhà đầu tư chưa am hiểu và sử dụng được các chỉ tiêu cơ bản nhất trong phân tích tài chính cơng ty, định giá chứng khốn và phân tích kỹ thuật.
Nhà đầu tư thường thiếu thơng tin chính xác khi đầu tư. Hơn nữa, họ cũng gặp nhiều
hạn chế trong việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định đầu tư, việc định giá cổ phiếu gần như không được thực hiện.
Do thiếu khả năng phân tích và định giá, đầu tư theo tin đồn và mách bảo của người khác vẫn là một trong những phương pháp đầu tư phổ biến nhất của các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam. Theo thống kê thì hệ số tuơng quan của các cặp cổ phiếu tại TTCK Việt Nam tương đối lớn, các cổ phiếu thường tăng cùng tăng, giảm cùng giảm bất
kể cơng ty đó làm ăn tốt hay xấu. Điều đó cũng cho thấy rằng những hạn chế trong kiến thức và khả năng phân tích của phần lớn các nhà đầu tư.
Hiệu quả đầu tư:
Cũng theo kết quả khảo sát, con số các nhà đầu tư thua lỗ là gần 59%, trong đó thua lỗ hơn 50% chiếm gần 9%. Trên thực tế, có thể số nhà đầu tư thua lỗ còn lớn hơn nhiều hầu hết các tài khoản mới được mở trong 2 năm 2007 và 2008, đây là giai đoạn thị truờng sụt giảm rất mạnh. Kết quả này cũng là tất yếu để phản ánh trình độ của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
2.1.4. Thực trạng về việc tính tốn hệ số Beta (β ) cho các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam. trên TTCK Việt Nam.
Những giả thuyết của “Thị truờng hiệu quả” đã tước bỏ nhiệm vụ của beta ở TTCK Việt Nam, bởi vì TTCK Việt Nam chưa thể được xem là một thị trường hiệu quả. Những vấn đề tồn tại bao gồm:
Về mức giá: giả thuyết cho rằng mức giá phản ánh mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam mức giá chỉ thể hiện một phần nhỏ, phần lớn là do sự tác động từ cung cầu của các nhà đầu cơ. Đo đó, beta được tính từ các mức giá này khơng phản ánh được những rủi ro của doanh nghiệp.
Về danh mục thị truờng: TTCK Việt Nam hiện có 3 chỉ số chính là VN-Index,
HNX-Index và Upcom-Index. Tuy nhiên các chỉ số này chưa đủ sức để tạo nên một danh mục thị trường, bởi danh mục này chưa có đầy đủ các lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế và trong từng lĩnh vực thì cũng khơng có các các doanh nghiệp đại diện cho lĩnh vực đó. Chính vì vậy, sự biến động của danh mục chưa đánh giá chính xác sự biến động của nền kinh tế.
Về thời gian niêm yết của các công ty: đa số các công ty tiến hành niêm yết trên sàn từ cuối năm 2006, do đó dữ liệu giá chưa đủ độ dài để có thể tiến hành tính tốn để tìm ra hệ số beta.
Với những hạn chế nêu trên, beta hầu như là khơng có ý nghĩa nếu được tính tốn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, beta vẫn rất hữu ích nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Xét về bản chất thì beta vẫn là một công cụ thống kê đo lường khả năng biến động của cổ phiếu so với sự biến động của thị truờng. Chúng ta có thể sử dụng beta như một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Khi beta >1, thì nếu VN-Index có dấu hiệu tăng lên thì sẽ là thời
điểm để mua vào cổ phiếu, vì giá chứng khoán sẽ gia tăng theo sự gia tăng của chỉ số, và ngược lại.
Ngồi những khó khăn trên, nhận thức của các nhà đầu tư trong nước về rủi ro cũng khiến cho beta hiện nay vẫn chưa là vấn đề được quan tâm trên TTCK. Tuy nhà đầu tư đã ý thức được việc tìm thơng tin trong và ngồi sàn để có những quyết định đúng đắn thay vì đi theo đám đơng như truớc đây, nhưng hiện tại nhà đầu tư cũng chủ yếu quan tâm đến các thông tin cơ bản về doanh thu, lợi nhuận của công ty, các chỉ số P/E, EPS … hơn là phân tích rủi ro và TSSL. Hiện nay cũng có một số các trang web cung cấp về việc tính tốn các hệ số beta của các cổ phiếu như cafef.vn, cophieu68.com …
(Tham khảo thêm phụ lục 2 – Minh họa về việc tính hệ số beta trên TTCK Việt Nam)
2.1.5. Những rủi ro trên TTCK Việt Nam.
Bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia đầu tư chứng khoán cũng mong muốn đạt được hai mục tiêu: tối đa hóa tỷ suất sinh lợi và tối thiểu hóa rủi ro. Tuy nhiên, làm thế nào để dung hòa được mâu thuẫn thống nhất giữa TSSL và rủi ro? Vấn đề cốt lõi là ta phải nhận dạng được các loại rủi ro để có thể phịng tránh một cách hiệu quả, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong chiến lược đầu tư của mình.
TTCK Việt Nam qua hơn 11 năm hoạt động đã bộc lộ khá rõ những rủi ro cơ bản, bao gồm:
2.1.5.1. Rủi ro hệ thống.
Loại rủi ro này chủ yếu có nguồn gốc từ sự thay đổi các nhân tố vĩ mô như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế - chính trị ... và tác động của nó ảnh hưởng đến tồn bộ thị trường. Rủi ro hệ thống có ý nghĩa quan trọng vì nó khơng thể đa dạng hóa được cho dù nhà đầu tư có nắm giữ một danh mục tối ưu.
Rủi ro hệ thống được chia thành 3 loại rủi ro chính: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro sức mua.
Rủi ro thị trường:
Rủi ro thị trường là rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng, nó xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vơ hình. Chẳng hạn, khi các nhà đầu tư dự báo rằng lợi nhuận của các cơng ty sẽ sụt giảm có thể là ngun nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu bị giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội cịn các sự kiện vơ hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý khơng vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó. Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn, từ đó kéo theo những phản ứng dây chuyền làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở.
Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, đó là do sự dao động trong mức lãi suất chung. Lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK:
• Thứ nhất, lãi suất huy động cao đã khuyến khích nhà đầu tư quay trở lại với hình thức gởi tiết kiểm thay vì đầu tư vào TTCK với nhiều rủi ro
• Thứ hai, lãi suất tăng làm cho chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp tăng cao đồng thời làm tăng rủi ro của doanh nghiệp.
Mục tiêu kiềm chế lạm phát được Chính phủ thực hiện một cách quyết liệt, do vậy việc rút tiền ra khỏi lưu thông đã làm cho TTCK càng thêm ảm đạm. Đồng thời các ngân hàng TMCP đua nhau tăng lãi suất đến chóng mặt (hiện tại là >20%/năm) gây khó khăn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp để duy trì sản xuất kinh doanh doanh.
Rủi ro sức mua:
Rủi ro sức mua là một trong những loại rủi ro hệ thống khi đầu tư vào TTCK, là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Nếu chúng ta coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Nếu trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hố dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Xuất phát từ rủi ro sức mua, khi mua chứng khốn nhà đầu tư cần phải tính kèm cả lạm phát vào thu nhập kỳ vòng để bù đắp rủi ro sức mua, mức này được đo bằng % biến động giá.
2.1.5.2. Rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro phân tán được hay rủi ro phi hệ thống là một phần rủi ro đầu tư mà nhà đầu tư có thể loại bỏ được nếu nắm giữ một số loại chứng khoán đủ lớn. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc khơng kiểm sốt được chỉ ảnh hưởng đến một
cơng ty hoặc một ngành nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, chính sách điều tiết của chính phủ …
Rủi ro phi hệ thống bao gồm: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh:
Rủi ro kinh doanh xuất phát từ tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty, khi có những thay đổi trong tình trạng này cơng ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Rủi ro kinh doanh được chia thành hai loại cơ bản: nội tại và ngoại tại
• Rủi ro kinh doanh nội tại: phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của cơng ty. Mỗi cơng ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ tối thiểu hóa rủi ro được thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
• Rủi ro kinh doanh ngoại tại: phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp như: chi phí sử dụng vốn, cắt giảm ngân sách, thuế nhập khẩu …và yếu tố quan trọng nhất là chu kỳ kinh doanh
Rủi ro tài chính:
Rủi ro tài chính liên quan tới việc tài trợ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Người ta thường ước lượng rủi ro thông qua việc xem xét cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho các công ty những nghĩa vụ phải trả lãi mà đuợc thanh toán cho chủ nợ trước khi trả cổ tức cho cổ đông, Điều này sẽ ảnh hưởng đến những người nắm giữ cổ phiếu thường, làm biến động dòng thu nhập và TSSL của cổ đông. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi