2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân
2.2.2 Phân tích mơi trường vi mô
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trên địa bàn Đồng Nai hiện nay có 46 tổ chức tín dụng với tổng số 237 đầu mối tổ chức tín dụng. Vietinbank CN Đồng Nai không chỉ cạnh tranh với các
ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần mà còn cạnh tranh với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi, chi nhánh ngân hàng của
nước ngoài. Lĩnh vực huy động vốn và cho vay là 02 lĩnh vực chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả đi sâu phân tích 2 lĩnh vực này để
đánh giá tình hình cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của VietinBank CN Đồng Nai
so với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Số liệu so sánh giữa Vietinbank CN Đồng Nai với các ngân hàng trên địa bàn vào thời điểm 30/6/2011
Bảng 2.1Tình hình huy động vốn đến 30/6/2011của các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai
Stt Tên TCTD Số dư huy động
vốn(Đvt: triệu
đồng)
Thị phần (Đvt:%)
1 VietinBank – CN Đồng Nai 3,026,599 5.72
2 Vietinbank – CN Biên Hòa 1,759,227 3.33
3 Vietcombank – CN Đồng Nai 4,588,403 8.68 4 DaiABank Đồng Nai 3,515,235 6.65 5 Agribank – CN Đồng Nai 10,585,332 20.02 6 BIDV – CN Đồng Nai 1,983,828 3.75 7 Sacombank – CN Đồng Nai 3,112,369 5.89 8 Các ngân hàng còn lại 24,312,134 45.97 9 Tổng cộng 52,883,127 100.00
Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước
Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình huy động vốn của Vietinbank CN Đồng Nai đứng hàng thứ năm so với các ngân hàng trên địa bàn đặc biệt cách xa rất lớn so với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CN Đồng Nai. Với uy tín của ngân hàng cùng với chính sách chăm sóc và chế độ đãi ngộ đối với
khách hàng trên địa bàn, những năm gần đây hệ thống ngân hàng công thương
không ngừng phát triển thêm nhiều sản phẩm, nâng cao tiện ích của sản phẩm do
đó đã thu hút được ngày càng nhiều lượng khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh.
Ngoài việc nâng cao tiện ích sản phẩm ngân hàng cịn có những chính sách đối với khách hàng gắn bó lâu năm với ngân hàng, đồng thời có những chính sách
BIỂU ĐỒ SO SÁNH HUY ĐỘNG VỐN VIETINBANK CN ĐỒNG NAI SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐẾN 30/6/2011
5.72% 3.33% 8.68% 6.65% 20.02% 3.75% 5.89% 45.97% VietinBank – CN Đồng Nai Vietinbank – CN Biên Hòa Vietcombank – CN Đồng Nai DaiABank Đồng Nai Agribank – CN Đồng Nai BIDV – CN Đồng Nai Sacombank – CN Đồng Nai Các ngân hàng còn lại
Hình 2.2: Tình hình huy động vốn đến 30/6/2011 của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
*Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ các ngân hàng đến 30/6/2011 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Stt Tên TCTD Dư nợ (Đvt: triệu
đồng)
Thị phần (Đvt:%)
1 VietinBank – CN Tỉnh Đồng Nai 4,705,404 9.32
2 Vietinbank – CN Biên Hòa 1,767,008 3.50
3 Vietcombank – CN tỉnh Đồng Nai 5,423,409 10.74 4 DaiABank Đồng Nai 3,210,817 6.36 5 Agribank – CN tỉnh Đồng Nai 7,280,657 14.42 6 BIDV – CN tỉnh Đồng Nai 2,225,332 4.41
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ các ngân hàng đến 30/6/2011 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Stt Tên TCTD Dư nợ (Đvt: triệu
đồng) Thị phần (Đvt:%) 7 Sacombank – CN tỉnh Đồng Nai 2,132,436 4.22 8 Các ngân hàng còn lại 23,754,132 47.04 9 Tổng cộng 50,499,195 100.00
Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước
Theo bảng 2.2 ta thấy thị phần cho vay của ngân hàng công thương Đồng Nai đứng hàng thứ ba sau ngân hàng Agribank CN Đồng Nai và Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai. Ngân hàng có lượng khách hàng vay vốn với hạn mức cao như: Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai với hạn mức: 313 tỷ đồng Công ty cổ
phần Đồng Nai với hạn mức 300 tỷ đồng Tổng công ty thực phẩm công nghệ
với hạn mức 286 tỷ đồng, Công ty cổ phần Hòa Việt với hạn mức 100 tỷ đồng, Cơng ty cổ phần mía đường La Ngà với hạn mức 110 tỷ, ngồi ra ngân hàng cịn ký hợp đồng với các đơn vị hành chánh sự nghiệp, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, trường học… để giải ngân tín chấp cho các cán bộ công nhân viên. Bên cạnh những thuận lợi như hạn mức cho vay cao và ổn định ngân hàng gặp khó khăn như: một trong những đơn vị trên khơng tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thì dư nợ sẽ giảm sút một cách đáng kể, những đơn vị nêu trên gặp khó khăn về vấn đề tài chính khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng tín dụng làm tăng dư nợ xấu. Do vậy ngồi việc theo dõi tình hình hoạt động của các đơn vị trên ngân hàng ln tìm thêm nhiều khách tốt trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau để giảm thiểu rủi ro.
BIỂU ĐỒ SO SÁNH DỰ NỢ CỦA VIETINBANK SO VỚI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN 30/6/2011
9.32% 4.41% 4.22% 47.04% 6.36% 14.42% 3.50% 10.74% VietinBank – CN Tỉnh Đồng Nai Vietinbank – CN Biên Hòa Vietcombank – CN tỉnh Đồng Nai DaiABank Đồng Nai Agribank – CN tỉnh Đồng Nai BIDV – CN tỉnh Đồng Nai Sacombank – CN tỉnh Đồng Nai Các ngân hàng còn lại
Hình 2.3 tình hình dư nợ đến 30/6/2011 của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Từ bảng số liệu so sánh tình hình nguồn vốn và dư nợ trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai tác giả rút ra đối thủ cạnh tranh chính của Vietinbank CN Đồng Nai là
ngân hàng Vietcombank CN Đồng Nai và ngân hàng Agribank CN Đồng Nai.
Đây là những ngân hàng có dư nợ và nguồn vốn huy động lớn hơn Vietinbank
CN Đồng Nai, mạng lưới giao dịch rộng khắp tại các quận huyện trên địa bàn
tỉnh. Tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định mức độ quan trọng và phân loại làm cơ sở cho việc thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Bảng 2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Vietinbank CN Vietinbank CN Đồng Nai Agribank CN Đồng Nai Vietcombank CN Đồng Nai ST T Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Hệ thống mạng lưới 0.11 2 0.22 4 0.44 3 0.33 2 Uy tín thương hiệu 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3 3 Chất lượng dịch vụ 0.11 2 0.22 2 0.22 2 0.22 4 Chính sách khách hàng 0.11 3 0.33 3 0.33 3 0.33 5 Công nghệ hiện đại 0.11 3 0.33 2 0.22 2 0.22 6 Vốn huy động 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.3
7 Dư nợ cho vay 0.09 2 0.18 3 0.27 2 0.18 8 Tình hình tài chính 0.08 2 0.16 3 0.24 2 0.16 9 Chất lượng nguồn nhân lực 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3 10 Năng lực quản lý 0.09 2 0.18 2 0.18 2 0.18 Tổng cộng 2.42 2.8 2.52
Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp của tác giả
Qua bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh ta thấy khả năng cạnh tranh của Vietinbank CN Đồng Nai còn kém ngân hàng Vietcombank CN Đồng Nai và ngân hàng Agribank CN Đồng Nai. Điều này cho thấy trong thời gian tới ngân hàng cần khắc phục những điểm yếu như chính sách chăm sóc khách hàng, quản lý nguồn nhân lực, trình độ quản lý, tình hình nhân lực, chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đối thủ cạnh tranh hiện tại như đã nêu ở mục 2.2.2.1 hiện nay
ngân hàng còn phải cạnh tranh với các đối thủ mới tiềm ẩn như chi nhánh ngân hàng Liên Việt tại Đồng Nai mới đi vào hoạt động ngày 1/6/2011. Kể từ đầu
năm 2011, các ngân hàng nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà băng trong nước theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do đó, cơ hội phát triển trên thị trường nội đang dần mở rộng với ngân hàng ngoại. Ngày
10/11/2010 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận đề nghị mở chi nhánh của ngân hàng HSBC tại Đồng Nai, đây là văn phòng đầu tiên của ngân
hàng có 100% vốn đầu tư của nước ngồi hoạt động tại thị trường Đồng Nai. Ngồi ra cịn có các cơng ty chứng khốn, bảo hiểm phi nhân thọ, cơng ty
đầu tư tài chính, cơng ty kinh doanh bất động sản…
2.2.2.3 Khách hàng – nhà cung cấp
Đối với lĩnh vực ngân hàng thì khách hàng cũng chính là nhà cung cấp,
khách hàng có thể cho ngân hàng vay khoản tiền nhàn rỗi đồng thời cũng có thể vay từ ngân hàng một khoản tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản
xuất kinh doanh của họ. Khách hàng của ngân hàng được chia làm 2 nhóm chính
đó là: khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Có rất nhiều doanh nghiệp lớn đang giao dịch tại ngân hàng như: Viễn Thông Đồng Nai, Điện lực Đồng Nai,
Trung tâm dịch vụ khách hàng, Tổng công ty thực phẩm công nghệ, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Đồng Nai, Cty TNHH Cargill Việt Nam, Cty CP Kinh Doanh Nhà… các doanh nghiệp này với lượng tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lượng tiền vay lớn đồng thời sử dụng rất nhiều sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng đây chính là nguồn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngồi ra ngân hàng cịn thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn nhất từ khách hàng
cá nhân, hộ kinh doanh cá thể đồng thời cũng là nguồn lực sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thẻ, vay vốn, chuyển tiền, nhận kiều hối.
2.2.2.4 Sẩn phẩm dịch vụ thay thế
Ngày nay có rất nhiều sản phẩm dịch vụ thay thế sản phẩm dịch vụ ngân hàng như để thay thế vay vốn khách hàng có thể sử dụng hình thức mua trả góp, các doanh nghiệp huy động vốn bằng hình thức bán cổ phần, huy động trái phiếu, cho th tài chính. Ngồi việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để nhận lãi suất chúng ta có thể chọn kênh đầu tư khác như đầu tư vào bất động sản, kinh
doanh vàng, góp vốn cổ phần, mua bảo hiểm, đầu tư vào thị trường chứng khoán.
2.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Từ kết quả phân tích mơi trường bên ngồi bao gồm phân tích mơi trường vĩ mơ và mơi trường vi mô kết hợp với phương pháp chuyên gia tác giả đã xây dựng nên ma trận bên ngoài.
Bảng 2.4 Ma trận bên ngoài (EFE)
STT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Nền kinh tế chính trị ổn định 0.09 3 0.27 2 Lạm phát tăng cao 0.1 2 0.2 3 Hội nhập kinh tế 0.1 3 0.3
4 Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng 0.08 2 0.16 5 Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng 0.09 3 0.27 6 Quy mô dân số và cơ cấu dân số 0.09 2 0.18 7 Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về
chất lượng sản phẩm
Bảng 2.4 Ma trận bên ngoài (EFE)
STT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 8 Văn bản pháp luật về ngành tài chính ngân
hàng dần được cải thiện
0.09 3 0.27 9 Thu hút đầu tư tại Đồng Nai 0.1 3 0.3 10 Sự xâm nhập các ngân hàng nước ngoài 0.08 3 0.24
11 Sự biến động tỷ giá 0.08 2 0.16
Tổng cộng 1 2.65
Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp của tác giả
Qua bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài (bảng 2.4), tổng số điểm quan
trọng của các yếu tố là 2.65 ( mức trung bình là 2.5) cho thấy phản ứng của
Vietinbank CN Đồng Nai trước các mối đe dọa và cơ hội bên ngoài trên mức
trung bình. Các kế hoạch kinh doanh hiện tại giúp Ngân hàng phản ứng tích cực với các cơ hội do mơi trường bên ngồi mang lại và tối thiểu hóa những nguy cơ có thể có, các mối đe dọa từ mơi trường bên ngồi là trên mức trung bình.
2.3 Phân tích các yếu tố bên trong tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương chi nhánh Đồng Nai
2.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN Đồng Nai
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN Đồng Nai trong những năm qua tăng trưởng khá tốt. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định tuy nhiên năm 2009 do cuộc khủng hoảng kinh tế do đó đã làm cho lợi nhuận
của năm này giảm hơn so với năm 2008.
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2010 Thu nhập 174,267 354,651 326,626 482,092 Chí phí 136,621 293,592 271,087 413,728 Lợi nhuận 37,646 61,059 55,539 68,364 Tỷ lệ % tăng giảm 62.19% -9.04% 23.09%
Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng
Bảng 2.6 Tình hình huy động vốn Vietinbank CN Đồng Nai
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010
Tiền gửi doanh
nghiệp 707,916 656,220 1,125,048 976,539 Tiền gửi dân cư 886,220 1,359,352 1,555,804 1,942,362 Tổ chức tín dụng
khác 6,139 19,126 575 2,488
Tổng cộng 1,600,275 2,034,698 2,681,427 2,921,389
Tỷ lệ tăng giảm 27.15% 31.79% 8.95%
Nguồn: Báo cáo của ngân hàng
Bằng những chính sách, chế độ chăm sóc khách hàng ngân hàng huy động tiền gửi qua các năm ngày càng tăng, qua bảng số liệu trên ta thấy huy động từ dân cư cao hơn so với tiền gửi của doanh nghiệp và ổn định hơn so với huy động tiền gửi doanh nghiệp.
Bảng 2.7 Tình hình dư nợ của Vietinbank CN Đồng Nai
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010
Cho vay nền kinh tế 1,603,047 2,634,520
3,104,596 3,952,995
Tỷ lệ % tăng giảm 64.34% 17.84% 27.33%
Cho vay ngắn hạn 928,159 1,317,473 1,554,235 2,099,675 Cho vay trung hạn 179,799 857,013
248,653 237,766 Cho vay dài hạn 495,089 460,034
1,301,708 1,615,554 Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước
2.3.2 Hoạt động Marketing
Sản phẩm dịch vụ: Ngân hàng Công Thương cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng, cũng như
mang lại nhiều quyền lợi hấp dẫn đến với khách hàng. Bao gồm các nhóm sản
phẩm tiền gửi, các sản phẩm thẻ, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng
điện tử…
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng ngân hàng luôn thực hiện cải tiến và phát triển các sản phẩm nhằm huy động vốn đa dạng, phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường như: tiến kiệm lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi, tiết kiệm thông thường, tiết kiệm thông minh, tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm thả nổi, tiết kiệm kiều hối, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Hoạt động xã hội với tinh thần “thương người như thể thương thân” ngân hàng phối hợp với hội chữ thập đỏ thành phố tổ chức ngày hội hiến máu với sự tham gia của đông đảo cán bộ công nhân viên, ngân hàng tổ chức nhiều hoạt
động xã hội từ thiện dành cho người nghèo, người nhiễm chất độc màu da cam,
người có cơng với cách mạng, trẻ em trại trẻ mồ côi.
Vietinbank CN Đồng Nai liên kết với các trường đại học: Đại học Lạc
Hồng, trung cấp kinh tế, Cao đẳng sư phạm mở thẻ ATM kết hợp với thẻ sinh viên đây là một trong những tiện ích mà ngân hàng mang lại đồng thời là một
hình thức quảng cáo đến đơng đảo giới sinh viên.
Tuy nhiên ngân hàng rất ít tham gia quảng cáo trên truyền hình, tài trợ cho các game show… đây mới chính là nguồn quảng cáo được nhiều người tiêu dùng quan tâm.
2.3.3 Văn hóa tổ chức
Nề nếp và thói quen làm việc: nhân viên ngân hàng làm việc 8 giờ/1 ngày tuy nhiên vẫn cịn tình trạng đi làm trễ, bộ phận tín dụng hay phải đi công tác
nhưng không lập được sổ theo dõi nên khó quản lý được thời gian và giờ làm
việc của từng cán bộ.
Ảnh hưởng của lãnh đạo: vì là một ngân hàng xuất thân từ nhà nước nên đa số khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn đều là các công ty lớn của tỉnh hoặc
các đơn vị nhà nước mở tài khoản do đó những khách hàng này đều do phía lãnh
đạo làm việc, nhân viên rất khó khăn trong việc tìm kiếm những khách hàng lớn,
mà chủ yếu chỉ tiếp thị được các khách hàng nhỏ. Do đó mức độ ảnh hưởng của