5. Kết luận
5.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính
Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là các lý thuyết tài chính quan trọng nhất về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, khởi đầu là lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller, tiếp đến là lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết về chi phí đại diện. Ngồi ra bài nghiên cứu cũng tìm hiểu kết quả các ngiên cứu thức nghiệm của nhiều tác giả trên thế giới về cấu trúc vốn, đặc biệt là về mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và cấu trúc vốn cơng ty. Từ đó tạo cơ sở
thực nghiệm để tiến hành đối chiếu và so sánh kết quả nghiên cứu khi áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, tỷ số kém thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ nợ của các công ty niêm yết trên SGD chứng khốn TP. Hồ Chí Minh được đánh giá và kết quả nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của tính thanh khoản cổ phiếu đối với cấu trúc vốn của công ty. Kết quả kiểm định giả thuyết chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ nghịch đáng kể giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và địn bẩy tài chính. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ sự gia tăng tính thanh khoản của cổ phiếu làm giảm chi phí vốn cổ phần, và tài trợ thơng qua cổ phần là ít tốn kém hơn thơng qua các khoản vay. Do vậy các công ty sở hữu cổ phiếu có tính thanh khoản càng cao thì tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của họ càng giảm xuống đáng kể. Như vậy kết luận này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng của sự lựa chọn tài trợ, và lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng việc tài trợ của các cơng ty có xu hướng hướng tới thị trường chứng khoán. Phát hiện này là phù hợp với nghiên cứu của Lipson và Mortal (2004), Udomsirikul et al. (2011), Arabzadeh và Maghaminejad (2011). Bên cạnh đó, kiểm định giả thuyết nghiên cứu còn thu được các kết quả khác như sau:
- Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều tỷ lệ nợ của công ty. Kết quả này ngược với kết quả dự kiến và các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các công ty với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn phải có địn bẩy thấp hơn.
- Tỷ lệ lợi nhuận có quan hệ ngược chiều đáng kể đối với địn bẩy tài chính. Kết quả này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng và phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu thực nghiệm như: Kester (1986); Chang (1987); Titman và Wessels (1988); Friend và Lang (1988); Rajan và Zingales (1995); Wiwattanakantang (1999)…
- Quy mô của cơng ty có mối quan hệ ngược với địn bẩy tài chính. Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng các công ty lớn có chi phí sử dụng nợ thấp hơn nên có khả năng vay mượn nhiều và địn bẩy tài chính của họ dự kiến sẽ cao hơn.
- Khấu hao có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính. Kết quả này ngược với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng kết luận rằng các cơng ty có tỷ lệ khấu hao cao sẽ sử dụng nợ nhiều hơn.
- Giá thị trường của cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều với địn bẩy tài chính. Các cơng ty có cổ phiếu tăng giá trên thị trường dự kiến sẽ giảm nợ vay trong cấu trúc vốn.