Phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án thủy điện đắk glun tỉnh đắk nông (Trang 32 - 36)

Thông số đầu vào chủ yếu được thu thập từ các dự án tương tự nên sẽ không phản ánh hết được đối với dự án thủy điện Đắk Glun, do đó, cần phải có những giả định khác nhau để xem xét hết các tình huống có thể xảy ra ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của dự án, đặt biệt là chỉ số giá trị hiện tại ròng (NPV) danh nghĩa của dự án và chủ đầu tư. Một số yếu tố được chọn để phân tích độ nhạy như sau:

23

4.5.1 Độ nhạy NPV theo giá bán điện

Doanh thu của dự án đến từ việc bán điện, nên giá bán điện ảnh hưởng đến nguồn thu của dự án. Có thể thấy được việc cung cấp với giá thấp hơn 5 US cent/kWh sẽ dẫn đến NPV của dự án chắc chắn âm, nên luận văn chỉ giả định giá bán điện thay đổi theo chiều hướng lớn hơn 5 US cent/kWh. Cụ thể thay đổi NPV của dự án và chủ sở hữu thay đổi theo bảng sau:

Bảng 4.4 Độ nhạy NPV theo giá bán điện

Giá bán điện (US cent/kWh) 5 5,5 6 7 7,5

NPV TIP (tỷ VND) - 54,14 - 19,00 17,39 90,04 126,33 NPV CSH (tỷ VND) - 66,81 - 48,12 -28,44 10,99 30,73

NPV của dự án hay chủ đầu tư đều biến đổi mạnh khi giá bán điện thay đổi. Đối với dự án, giá điện phải bán được khoảng 5,76 US cent/kWh thì NPV mới dương. Con số này còn cao hơn đối với trường hợp NPV của chủ đầu tư là 6,72 US cent/kWh. Các mức giá này đều vượt khung quy định của Bộ Công Thương, nên khó mà EVN chấp nhận mua giá này. Do đó, dự án chưa hấp dẫn được chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng.

4.5.2 Độ nhạy NPV theo giá bán CERs.

Thị trường mua bán CERs chủ yếu diễn ra ở nước ngoài, Việt Nam hầu như chưa có thị trường. Muốn bán được CERs thì dự án phải chứng tỏ được rằng mình là một dự án thủy điện sạch, không gây ra ảnh hưởng đến môi trường và đời sống khu dân cư trong vùng ảnh hưởng. Giá bán CERs phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của các nước trên thế giới. Thu được lợi ích từ việc bán CERs giống như một khoản thưởng cho thu nhập của dự án khi phát triển một dự án thực sự sạch. Tuy nhiên, bán được CERs là điều không thật sự dễ dàng. Do đó, nghiên cứu tiến hành phân tích độ nhạy của giá CERs để xem xét lợi ích mà dự án và chủ đầu tư nhận được.

Bảng 4.5 Độ nhạy NPV theo giá bán CERs

Giá bán CER (Euro/tấn) 0 5 10 15 20 25

NPV TIP (tỷ VND) - 54,14 - 36,78 - 18,13 0,52 19,17 37,62 NPV CSH (tỷ VND) - 66,81 -56,58 -45,41 -34,22 -23,02 - 11,81 Qua bảng phân tích độ nhạy trên, ta thấy NPV của dự án sẽ dương nếu bán CERs được với giá hơn 14,86 Euro/tấn. Đối với NPV của chủ đầu tư thì giá này cịn phải cao hơn nữa. Do

24

vậy, dự án không thể trông chờ vào việc bán CERs để cải thiện lợi nhuận của chủ đầu tư. Theo quan sát của tác giả thì giá bán CERs một số dự án đã thực hiện chưa vượt qua giá 14,86 Euro/tấn, cho nên, việc thỏa thuận được bán CERs chỉ làm giảm lỗ của chủ đầu tư.

4.5.3 Độ nhạy NPV theo điện năng phát

Điện năng phát là thơng số chính góp phần tạo nên doanh thu của dự án. Theo tính tốn của chủ đầu tư, thủy năng tạo ra điện năng phát của dự án khoảng 39,36 triệu kWh/năm. Lượng điện năng này không mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư và dự án như trong phần phân tích tài chính. Tác giả giả định tăng lượng điện phát của dự án để phân tích độ nhạy như trong bảng sau:

Bảng 4.6 Độ nhạy NPV theo điện năng phát

Tăng lượng điện phát (%) 0% 10% 15% 20% 25% 30%

NPV TIP (tỷ VND) - 54,14 - 19,00 - 0,79 17,39 35,55 53,72 NPV CSH (tỷ VND) - 66,81 - 48,12 -38,28 - 28,44 - 18,59 -8,74 Lượng điện phải tăng hơn 15% thì mới đem lại NPV dự án dương, và hơn 30% thì NPV chủ đầu tư mới dương. Rõ ràng với mức điện năng này thì rất khó để thu hút được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cho dự án. Trong khi đó, lượng điện này phụ thuộc vào việc biến đổi khí hậu nên giả định sản lượng điện tăng là khó xảy ra, tức là nguy cơ giảm lượng điện là rất cao.

4.5.4 Độ nhạy NPV theo chi phí đầu tư

Vốn đầu tư ban đầu ảnh hưởng lớn đến NPV. Trên thực tế thì vốn đầu tư có thể tăng hoặc giảm. Tăng trong trường hợp các yếu tố đầu vào như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng tăng hay thất thoát vốn do quản lý khơng tốt. Nhưng cũng có trường hợp chi phí đầu tư thực tế sẽ giảm so với kế hoạch ban đầu vì tính tốn thiết kế cao, dự phòng cao. Kết quả phân tích độ nhạy của chi phí đầu tư như bảng 4.7.

Bảng 4.7 Độ nhạy NPV theo chi phí đầu tư

Tăng/giảm chi phí đầu tư (%) - 20% - 10% - 5% 0% 5% 10% NPV TIP (tỷ VND) 7,34 - 24,04 - 39,43 - 54,14 - 69,13 - 84,54 NPV CSH (tỷ VND) - 25,79 - 46,78 - 57,03 - 66,81 - 76,84 - 87,11

25

Trong khoảng tăng giảm +/- 10% của chi phí đầu tư thì khơng cải thiện được tình hình NPV của dự án và chủ đầu tư. Tình hình NPV của dự án thay đổi khi chi phí đầu tư giảm được khoảng 20%, đối với NPV của chủ đầu tư thì cịn phải giảm nhiều hơn nữa.

4.5.5 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát VND

Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao, mặc dù Chính phủ đã có những quyết sách nhằm giảm tỷ lệ lạm phát. Trong khi tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến ngân lưu của dự án, nhưng lại là đại lượng mà dự án cũng khơng thể kiểm sốt được nên phải tiến hành phân tích độ nhạy của tỷ lệ lạm phát.

Bảng 4.8 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát VND

Tỷ lệ lạm phát VND (%) 5% 6% 7% 8% 13%

NPV TIP (tỷ VND) - 56,19 - 53,85 - 50,85 - 48,19 - 23,26 NPV CSH (tỷ VND) - 66,50 - 66,81 - 66,56 - 64,64 18,69 Kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát có xu hướng đồng biến so với NPV danh nghĩa của tổng đầu tư và chủ đầu tư. Tức là tỷ lệ lạm phát càng tăng thì NPV danh nghĩa cũng sẽ tăng. Bởi vì khi tỷ lệ lạm phát tăng, doanh thu bán điện danh nghĩa sẽ có xu hướng tăng nhiều hơn các chi phí đầu ra của dự án, trong khi đó thì khấu hao hàng năm khơng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.

4.5.6 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát USD

Liên quan đến USD, dự án dự tính vay vốn bằng USD, thanh tốn các thiết bị bằng USD, vì vậy lạm phát của USD cũng liên quan đến dự án. Cũng như tỷ lệ lạm phát VND thì lạm phát của USD cũng là một biến số không thể lường trước được nên cần phải xem độ nhạy cho thông số này.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát USD hầu như khơng có tác động đến kết quả NPV của dự án cũng như chủ đầu tư. Nguyên nhân là do các chi phí có liên quan đến USD đã được giải ngân ngay trong năm đầu tiên (năm 0).

Bảng 4.9 Độ nhạy NPV theo tỷ lệ lạm phát USD

Tỷ lệ lạm phát USD (%) 1% 1,5% 1.8% 2,5% 3% 4%

NPV TIP (tỷ VND) - 57,41 - 55,09 - 54,14 - 50,39 - 48,00 - 43,17 NPV CSH (tỷ VND) - 67,45 - 67,01 - 66,81 - 65,83 - 65,07 - 63,12

26

4.5.7 Độ nhạy NPV theo cơ cấu nợ vay

Cơ cấu nợ vay cũng ảnh hưởng đến dự án. Nếu sử dụng địn bẩy tài chính tốt có thể đem lại một kết quả khả quan cho dự án, nhưng nếu sử dụng địn bẩy tài chính khơng hợp lý sẽ làm tình hình tài chính của dự án thêm xấu đi. Do vậy, đề tài xem xét độ nhạy theo cơ cấu nợ vay nhằm tìm ảnh hưởng của nợ vay đến NPV của dự án.

Bảng 4.10 Độ nhạy NPV theo cơ cấu nợ vay

Tỷ lệ vay nợ (%) 40% 60% 70% 80%

NPV TIP (tỷ VND) - 69,29 - 60,62 - 54,14 - 45,51 NPV CSH (tỷ VND) - 70,06 - 68,87 - 66,81 - 29,01

Cơ cấu vốn và NPV có quan hệ đồng biến, tức là nếu vay nợ càng nhiều thì NPV càng tăng. Tuy nhiên, cơ cấu nợ cũng phải phù hợp với quy định đối với các nhà máy phát điện độc lập đó là tỷ lệ vay không quá 70% tổng vốn đầu tư, nên cơ cấu nợ vẫn khơng cải thiện được tình hình của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án thủy điện đắk glun tỉnh đắk nông (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)