Nhận diện các nhân tố tác động đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 42)

hàng Việt Nam:

Qua nhiều năm đổi mới, HTNH VN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, đóng vai trị quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính, cung cấp một khối lƣợng vốn to lớn cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đầu tƣ, tăng trƣởng kinh tế nhanh, tạo công ăn việc làm,… Đồng thời, ngân hàng cũng là một trong những ngành đi tiên phong về mở cửa thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chính HTNH đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, đe dọa sự ổn định và tính “dễ đổ vỡ” – tiền đề khủng hoảng HTNH.

2.2.1. Tính thanh khoản:

Có thể nói, HTNH VN ln đối diện với rủi ro thanh khoản, phản ảnh qua chỉ số tín dụng trên tổng vốn huy động tiền gửi. Xét số liệu theo từng tháng, có thể cho thấy tỷ lệ tín dụng trên tổng số huy động tiền gửi từ 2006 đến nay, đã có sự gia tăng đáng kể và đã có sự sụt giảm tƣơng đối ở các tháng trong năm 2012. Xét về mức độ, những con số này cho thấy tỷ lệ khá cao và hàm chứa nhiều rủi ro.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tín dụng/ tổng huy động tiền gửi giai đoạn 2001 -2012 (%)

Nguồn: IMF

Trong khi đó, so sánh với các nƣớc khác trong khu vực thì tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng huy động tiền gửi VN hiện tại là cao nhất. Nếu nhƣ quy định về tỷ lệ an tồn tín dụng/ tổng huy động nhƣ một chỉ số đảm bảo thanh khoản cho HTNH ở nhiều nƣớc đƣợc đặt ra phải là ở dƣới mức 110% và các quốc gia đang cố gắng đƣa tỷ lệ này về mức dƣới 100% nhƣ ở Hàn Quốc hoặc Indonesia thì cho đến tháng 9/2011. Năm 2011 và ƣớc tính 2012, VN là nƣớc có tỷ kệ cho vay/huy động tiền gửi cao nhất trong khu vƣc với chỉ số lần lƣợt là 113.9% và 119.8%, cách khá xa so với mức trung bình dƣới 80% của các nƣớc khác trong khu vực. Nhƣ vậy có thể nhận thấy HTNH VN tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các quốc gia khác và dễ bị tổn thƣơng hơn nếu nhƣ cùng chịu tác động các cú sốc kinh tế từ bên ngoài.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của HTNH các nƣớc, 2011 - 2012(%)

Nguồn: Business Monitor International, Q3/2012 Báo cáo ngân hàng Việt Nam

2.2.2. Nợ xấu:

Một trong số những rủi ro đe dọa sự ổn định của HTNH là nợ xấu. Trong những năm qua, tỉ lệ nợ xấu đã tăng lên đáng kể.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu VN giai đoạn 2008 – 2012

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Theo tiêu chuẩn kế toán VN, tỉ lệ nợ xấu của tồn HTNH tính đến tháng 6/2011 khoảng 3%, tuy nhiên, theo Fitch Ratings, tỉ lệ này theo chuẩn mực kế toán quốc tế về phân loại các loại nợ xấu, con số này lên tới 13%.4 Hơn nữa, việc thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt khiến nhiều doanh nghiệp hạn chế sản xuất và thậm chí phá sản cũng gây tác động tiêu cực lên nợ xấu của tồn HTNH.

Bên cạnh đó, một khu vực quan trọng có thể tác động mạnh tới cân đối tài sản (cả nợ xấu và tính thanh khoản) là thị trƣờng bất động sản. Tín dụng tập trung vào lĩnh này quá lớn khiến sự an toàn của HTNH phụ thuộc vào thị trƣờng bất động sản. Trong những năm trƣớc đây, cùng với dịng vốn nƣớc ngồi ồ ạt và những dòng vốn rẻ, dễ dãi từ các chính sách nới lỏng tiền tệ đã đổ vào vào thị trƣờng bất động sản, bên cạnh đó, sự bất ổn vĩ mơ đặc biệt là lạm phát cũng khiến ngƣời dân đẩy mạnh đầu cơ vào thị trƣờng này. Hệ quả là giá bất động sản gia tăng và bản chất là bong bóng tài sản, khiến một lƣợng vốn rất lớn của nền kinh tế tồn trữ trong thị trƣờng bất động sản, khơng đi vào khu vực sản xuất. Dƣ nợ tín dụng bất động sản lớn, song chất lƣợng tín dụng thấp và đang có chiều hƣớng giảm đã trở thành rủi ro rất lớn đối với các ngân hàng.

Khi chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh, cộng thêm những yêu cầu trong chỉ thị 01/2011/CT-NHNN về việc giảm tỉ trọng tín dụng cho vay phi sản xuất xuống 16% cho đến cuối năm 2011 và coi khu vực phi sản xuất (trong đó có bất động sản) khơng thuộc khu vực ƣu tiên cấp tín dụng, thì thị trƣờng trở nên đóng băng, giá bất động sản giảm mạnh. Các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn và thua lỗ, trong khi bản thân các tài sản thế chấp (phần lớn cũng là bất động sản) giảm mạnh giá trị, khiến các khoản nợ ngân hàng đang dần trở thành các khoản nợ xấu. Mặc dù vậy, gần đây nhất cho đến ngày 14/04/2012, NHNN đã có quy định loại trừ một số khoản tín dụng ra khỏi dƣ nợ hạn chế tín dụng bất động sản. Động thái này đƣợc coi nhƣ một sự nới lỏng chính sách tiền tệ đối với thị trƣờng bất động sản, tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao.

Mặt khác, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro đạo đức của đối tƣợng đi vay. Tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm khoảng 30% tổng dƣ nợ đang đối mặt với nguy cơ rủi ro đạo đức cao – hành vi thiếu trách nhiệm với các khoản vay chi phi thấp.

Biểu đồ 2.4: Dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu cho vay bất động sản

2.2.3. Tỷ giá:

Trong vài năm gần đây đã chứng kiến những thay đổi mạnh trong cơ cấu tài sản của ngân hàng theo đồng tiền. Do áp lực lạm phát, cùng với sự biến động mạnh của giá vàng và ngoại tệ, lãi suất đầu ra VND cao so với khả năng sinh lời của khu vực sản xuất vật chất, trong khi lãi suất tín dụng USD lại thấp, hệ quả là các ngân hàng chuyển qua kinh doanh tín dụng ngoại tệ. Thực trạng này, sẽ gây áp lực rất lớn đến thanh khoản ngoại tệ, hệ quả là, không chỉ nhu cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tăng, áp lực trên thị trƣờng ngoại hối bị đẩy lên, mà HTNH còn đứng trƣớc các rủi ro tỷ giá, mà tỷ giá VND/USD lại chịu các áp lực rất lớn từ thâm hụt cán cân vãng lai, từ nhập siêu, lạm phát cao và các dịng vốn vào/ra khơng ổn định.

Chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cố định (1992 – 1997) sang cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có quản lý (linh hoạt) vẫn cịn nhiều vấn đề tồn tại nhƣ: tính cứng nhắc, hiện tƣợng đơ la hóa nền kinh tế cịn cao và VND chƣa có giá trị chuyển đổi, thị trƣờng ngoại hối chợ đen vẫn còn tồn tại, các cơng cụ phịng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá chƣa phát triển tƣơng ứng với sự phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Thị trƣờng ngoại hối VN chƣa thật sự phát triển. Mức dự trữ ngoại hối chỉ đủ đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu. Các giao dịch ngoại hối vẫn còn đơn thuần, khối lƣợng giao dịch còn hạn chế. Các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá chƣa phát triển. Công tác dự báo tỷ giá chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

năng can thiệp và phối hợp các cơng cụ, chính sách cịn nhiều hạn chế.

- Hệ thống thanh toán chƣa phát triển, nghiệp vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt chƣa đƣợc phát triển mạnh. Thanh toán các giao dịch quốc tế chủ yếu vẫn sử dụng USD, các ngoại tệ khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

2.2.4. Lãi suất:

Những năm gần đây lạm phát thƣờng ở mức cao, biến động với biên độ lớn và thƣờng xuyên, nên lãi suất mua bán vốn trên thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng tài chính VN ln ở mức cao và thiếu tính ổn định. Cộng với đó, là độ vênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, nên rủi ro lãi suất cũng luôn tiềm ẩn ở mức cao.

Một trong những rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất thƣờng xảy ra khi có sự biến động lớn về lãi suất đầu vào và đầu ra, sự chênh lệch giữa các mức lãi suất huy động lớn cũng nhƣ chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động và kỳ hạn đầu tƣ, cho vay ra thị trƣờng. Nói chung, rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự khơng cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

Nhƣ vậy, nếu HTNH duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kỳ hạn khơng cân xứng với nhau, thì phải chịu những rủi ro lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc rủi ro lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trƣờng biến động. Ngân hàng có thể phịng ngừa bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau. Xét từ góc độ triết lý chung thì việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau là một giải pháp tốt nhất đề phịng ngừa. Nếu khơng có sự quan tâm thích đáng đến việc quản lý rủi ro lãi suất, không dự báo đƣợc xu hƣớng biến động của lãi suất thì các HTNH có thể bị thiệt hại nặng nề từ loại rủi ro này.

2.2.5. Lợi ích nhóm và sở hữu chéo giữa các ngân hàng:

Trong những năm gần đây, ngân hàng là ngành có tốc độ phát triển nhanh, thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc. Đặc biệt, nhiều tập đồn kinh tế và tổng cơng ty nhà nƣớc đầu tƣ, nắm giữ cổ phiếu và là cổ đông lớn hoặc chủ sở hữu của ngân hàng và TCTD phi ngân hàng. Khơng ít TCTD đã bị các cổ đơng lớn lạm dụng trở thành kênh cung cấp vốn cho các cổ đông, doanh nghiệp thuộc quyền

sở hữu nhà nƣớc hoạt động chủ yếu phục vụ tập đoàn và doanh nghệp thành viên của tập đoàn. Điều này, dễ dẫn đến vi phạm các nguyên tắc quản trị rủi ro, xung đột lợi ích và sự an toàn, ổn định của ngân hàng phụ thuộc vào các cổ đông lớn của TCTD. Với những biến đổi ngày càng phức tạp, sở hữu chéo giữa các ngân hàng đang tạo ra những hệ lụy tác động trực tiếp đến tính ổn định và lành mạnh của hệ thống. Cụ thể:

Thứ nhất, nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không

đƣợc đánh giá đúng mức. Sở hữu chéo đã cho phép nhiều ngân hàng với quy mô vốn điều lệ nhỏ lách đƣợc quy định của Nghị định 141/2006/ NĐ-CP về mức vốn pháp định của các TCTD, theo đó vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Nhƣng trên thực tế, quy mơ của dịng vốn mới thực sự đƣợc bổ sung vào hệ thống ngân hàng vẫn chƣa đƣợc làm rõ. Với quy mô vốn điều lệ tăng, các ngân hàng đƣợc phép huy động thêm tiền gửi trong dân cƣ và hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động mới này lại có thể đƣợc dùng để tài trợ cho những dự án sân sau của chính các cổ đơng lớn của ngân hàng. Ngoài ra, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có nhƣ hệ số an tồn (CAR), hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong khi đó vốn tự có của các ngân hàng khơng thực chất là có quy mô nhƣ vậy mà bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Trong những năm gần đây, tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng liên tục nóng khiến hệ số địn bẩy tài chính tăng lên và hệ số an tồn vốn giảm, đồng thời tấm đệm để phịng ngừa rủi ro là vốn tự có lại mỏng và bị gây nhiễu bởi sở hữu chéo, tất cả những điều đó càng làm trầm trọng hơn những khó khăn của hệ thống. Các chỉ số khơng chính xác lại dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng nhƣ việc giám sát đối với hệ thống tài chính. Điều này là đặc biệt nguy hiểm vì những rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng tài chính khi bùng phát thì có sức lan tỏa rất rộng và hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, sở hữu chéo có thể làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát. Đối

cho phép một doanh nghiệp (hay ngân hàng) có tỷ lệ cổ phần lớn có thể gây áp lực để ngân hàng này cấp vốn đầu tƣ vào những dự án khơng đủ tiêu chuẩn. Hay nói các khác, khi một TCTD lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành “sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án rủi ro hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết.

Thứ ba, các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự

phịng rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phịng rủi ro theo quy định, ngân hàng dấu nợ xấu của mình bằng cách khơng khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng khác (có quan hệ sở hữu) cho vay để đảo nợ. Đây cũng là một trong những lý do khiến NHNN khó nắm đƣợc chính xác số nợ xấu của tồn bộ HTNH.

2.2.6. Năng lực quản trị của các ngân hàng:

Năng lực quản lý của một ngân hàng đƣợc phản ánh qua năng lực quản lý điều hành của hội đồng quản trị và ban điều hành. Năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của hội đồng quản trị đối với ban điều hành; mục tiêu và động cơ cũng nhƣ mức độ cam kết của hội đồng quản trị và ban điều hành đối với việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng; chính sách quản tiền lƣơng, phúc lợi dành cho ban điều hành; chất lƣợng và hiệu quả của việc thực thi các chính sách, chiến lƣợc, chiến thuật do hội đồng quản trị và ban điều hành đề ra. Năng lực quản lý quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng. Một ngân hàng với một đội ngũ ban điều hành và hội đồng quản trị yếu kém sẽ khơng đủ trình độ đƣa ra những quyết sách, điều chỉnh chiến lƣợc, chiến thuật kinh doanh nhằm thích ứng với những biến động của thị trƣờng và làm lãng phí các nguồn lực của ngân hàng, làm yếu đi và xói mịn năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng đó.

Năng lực quản lý của hội đồng quản trị và ban điều hành một phần bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của chính ngân hàng. Cơ cấu tổ chức là một tiêu chí quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một ngân hàng, phản ánh quy mơ

và trình độ tổ chức của một ngân hàng. Việc đánh giá một cơ cấu tổ chức hoạt động có hiệu quả hay khơng khơng những chỉ dựa số lƣợng các phòng ban chức năng, sự phân cơng, phân cấp giữa các phịng ban mà còn phụ thuộc vào mức độ phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc (sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch) để triển khai thành công các chiến lƣợc, chiến thuật nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh và khả năng thay đổi cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng những biến động của thị trƣờng.

Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu, năng lực của cổ đông và hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các vị trí quản lý của ngân hàng. Nhiều cổ đông lớn và ngƣời đại diện cổ đơng lớn tham gia các vị trí quản lý, điều hành ngân hàng nhƣng lại thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quản trị rủi ro, hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 42)