ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ CẢI THIỆN HIỆU SUẤT CƠNG V IỆC TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.1.4. Thiết lập các tiêu chỉ đo lường thước đo
Sau khi đã xây dựng được sơ đồ mục tiêu chiến lược cho ngân hàng ACB, bước tiếp theo của việc triển khai xây dựng thẻ điểm cân bằng là thiết lập các tiêu chỉ đo lường – thước đo các mục tiêu đã đề ra trong bản đồ chiến lược. Các chỉ số đánh giá hiệu quả phải bao gồm bốn tiêu chí: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển, khơng được cĩ cái nhìn sai lệch về một hay hai tiêu chí vì sự cân bằng là yếu tố then chốt cho việc ứng dụng thành cơng thẻ điểm cân bằng. Việc lựa chọn các thước đo hiệu suất là những lựa chọn khĩ khăn bởi những thước đo đĩ chính là cốt lõi của hệ thống thẻ điểm và sẽ cung cấp điểm tham chiếu và tiêu điểm cho ACB. Tùy thuộc vào mục tiêu của từng đơn vị trong việc gĩp phần vào việc thực hiện thành cơng chiến lược của ACB mà hình thành nên các thước đo phù hợp, điển hình cho một đơn vị kinh doanh tại bảng 3.2:
3.1.4.1. Tiêu chí tài chính (F)
Đối với mục tiêu tăng trưởng (F1): đúng bản chất là một định chế tài chính
trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, ACB chú trọng đến hai mảng chủ yếu trên bảng cân đối kế tốn đĩ chính là huy động và cho vay, vì vậy, đối với mục tiêu tăng trưởng ACB sẽ cĩ hai thước đo quan trọng là thước đo tăng trưởng tín dụng (F1.1) (là tỷ lệ, mức tăng dư nợ tín dụng trong kỳ) và tăng trưởng huy động (F1.2) (là tỷ lệ, mức tăng số dư huy động trong kỳ). Tùy thuộc vào tình hình kinh tế thị trường trong từng giai đoạn và mục tiêu chiến lược của ACB, các chỉ tiêu đo lường đối với thước đo tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy
Hình 3.1: Bản đồ chiến lược Ngân hàng TMCP Á Châu
`