7. Kết cấu
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Một số thành tựu đạt được
Hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể. Về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 30,7%. Xuất khẩu trái cây tươi cịn vượt xa các mặt hàng nơng nghiệp chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam ra thế giới đạt đỉnh vào năm 2018 với giá trị 2.754 triệu USD. Đối với Trung Quốc, đây là thị trường xuất khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2019. Hoạt động xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường này cũng có các thành cơng, nhất là năm 2017 với kim ngạch đạt 2.387 triệu USD. Đặc biệt trong giai đoạn này, chính phủ Trung Quốc cho phép Việt Nam xuất khẩu chính ngạch 9 loại trái cây tươi sang Trung Quốc. Về giá cả xuất khẩu, trái cây tươi Việt Nam xuất khẩu được bán ở các thị trường Trung Quốc với giá bán bn và bán lẻ khá cao. Điển hình là giá bán lẻ thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc lần lượt là 12 Nhân dân tệ/kg và 24 Nhân dân tệ/kg. Diện tích gieo trồng trái cây tươi của Việt Nam đạt mức trên 1000 nghìn ha vào năm 2019, trong đó vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long và vùng trồng trọt trái cây tươi chủ lực, chiếm 50% tổng diện tích và 60% tổng sản lượng của cả nước.
2.5.2. Một số hạn chế còn tồn tại
Mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam cũng gặp một số khó khăn. Qua các số liệu về giá trị xuất khẩu và sản lượng mà Việt Nam sản xuất được, ta có thể thấy rằng mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam có tiềm năng và thực trạng việc xuất khẩu chưa được tối ưu hóa. Mặc dù đã có các mơ hình sản xuất trên cơ sở liên kết nông dân với doanh nghiệp tư nhân, số lượng vẫn là chưa nhiều, vẫn có các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ vẫn còn nhiều. Các loại trái cây tươi dù có sản lượng lớn nhưng vẫn có tỷ lệ xuất khẩu chưa được cao do
45
tỷ lệ tiêu thụ nội địa lớn, có thanh long có tỷ lệ xuất khẩu cao do tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ từ 15-20%. Đa số các loại trái cây tươi của Việt Nam cũng chưa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, những loại trái cây tươi được coi là thế mạnh của Việt Nam như: bơ, sầu riêng, dừa… vẫn chưa được xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch.
Sản lượng, chất lượng của trái cây tươi của Việt Nam được đánh giá cao. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hay mở rộng thị trường lại không được mấy thuận lợi. Từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc đã ký văn bản áp dụng từ ngày 1/7/2019 yêu cầu trái cây hai nước muốn xuất khẩu vào thị trường của nhau phải có xuất xứ. Thực chất đây là tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP (chất lượng, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc) mà thế giới đang áp dụng phổ biến. Các chủ vựa Việt Nam với tập tục bán “hàng chợ” chưa thích nghi với quy định này. Các chủ vựa, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng ít quan tâm tới việc xây dựng, phát triển thương hiệu trái cây tươi của riêng mình để khẳng định chất lượng mà vẫn chỉ sử dụng thương hiệu chung, đại trà: “trái cây tươi Việt Nam”. Điều này không tạo động lực mạnh để doanh nghiệp cố gắng khẳng định vị trí của mình trên thương trường, khơng đẩy mạnh được việc phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quá trình vận chuyển, bảo quản mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu cũng là vấn đề cần được quan tâm. Mặt hàng trái cây tươi có thế mạnh là chất lượng trái cây tươi luôn được đánh giá cao, ưa chuộng hơn cũng như một điểm yếu do xuất khẩu trái cây tươi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời gian di chuyển từ nhà sản xuất đến thị trường nước ngồi kéo dài sẽ dẫn đến hàng hóa bị hỏng, gây thiệt hại hoặc đội chi phí bảo quản lên cao. Quá trình xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tốn thời gian tại khâu thông quan ở biên giới. Trong quá trình vận chuyển, việc bảo quản là cần thiết. Điều này làm doanh nghiệp đầu tư các kho lạnh để có thể bảo quản lâu hơn.
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa bảo hộ xuất hiện dưới nhiều hình thức với mục đích bảo vệ thị trường sản xuất trong nước khiến hoạt động ngoại thương gặp khó khăn rất nhiều. Bên cạnh việc ký kết các Hiệp định thương mại, giảm thuế quan tới mức 0% thì các quốc gia nói chung và Trung Quốc nói riêng đã đặt ra các biện pháp phi thuế quan như quy
46
tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu đóng gói, hạn ngạch như là cách để bảo hộ thị trường, thay thế cho các biện pháp thuế quan. Năm 2019, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến hoạt động thương mại trái cây tươi giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên khó khăn. Cụ thể, căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại làm giảm xuất khẩu trái cây tươi của Trung Quốc sang Mỹ. Vì vậy, các sản phẩm này quay lại tiêu thụ nội địa, hạn chế việc nhập khẩu. Khơng chỉ vậy, Trung Quốc cịn siết chặt một số biện pháp phi thuế quan như truy xuất nguồn gốc. trái cây tươi muốn sang Trung Quốc phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; phải đăng ký mã số vùng trồng với Hải quan Trung Quốc; các đơn vị trồng phải khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc vùng trồng – có nhãn mác; đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bao bì, điều kiện vệ sinh, khơng nhiễm cơn trùng hại. Đặc biệt, Trung Quốc có một số thay đổi trong giám sát xuất nhập khẩu trái cây tươi vào nước này. Từ 1/10/2019, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an tồn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng. Các yếu tố này đã tạo ra rào cản tới hoạt động thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam.
47
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TRÁI CÂY TƯƠI XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
3.2.1. Tích cực tăng cường phổ biến và hướng dẫn những quy định của Trung Quốc Quốc
Hiện nay, đa số những vấn đề các nhà xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam gặp phải bắt nguồn từ việc thiếu thông tin về các quy định của Trung Quốc. Vì vậy, việc thay đổi phương thức cung ứng thơng tin là rất quan trọng và cần thiết. Tính tới thời điểm hiện tại, nội dung trên hai cổng thông tin về các biện pháp SPS và TBT của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có chất lượng tương đối thấp, các thơng tin chỉ được đăng tải mà khơng có bất kỳ bản dịch hay hướng dẫn nào. Trong khi đó, các quy định của Trung Quốc rất phức tạp và khó hiểu. Vì thế, các doanh nghiệp không chỉ cần thông tin mà cả những hướng dẫn cụ thể về các quy định đó, chẳng hạn như bên cạnh mỗi quy định có một bản tóm tắt ngắn gọn nội dung và hướng dẫn nhanh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, các phương tiện tương tác trực tuyến như diễn đàn hỏi - đáp, email tự động cung cấp thông tin về các quy định mới của nước ngoài…cũng giúp các nhà xuất khẩu của Việt Nam nắm bắt rõ hơn về những thay đổi trong pháp luật nước ngồi nói chung và Trung Quốc nói riêng.
Ngồi cung ứng thơng tin qua mạng Internet, các buổi hội thảo và thảo luận chuyên đề cũng cần được tiến hành để đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về cách thức tuân thủ các quy định của Trung Quốc. Thay vì chỉ hướng đến các nhà xuất khẩu và chế biến trái cây tươi, các cuộc hội thảo cần thiết phải mở rộng đối tượng tới người người trồng trái cây tươi. Vì nơng dân tham gia vào phần lớn quá trình trong chuỗi sản xuất trái cây tươi, nếu thực hiện khơng tốt có thể gây ra những rủi ro như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên, họ thường ở vùng nông thơn nên nhận thức cịn hạn chế về quy định của thị trường nước ngồi và ít có cơ hội tiếp cận với các hội thảo và đào tạo từ Chính phủ và các tổ chức khác. Một cách hiệu quả khác để phổ biến thông tin và hướng dẫn các quy định của Trung Quốc là thông qua các hiệp hội ngành nghề. Trao đổi với nhóm tác giả nghiên cứu, ơng Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau củ Việt Nam cho biết rằng hiện nay, Hiệp hội vẫn
48
nắm giữ vai trị cung cấp những thơng tin liên quan tới các quy định mà Trung Quốc áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam nói chung và trái cây tươi nói riêng. Chính phủ nên đóng vai trị hỗ trợ ban đầu cho các hiệp hội bằng cách tạo điều kiện nâng cao năng lực cho các cán bộ hiệp hội, hoặc hợp tác trong các dự án hỗ trợ các nhà xuất khẩu trái cây tươi.
3.1.2. Đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất và công nghệ cho xuất khẩu trái cây tươi
Để tháo gỡ những vấn đề các nhà xuất khẩu trái cây tươi đang phải đối mặt, giải pháp cấp thiết và lâu dài là nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư công nghệ phục vụ xuất khẩu. Nhu cầu cấp thiết của ngành trái cây tươi là nâng cấp các trang thiết bị thí nghiệm tại các phịng thí nghiệm cơng. Vi phạm giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam, trong khi các quy định của Trung Quốc về vấn đề vi phạm rất khắt khe. Bởi vậy, Chính phủ cần đầu tư thêm nhiều trang thiết bị thí nghiệm có khả năng thực hiện các thử nghiệm ở nồng độ thấp với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất. Việc xây dựng các phịng thí nghiệm cấp quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng rất cần thiết khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Trung Quốc. Ngồi ra, Chính phủ cũng cần quan tâm đầu tư vào hệ thống giao thông phục vụ cho ngành trái cây tươi - một mặt hàng dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, việc những con đường giao thông đường bộ xuống cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của mặt hàng này. Chính phủ cần phải nâng cao hệ thống đường bộ hiện tại để giảm thời gian và chi phí vận tải cho các nhà sản xuất.
Cuối cùng, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến công nghệ sản xuất trái cây tươi. Các giống cây mới có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn là mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ cần hướng đến. Bên cạnh đó, cải tiến quy trình thu hoạch sẽ giúp giảm tỷ lệ trái cây tươi hỏng sau khi thu hoạch, mà hiện nay đang ở mức cao. Song song với đó là nâng cấp cơng nghệ bảo quản để giữ được trái cây tươi lâu hơn để xuất khẩu sang Trung Quốc. Những nhu cầu này có thể được đáp ứng với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến.
3.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Trung Quốc
49
3.2.1. Hiểu biết về các quy định của Trung Quốc
Để xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc, điều đầu tiên mà các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, chế biến trái cây tươi cần thực hiện là tìm kiếm và hiểu rõ về các quy định nhập khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là các biện pháp phi thuế quan đối với mặt hàng trái cây tươi. Khi nắm bắt rõ các yêu cầu của Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi có thể tìm ra phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí song vẫn đáp ứng được những quy định đề ra. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không biết hoặc không tuân thủ quy định, lơ hàng xuất khẩu có thể bị từ chối, gây thiệt hại nặng nề cho nhà xuất khẩu.
Hiện nay có một số nguồn thơng tin hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các biện pháp phi thuế quan của Trung Quốc. Nguồn đầu tiên là hai cổng thông tin về các biện pháp SPS và TBT của Văn phịng SPS và TBT của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, các trang web này cung cấp thông tin từ nhiều quốc gia chứ khơng chỉ của Trung Quốc, vì vậy các nhà xuất khẩu cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm riêng các quy định của Trung Quốc. Nguồn thơng tin khác có thể hữu ích đối với các doanh nghiệp đó là Bản đồ tiếp cận thị trường (https://www.macmap.org/) hay Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc (https://unctad.org/en/Pages/Home.aspx). Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thơng tin liên quan tới các biện pháp NTM mà Trung Quốc áp dụng đối với trái cây tươi Việt Nam thông qua 2 cổng thông tin trên.
3.2.2. Đầu tư hệ thống quản lý chất lượng
Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP và GlobalGAP đã chứng minh hiệu quả tích cực với chất lượng trái cây tươi, khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngồi, sự hài lịng của người tiêu dùng, và uy tín của trái cây tươi Việt Nam ở thị trường nước ngồi. Tn thủ các ngun tắc và quy trình của những hệ thống quản lý này không chỉ giúp các nhà sản xuất trái cây tươi Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc mà cịn có thể tiếp cận những thị trường khó tính khác. Đồng thời, việc áp dụng các hệ thống này thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi và ngành trái cây nói chung.
Trong cuộc phỏng vấn với nhóm tác giả nghiên cứu, ơng Đặng Phúc Ngun, Tổng thư ký Hiệp hội rau củ Việt Nam cho biết hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất
50
khẩu trái cây tươi vào thị trường Trung Quốc cần có 1 mã số nhập cảnh và mã số đóng gói hàng hóa. Tuy nhiên, trước khi có được mã số này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn HACCP hoặc GlobalGAP. Chính vì vậy, trong một vài năm tới, HACCP và GlobalGAP có thể sẽ trở thành điều kiện tiên quyết tối thiểu đối với các doanh nghiệp muốn xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
3.2.3. Hợp tác chặt chẽ với các bên trong chuỗi cung ứng trái cây tươi
Các biện pháp NTM mà Trung Quốc áp dụng đối với trái cây tươi Việt Nam liên quan đến tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất, bắt đầu từ giai đoạn trồng cây đến khi bán thành phẩm cho người tiêu dùng. Vì vậy, để tuân thủ đầy đủ các biện pháp đó, doanh nghiệp trái cây tươi cần làm việc chặt chẽ với các bên trong chuỗi cung ứng trái cây tươi. Người nông dân là khâu quan trọng nhất trong tổng thể cả quá trình. Tuy nhiên, phần lớn đối tượng này còn hiểu biết hạn chế về những quy định, những thay đổi mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra. Để kiểm soát hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất trên trái cây tươi, các doanh nghiệp cần hợp tác với người nông dân chặt chẽ, bám sát ngay từ những ngày đầu. Việc ký kết các hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và người nông dân là cần thiết, hoạt động này đảm bảo đầu ra cho mặt hàng trái cây tươi, đồng thời giúp người nông dân tin tưởng và làm theo những chỉ dẫn mà doanh nghiệp đưa ra.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Họ là đối tượng nắm bắt rõ nhất về những NTM mà