CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
2.2.1.4 Thực trạng rủi ro tín dụng nhà nước của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh
triển tỉnh Long An
a) Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng
Cơng tác thẩm định để cấp tín dụng cho khách hàng đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Đối với Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An, do chỉ được cho khách hàng vay theo từng dự án nên việc thẩm định để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay lại càng quan trọng hơn. Vì chỉ cần sơ suất trong việc thẩm định tính khả thi của dự án hay năng lực quản lý của chủ đầu tư thì có thể dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ, làm tăng nguy cơ rủi ro cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An.
Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An chỉ mới bắt đầu hoạt động chính thức từ tháng 01 năm 2009. Do mới thành lập, khơng có nhân lực nên cán bộ thẩm định là
một nhân viên mới thử việc ở Sở Tài chính tỉnh Long An điều động bổ sung cho Quỹ đầu tư phát triển. Do là nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định, học tập kinh nghiệm tại các Quỹ đầu tư phát triển ở các tỉnh khác nhưng vẫn không ứng dụng được cho điều kiện riêng của các dự án của Quỹ đầu tư phát triển. Cán bộ thẩm định yếu kém, thiếu kinh nghiệm làm cho việc thẩm định dự án để ra quyết định cho vay còn khá nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để khắc phục tình trạng này, từ năm 2012, Quỹ ĐTPT mới tuyển dụng được cán bộ thẩm định giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác trong lĩnh vực thẩm định, có năng lực thẩm định từ Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Long An. Việc này cũng góp phần nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng tại Quỹ ĐTPT.
Do trước đây cán bộ thẩm định là người mới làm việc trong lĩnh vực thẩm định, chưa có kinh nghiệm nên báo cáo thẩm định cịn sơ sài, rập khn, chưa có tính đột phá, sáng tạo, thiếu kinh nghiệm trong thẩm định phương án kinh doanh và phương án trả nợ. Báo cáo thẩm định chỉ dựa theo phương án kinh doanh và phương án trả nợ của khách hàng để tính tốn lại mà khơng tìm được những căn cứ xác thực cho các điều kiện được sử dụng để thẩm định. Việc này làm cho các báo cáo thẩm định không thuyết phục được hội đồng thẩm định cũng như không thẩm định tốt được tính khả thi của dự án.
Quỹ ĐTPT chỉ mới thành lập từ năm 2009, chỉ học tập kinh nghiệm ở các Quỹ ở tỉnh khác, khơng có bộ phận chun mơn cao nên khơng thực hiện được hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng. Đến nay, việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng khi thẩm định đều nhờ vào bảng xếp hạng doanh nghiệp được cung cấp từ CIC. Điều này khiến cho Quỹ ĐTPT khơng chủ động cũng như khơng có thơng tin trong việc quản lý rủi ro tín dụng đối với các khoản vay tại Quỹ ĐTPT.
Một thực trạng nữa trong hoạt động thẩm định tín dụng của Quỹ ĐTPT là việc thẩm định tài sản đảm bảo. Tại Quỹ ĐTPT, việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo chủ yếu dựa vào Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An hoặc dựa vào giá trị thẩm định tài sản do doanh nghiệp vay vốn thuê. Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo theo cách này chủ yếu là dựa vào kết quả thẩm định của
cơ quan định giá do khách hàng th, vì vậy Quỹ ĐTPT khơng chủ động trong việc thẩm định giá trị của tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm cũng không đáng tin cậy do đơn vị định giá là do khách hàng thuê, nên việc nâng giá trị tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế là hồn tồn có thể xảy ra.
b) Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ 10.305 31.468 104.484 115.624 222.084 Nhóm 1 103.305 31.468 104.484 99.219 154.723 Nhóm 2 - - - 16.405 59.861 Nhóm 3 - - - - 7.500 Nhóm 4 - - - - - Nhóm 5 - - - - - Nợ quá hạn (2+3+4+5) - - - 16.405 67.361 Nợ xấu (3+4+5) - - - - 7.500
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ hàng năm của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013)
Bảng 2.3 cho ta thấy tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An chỉ phát sinh trong năm 2012 và năm 2013. Năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp khơng có đầu ra, tình hình khó khăn này kéo dài qua cả năm 2013. Chính vì vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Cụ thể là trong năm 2012, nợ quá hạn phân loại vào nhóm 2 là 16.405 triệu đồng, chiếm 14,18% tổng dư nợ cho vay năm 2012. Trong năm 2013, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã phát sinh nợ xấu, cụ thể là nợ nhóm 3 là 7.500 triệu đồng, chiếm 3,38% trên tổng dự nợ cho vay. Nợ quá
hạn năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, tổng dư nợ quá hạn là 67.361 triệu đồng, chiếm 30,33% tổng dư nợ cho vay. Các con số này cho thấy chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã giảm trong năm 2012 và năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đã tăng cao trong năm 2013.
c) Thực trạng tài sản bảo đảm
Biểu đồ 2.4: Tình tình tăng trưởng tài sản bảo đảm của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản đảm bảo Dư nợ vay
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013)
Biểu đồ 2.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng của tài sản bảo đảm không theo kịp tốc độ tăng trưởng của dư nợ vay. Giá trị tài sản bảo đảm tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An đã giảm từ năm 2011 và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ cho vay hàng năm. Điều này cho thấy các khoản vay tín chấp tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An ngày càng tăng. Để có thể hiểu rõ thực trạng tài sản bảo đảm tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013, ta sẽ phân tích cơ cấu tài sản bảo đảm của các khoản vay tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản bảo đảm của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Bất động sản
Tài sản hình thành sau đầu tư Máy móc thiết bị
(Nguồn: Báo cáo tài sản bảo đảm hàng năm của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2009-2013)
Biểu đồ 2.5 cho thấy cơ cấu tài sản bảo đảm của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An chủ yếu là bất động sản, chiếm từ 60% đến 80% trên tổng giá trị tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm là bất động sản sẽ có tính an tồn cao, nhưng từ năm 2012, tính thanh khoản của bất động sản đã giảm mạnh, giá trị thị trường của bất động sản đã giảm, nhưng Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An đã khơng có tổ chức định giá lại hàng năm. Điều này sẽ khiến cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An không cập nhật kịp thời giá trị tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý phù hợp để tăng giá trị tài sản thế chấp bảo đảm cho khoản vay. Ngồi ra, tài sản hình thành sau đầu tư cũng chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 30% trong tổng giá trị tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành sau đầu tư thường gặp khó khăn trong việc thực hiện quyết tốn cơng trình sau đầu tư để đăng ký bổ sung tài sản thế chấp do khách hàng vay khơng hợp tác quyết tốn cơng trình, chậm trễ trong việc đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm khiến cho việc quản lý, giám sát, kiểm tra tài sản gặp khó khăn. Điều này cho thấy việc quản lý, giám sát và kiểm tra tài sản bảo đảm trong q trình vay cịn lỏng lẽo, chưa được thực hiện tốt.
d) Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng
Quỹ ĐTPT tỉnh Long An sử dụng mơ hình quản trị rủi ro tập trung. Mơ hình quản trị rủi ro tập trung có nội dung là: phân tách nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm pháp lý giữa các phịng ban, hạn chế việc chỉ có một cán bộ thực hiện cơng việc từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến đề xuất phê duyệt tín dụng, quản lý các khoản vay.
Từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2013, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An có phịng Thẩm định - Tín dụng có chức năng thẩm định dự án, tham mưu cho lãnh đạo ra quyết định cho vay, ký hợp đồng tín dụng, giải ngân, giám sát sau giải ngân. Việc này gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An, vì Trưởng phịng Thẩm định - Tín dụng quản lý tồn bộ các giai đoạn trong hoạt động cấp tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, ký hợp đồng, giải ngân, quản lý các khoản vay, không phân tách được nhiệm vụ, chức năng cũng như công việc của từng nhân viên, dễ dẫn đến tiêu cực trong hoạt động cấp tín dụng. Chính vì vậy mà tháng 7- 2013, Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã tách phòng Thẩm định - Tín dụng thành Phịng Thẩm định và Phịng Tín dụng, phân tách rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của từng phịng ban. Phân cơng cho từng cán bộ riêng biệt quản lý mỗi khâu trong hoạt động cấp tín dụng như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và giám sát các khoản vay sau giải ngân. Việc quản lý theo mơ hình quản lý tập trung này giúp cho Quỹ ĐTPT tỉnh Long An dễ quản lý, theo dõi cũng như phân rõ trách nhiệm cho từng phòng ban, cán bộ giúp cho cán bộ cơng nhân viên có trách nhiệm cao hơn với nhiệm vụ của mình cũng như hạn chế tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng.
e) Xây dựng danh mục đầu tư phù hợp theo từng thời kỳ
Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An thường xuyên xây dựng danh mục đầu tư phù hợp theo điều kiện cụ thể của từng thời kỳ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, giảm thiểu tổn thất gây ra cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An.
Qua 05 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An đã nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để có thể tham mưu đề
xuất cho Ban giám đốc xây dựng danh mục đầu tư phù hợp cho từng thời kỳ để phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho hoạt động tín dụng của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An. Năm 2012, khi thị trường bất động sản đóng băng, tình hình tài chính của hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, Quỹ đầu tư phát triển đã kịp thời xây dựng danh mục đầu tư sang các dự án giao thông do ngân sách bảo lãnh vốn vay. Nhờ vậy mà chất lượng tín dụng của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An được nâng cao.
f) Cơng tác thực hiện và hồn chỉnh các quy định nhằm thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An
- Thực hiện quy trình cấp tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An
Quy trình xét duyệt cho vay tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, ký hợp đồng, giải ngân và quản lý các khoản vay đã được phân tách riêng từng khâu cho từng phòng ban, bộ phận riêng biệt, do đó hạn chế được tính chủ quan cảm tính và vấn đề đạo đức trong việc xét duyệt cho vay.
Quy trình cấp tín dụng tại Quỹ ĐTPT tỉnh Long An được thực hiện qua các bước sau:
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp chuyển hồ sơ vay vốn cho phòng Thẩm định thực hiện thu thập thông tin, dữ liệu và thẩm định dự án, đề xuất
cho vay
Cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định cho vay
Thông báo cho khách hàng
Từ chối cho vay
Thông báo từ chối cho vay
Đồng ý cho vay
Phòng Thẩm định chuyển hồ sơ vay vốn cho phịng Tín dụng, phịng Tín dụng phối hợp với
phịng Tài chính - Kế tốn soạn thảo và ký kết HĐTD, HĐTC, KUNN, thực hiện các thủ tục
công chứng, chứng thực và đăng ký GDBĐ
Lưu hồ sơ và nhập kho TSBĐ
Giải ngân
Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay Xử lý các phát sinh (nếu có)
Ký các phụ lục hợp đồng điều chỉnh HĐTD, HĐTC
Thu nợ gốc, lãi, phí Thanh lý HĐTD, giải chấpTSBĐ Phịng Kế hoạch - Tổng hợp tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách
Cán bộ tín dụng ln tn thủ theo quy trình xét duyệt cấp tín dụng do Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An ban hành. Nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các phòng ban, các cán bộ thực hiện quy trình cấp tín dụng được phân cơng rõ ràng, đầy đủ, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ Ban giám đốc, vì vậy đã hạn chế được rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An.
- Thực hiện quy định về thẩm định cấp tín dụng
Quỹ ĐTPT tỉnh Long An đã xây dựng và ban hành quy chế, quy trình thẩm định riêng, tách khỏi quy chế cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Quy trình thẩm định với nội dung thẩm định được quy định rõ ràng, chặt chẽ, hướng dẫn những nội dung, chỉ tiêu cần thẩm định, phân rõ nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của cán bộ thẩm định. Điều này giúp cho cán bộ thẩm định có thêm một cẩm nang hỗ trợ cho công tác thẩm định, cũng như hiểu rõ hơn quy định về chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm pháp lý của bản thân, từ đó giúp cán bộ thẩm định xử lý công việc một cách chuyên nghiệp và hạn chế những vi phạm đạo đức trong việc xét duyệt các khoản vay.
Cán bộ thẩm định dự án luôn tuẩn thủ theo quy chế thẩm định, thẩm định dự án và khác hàng vay một cách khách quan, cụ thể, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác của thơng tin, đồng thời cán bộ thẩm định cũng không được trức tiếp gặp khách hàng vay để đỏi hỏi việc cung cấp hồ sơ vay vốn mà phải phát hành văn bản do Giám đốc ký duyệt gửi đến khách hàng để hạn chế tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động thẩm định, xem xét cấp tín dụng.
- Thực hiện quy định về phân quyền phán quyết tín dụng
Quỹ ĐTPT tỉnh Long An phân quyền phán quyết tín dụng trong Quy chế cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT tỉnh Long An. Quy chế quy định rằng tùy theo hạn mức tín dụng mà sẽ do Giám đốc, Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An hay Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt cấp tín dụng. Theo quy định hiện tại thì với các khoản vay có hạn mức cho vay trên 15% vốn chủ sở hữu (tính tại thời điểm phê duyệt khoản vay) sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An quyết định cho vay. Đối với các khoản vay có hạn mức cho vay từ 10% đến dưới 15% vốn chủ sở hữu