CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
3.3 Kiến nghị
3.3.1.2 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng:
Ngân hàng nhà nước cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng thực hiện một phần chức năng của ngân
hàng như Quỹ đầu tư phát triển để kịp thời phát hiện ra sai sót để khắc phục, kiểm tra việc tuân thủ chấp hành các quy định trong lĩnh vực ngân hàng... để đảm bảo hệ thống ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng hoạt động tích cực, hiệu quả và đúng pháp luật.
Ngân hàng nhà nước cần tổ chức một đội ngũ thực hiện cơng tác kiểm tra có chun mơn cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thuờng xuyên giáo dục tư tưởng của cán bộ thanh tra, giám sát cũng như có những biện pháp kỷ luật mạnh đối với những cán bộ vi phạm để hạn chế tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
3.3.1.3 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thơng tin tín dụng CIC:
Trung tâm thơng tin tín dụng CIC cần nâng cao chất lượng hoạt động hơn nữa, các thông tin về báo cáo tài chính, tình trạng dư nợ của khách hàng phải được cập nhật thường xuyên, phân tích xếp hạng doanh nghiệp phải khách quan, có cơ sở khoa học, nên sử dụng hệ thống chấm điểm và hạn chế những nhận định chủ quan.
Trung tâm thơng tin tín dụng CIC cần phải hợp tác với nhiều đối tác là tổ chức tín dụng như Quỹ đầu tư phát triển địa phương để thu tập thông tin về khách hàng qua báo cáo hàng tháng để có thêm nhiều nguồn thơng tin để phân tích, đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ cho tổ chức tín dụng nói chung và Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An nói riêng trong cơng tác tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng của mình.
3.3.2 Đối với Bộ Tài chính:
3.3.2.1 Hỗ trợ về pháp lý cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
Quỹ đầu tư phát triển địa phương là tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, có cơ chế hoạt động riêng, chế độ quản lý tài chính, hạch tốn, báo cáo riêng, khơng giống hồn tồn như một ngân hàng thương mại. Do vậy, việc ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn những vấn đề quản lý dành riêng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương là rất quan trọng và hữu ích. Vì vậy, Bộ Tài chính cũng như Ban quản lý dự án Quỹ đầu tư phát triển địa phương cần ban hành Sổ tay Quỹ đầu tư phát triển địa phương để tập hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cho Quỹ đầu tư phát triển địa
phương hoạt động tốt, hiệu quả, đúng pháp luật, thực hiện đúng vai trò nghĩa vụ của một tổ chức tài chính nhà nước của địa phương.
Ngồi ra, Bộ Tài chính cần quan tâm đến việc soạn thảo và ban hành nhanh những thông tư hướng dẫn thực hiện của các nghị định để Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện tốt hoạt động king doanh, quản lý của Quỹ đầu tư phát triển đại phương. Đồng thời cần có những hội nghị tập huấn giới thiệu, hướng dẫn, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, báo cáo cũng như hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật dành riêng cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
3.3.2.2 Hỗ trợ về nguồn vốn cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương:
Quỹ đầu tư phát triển địa phương ngoài nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp còn được phép huy động vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế-xã hội của từng tỉnh khác nhau, do thời gian thành lập khác nhau nên mỗi tỉnh có những khó khăn và thuận lợi riêng trong việc huy động vốn. Với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội cho tỉnh nhà, lãi suất cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thường xây dựng mức lãi suất cho vay thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại. Vì vậy, sự hỗ trợ của Bộ Tài chính trong việc tìm kiếm các nguồn vốn rẻ từ các tổ chức đầu tư phát triển trên thế giới là rất quan trọng. Hiện nay, Quỹ đầu tư phát triển địa phương chỉ mới tiếp cận được với nguồn vốn cho vay lại của Bộ Tài chính vay của Ngân hàng thế giới, nhưng việc giải ngân được nguồn vốn vay cịn rất thấp. Chính vì thế, Bộ Tài chính khơng chỉ hỗ trợ Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong việc tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư giá rẻ mà còn cần phải hỗ trợ các thủ tục cũng như hồ sơ để giải ngân được các nguồn vốn này góp phần phát triển hạ tầng từng địa phương cũng như phát triển đất nước bền vững.
3.3.3 Đối với cơ quan địa phương trực tiếp quản lý: 3.3.3.1 Đối với Sở Tài chính tỉnh: 3.3.3.1 Đối với Sở Tài chính tỉnh:
Sở Tài chính tỉnh là cơ quan cấp vốn hoạt động cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, vì vậy sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của Sở Tài chính tỉnh sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh.
Để Quỹ đầu tư phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, Sở Tài chín cần cân đối nguồn vượt thu ngân sách hàng năm để cấp vốn bổ sung cho Quỹ đầu tư phát triển, đảm bảo các chính sách nhà nước đầy đủ cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh hoạt động. Giám đốc Sở Tài chính cũng là thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, vì vậy cần có trách nhiệm trong việc định hướng phát triển của Quỹ đầu tư phát triển, cùng hỗ trợ tích cực cho Quỹ đầu tư phát triển hoạt động ngày càng hiệu quả.
3.3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển, vì vậy vai trị lãnh đạo, định hướng của Ủy ban nhân dân tỉnh là rất quan trọng và cần thiết.
Để Quỹ đầu tư phát triển hoạt động chất lượng và hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh cần nâng cao vai trò lãnh đạo, định hướng phát triển cho Quỹ đầu tư phát triển, ban hành danh mục đầu tư phù hợp theo tham mưu của Quỹ đầu tư phát triển, điều hành chính sách quản lý phù hợp, phối hợp nhịp nhàng giữa Quỹ đầu tư phát triển và các cơ quan hành chính, cơ quan khác của tỉnh để hỗ trợ cho Quỹ đầu tư phát triển bền vững, hoạt động ngày càng hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động tín dụng nhà nước, hạn chế phát sinh nợ xấu, nâng cao chất lượng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An.
Thông qua những thông tin từ thực tiễn, tác giả đã phân tích, làm rõ những ưu điểm cũng như khuyết điểm đang tồn tại trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An. Từ đó, đề ra những biện pháp, định hướng phát triển mang tính thực tiễn cao, góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng ẩn chứa rất nhiều rủi ro và phức tạp, vì chịu ảnh hưởng rất lớn của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn, tình hình tài chính cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn. Đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua, với tình hình nợ xấu tăng đột biến, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngản hàng và cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng nhà nước của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An. Vì vậy việc đề ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết hiện nay.
Thực tiễn hoạt động trong năm năm qua của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An cho thấy Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An đã nhận thực được tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước cũng như đã có một số biện pháp tích cực để phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước một cách hiệu quả để giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng nhà nước
Dựa trên cơ sở lý luận của tín dụng nhà nước và rủi ro tín dụng nhà nước, luận văn nghiên cứu sâu thực trạng hoạt động tín dụng nhà nước và phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng nhà nước tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An trên cơ sở sử dụng số liệu thực tế của các khách hàng có quan hệ vay vốn tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nhà nước tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An.
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý thuyết và thực tiễn và môi trường kinh doanh luôn biến động nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ, anh chị bạn bè đồng nghiệp.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình, tận tâm giảng dạy trong suốt khóa học. Xin chân thành cám ơn thầy PGS.TS Trần Huy Hoàng người đã hướng dẫn tận tình giúp tơi hồn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Dương (2013). Phân tích rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 9(19), tháng 03-04/2013, trang 29-39.
2. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Đặng Hà Giang, Hoàng Hùng, Trần Văn Thanh, Nguyễn Văn Thầy, Nguyễn Kinh Trọng (2010). Quản trị Ngân hàng thương
mại hiện đại. Nhà xuất bản Phương Đông.
3. Trần Huy Hoàng (chủ biên), Nguyễn Đăng Dờn, Trần Thị Xuân Hương, TS. Trương Quang Thông, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Văn Sáu (2010).
Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
4. Trương Đông Lộc, ThS Nguyễn Thị Tuyết (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ. Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 3/2011, trang 38-41.
5. Trương Đông Lộc, (2010). Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tạp
chí Kinh tế và phát triển, số 156, trang 49-52.
6. Nguyễn Văn Tiến (2005). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê. Website: 1. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-von-tin-dung-dau-tu-phat-trien-nha- nuoc-69806/ 2. http://luanvan.co/luan-van/de-tai-tin-dung-dau-tu-phat-trien-cua-nha- nuoc-thuc-trang-va-giai-phap-13522/ 3. http://www.baomoi.com/Kinh-nghiem-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tren-the- gioi/126/10029428.epi 4. http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/xulynoxau-kinhnghiem-nd- 16454.html 5. http://www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=617
6.http://hanccty.wordpress.com/ph%E1%BA%A7n- m%E1%BB%81m/ph%E1%BA%A7n-m%E1%BB%81m-th%E1%BB%91ng- ke/stata/ 7. http://123doc.vn/document/316553-giai-phap-han-che-rui-ro-tin-dung- tai-ngan-hang-phat-trien-nha-dong-bang-song-cuu-long-chi-nhanh-ha-noi.htm 8. http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201410/mot-so-van-de-ve-no- xau-va-giai-quyet-no-xau-tai-viet-nam-hien-nay-295948/