Kiểm định đồng liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu tại việt nam (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Kiểm định đồng liên kết

Trong kiểm định đồng liên kết, có hai phương pháp tiếp cận được sử dụng. Một là mơ hình được phát triển bởi Engle–Granger (vốn sử dụng tiêu chuẩn Dickey –Fuller hay Dickey – Fuller mở rộng) để xem xét tính dừng của phần dư. Tuy nhiên, kiểm định này không giải quyết được vấn đề nếu có nhiều biến là đồng liên kết. Khắc phục điểm yếu của kiểm định Engle– Granger, ta có thể sử dụng kiểm định Johansen (1988) và Johansen – Juselius (1990).

Phương pháp Johansen – Juselius có hai dạng kiểm định là kiểm định giá trị vết (Trace test) và kiểm định bằng tỷ số hợp lý (Maximal eigenvalue test), hai phương pháp này tương đương nhau.

Phương trình giá trị vết (Trace value)

λ = − !ln 1 −λ (3.6) Trong đó:

T: tổng quan sát

n: số lượng biến

λ: là giá trị riêng được sắp xếp theo tứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất λ : có phân phối chi bình phương với (n-r) bậc tự do.

Trong kiểm định này:

Giả thuyết : Có r hoặc một vài quan hệ đồng liên kết. Giả thuyết đối : Khơng có quan hệ đồng liên kết.

Phương trình giá trị riêng cực đại (Maximum-eigenvalue)

λ"# = −ln1 −λ! (3.7)

Trong kiểm định này:

Giả thuyết : r = 0 vector đồng liên kết được kiểm định. Giả thuyết đối : r = r+1 vector đồng liên kết.

Khi thực hiện kiểm định, so sánh giá trị trace value hoặc giá trị maximum- eigen value với giá trị critical value tại các mức ý nghĩa: 1%; 5% và 10%.

+ Nếu giá trị trace value hoặc Maximum-eigenvalue < critical value: chấp nhận giả thuyết (hay nói cách khác là khơng bác bỏ giả thuyết : tồn tại ít nhất r quan hệ đồng liên kết)

+ Nếu giá trị trace value hoặc Maximum-eigenvalue > critical value: bác bỏ giả thuyết : không tồn tại quan hệ đồng liên kết nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu tại việt nam (Trang 43 - 44)