Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế

Do đặc điểm của bộ số liệu điều tra giai đoạn 2010 – 2014 nên kết quả chỉ phản ánh thơng tin và ước lượng trong q khứ, có nghĩa là ngay khi cả các ước lượng được thực hiện một cách tốt nhất thì kết quả đó chỉ phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong quá khứ. Các yếu tố có thể xảy ra trong tương lai hồn tồn chưa được dự báo. Ngồi ra, bài viết cịn hạn chế về khả năng nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung đánh giá khả năng tham gia đào tạo nghề có tác động đến việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nơng thơn, trong đó tập trung phân tích đánh giá sâu q trình chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm. Chưa đánh giá được tác động chính sách trước và sau học nghề và những tác động tương tác bởi các yếu tố ”kéo” và ”đẩy” giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, làm cho nội dung luận văn chưa mang lại nét nổi bậc trong đánh giá chính sách đào tạo nghề. Nếu có điều kiện tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới, tác giả sẽ tập trung phân tích tác động bởi chính sách một cách chi tiết, sâu sắc, khoa học hơn.

Tiếp đó, là hạn chế của mơ hình nghiên cứu khi mơ hình sử dụng trong việc phân tích tác động của các yếu tố đến xác suất quyết định tự tham gia của cá nhân. Tác giả chỉ sử dụng duy nhất mơ hình logit để đánh giá xác suất tác động của các nhân tố. Một phần cũng do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nhưng giới hạn về trình độ nghiên cứu là hạn chế cơ bản, cụ thể trong quá trình sử lý số liệu và biến số cho từng lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn nhiều biến chưa được đưa vào mơ hình để có ước lượng bao qt.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu đã giải thích được chiều hướng tác động của các biến tới quyết định lựa chọn tham gia của mỗi cá nhân mà trong bài nghiên cứu chúng tơi đã tập trung vào các nhóm nhân tố: Tuổi tác, thành viên, giới tính, trình độ học vấn, đất đai, thu nhập mà vẫn làm rõ được các vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả phát hiện phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cũng như phản ánh điều kiện thực tế

2014) tại địa phương lần đầu tiên được tác giả sử dụng cho mục đích nghiên cứu về chủ đề này. Trước đó, khơng có nhiều nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến sự lựa chọn tham gia học nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn. Bài nghiên cứu này phần nào bổ xung những khiếm khuyết trước đây.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Để có được kết quả thuyết phục và có ý nghĩa hơn tác giả có đề xuất nên mở rộng mơ hình và phạm vi nghiên cứu bằng việc sử dụng kết hợp mơ hình logit và probit hay các phương pháp phân tích chuyên sâu để đánh giá tác động của các yếu tố đến quyết định tham gia học nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động hai khu vực theo số liệu thống kê qua các năm. Đặc biệt là có so sánh giai đoạn trước đó sẽ thấy được sự khác biệt giữa các nhân tố tác động này. Hơn nữa, trong mơ hình mẫu được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu với những cá nhân tham gia học nghề ở địa bàn 12 xã. Chúng ta có thể mở rộng mẫu và thực hiện nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện. Để thấy được sự tác động khác biệt giữa các yếu tố. Các nhân tố này tác động như thế nào tới việc quyết định tham gia của cá nhân. Sẽ rất tốt nếu có thể mở một cuộc điều tra riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu về chủ để này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)