Tỷ giá liên ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 26)

1.2. Các yếu tố cơ bản trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

1.2.2. Tỷ giá liên ngân hàng

Tỷ giá liên ngân hàng chính là tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, là một yếu tố cơ bản của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá liên ngân hàng là mức tỷ giá hình thành trên cơ sở cung cầu, tỷ giá mua bán giữa các NHTM và nằm trong biên độ cho phép của NHTW. Tình hình biến động tỷ giá liên ngân hàng phản ánh cung cầu ngoại tệ trên thị trường và khả năng thanh khoản của thị trường ngoại tệ. Tỷ giá liên ngân hàng tăng phản ánh cung về ngoại tệ ít, trong khi thị trường đang có nhu cầu mua ngoại tệ cao, nguồn ngoại tệ có dấu hiệu khan hiếm. Ngược lại, tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng giảm phản ánh lượng cung ngoại tệ trên thị trường nhiều, trong khi đó nhu cầu mua ngoại tệ thấp, nguồn cung ngoại tệ dồi dào.

1.2.3 Cung và cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi diễn ra các giao dịch về ngoại tệ giữa các định chế tài chính nên thường xuyên phát sinh cung cầu về ngoại tệ giữa các định chế tài chính. Tại cùng một thời điểm, đối tác này thì có nhu cầu mua ngoại tệ, trong khi đó đối tác khác lại có khả năng bán ngoại tệ, hai đối tác gặp nhau trên thị trường và thỏa thuận với nhau các điều kiện cụ thể để bên này có thể bán ngoại tệ cho bên kia trong thời gian nhất định và tỷ giá xác định.

Bất cứ một thị trường nào thì cũng phải có sản phẩm hàng hóa để mua bán mới hình thành nên thị trường, sản phẩm của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính là nguồn ngoại tệ, hàng hóa được ln chuyển từ người có nhu cầu bán sang người có nhu cầu mua với một tỷ giá xác định hình thành qua cung cầu về hàng hóa.

1.2.5 Các cơng cụ của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Các công cụ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là các phương tiện để người mua và người bán thực hiện các giao dịch với nhau trên thị trường. Các công cụ giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm: xác nhận mua bán ngoại tệ, hệ thống giao dịch điện tử của Thomson Reuters là Dealing 3000 và các công cụ khác được thị trường chấp nhận.

1.2.6 Chức năng và vai trò của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một thành phần cơ bản và quan trọng hình thành nên thị trường ngoại tệ. Vì vậy, với tính chất và đặc điểm của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nó có những chức năng, vai trị như sau:

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với vai trò là nơi điều tiết cung cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và định chế tài chính. Như chúng ta đã biết chức năng và vai trị của NHTM nói riêng và các TCTD nói chung là trung gian tài chính, mua bán ngoại tệ với khách hàng để đáp ứng nhu cầu cung cầu ngoại tệ cho thị trường. Trong quá trình hoạt động TCTD phải cân đối nguồn cung cầu ngoại tệ do mua bán với khách hàng để đảm bảo trạng thái ngoại tệ theo đúng quy định của NHNN. Vì vậy, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu cung cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng thừa ngoại tệ do khách hàng bán nhiều và ngân hàng thiếu ngoại tệ do khách hàng mua nhiều ngoại tệ nhằm kinh doanh chênh lệch tỷ giá để tìm kiếm lợi nhuận.

- Thơng qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường. - Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một thành phần quan trọng trên thị trường liên ngân hàng, nếu TTNTLNH hoạt động hiệu quả và lành mạnh thì góp phần quan trọng làm cho hoạt động của các NHTM và định chế tài chính trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thêm lành mạnh, ngược lại nếu TTNTLNH có những xáo trộn và bất ổn thì cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của NHTM và định chế tài chính và thị trị trường ngoại tệ nói chung.

1.3.1 Các chỉ tiêu định lượng

- Doanh số giao dịch: là khối lượng giao dịch mua bán ngoại tệ thành công trên thị trường được thống kê một khoảng thời gian nhất định hay trong một thời kỳ nhất định.

- Đối tượng tham gia thị trường: là số thành viên tham gia giao dịch trên thị trường, thành phần và số lượng, mức độ tham gia thị trường và ảnh hưởng của các đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường.

- Các sản phẩm, hàng hóa và cơng cụ của thị trường: thể hiện qua việc thị trường đã có đầy đủ các sản phẩm, hàng hố, cơng cụ giao dịch hay chưa. - Tốc độ tăng trưởng, phát triển của thị trường, thể hiện qua quy mô về doanh

số giao dịch qua các thời kỳ, các giai đoạn so sánh.

1.3.2 Các chỉ tiêu định tính

- Sự ổn định an tồn của thị trường, thể hiện qua việc thị trường có hoạt động thong suốt, an toàn và hiệu quả cho các đối tượng tham gia.

- Sự quản lý, điều tiết của cơ quan quản lý, điều tiết của cơ quan quản lý, thể hiện thị trường có được điều hành bởi một cơ chế thống nhất hay khơng, có đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ nhằm tạo hành lang pháp lý và thông suốt trong hoạt động hay khơng, có đảm bảo các nghiệp vụ được diễn ra đúng quy định hay không. Hiệu quả quản lý và điều tiết của cơ quan quản lý

đến mức độ nào để nhằm làm cho thị trường ổn định và ngày càng lành mạnh và hiệu quả.

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

1.4.1 Nhân tố chủ quan đối với NHTM

Thứ nhất là: đào tạo cán bộ và trang thiết bị hiện đại.

- Để thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phát triển bền vững thì điều cần thiết là các nhân viên ngoại hối tại các ngân hàng phải được trang bị kiến thức nhất định về thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Vì vậy, NHNN và các NHTM cần phải tuyên truyền hướng dẫn về vai trò và tầm quan trọng của loại hình kinh doanh ngoại tệ.

- Do thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có tính cạnh tranh rất cao, độ thanh khoản lớn, do đó những thơng tin về thị trường phải tức thời và địi hỏi giảm thiểu thời gian giao dịch. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng mạng thông tin hiện đại là điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được thông suốt và hiệu quả. Mặt khác, thông tin thị trường một khi được cập nhật lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Bởi vậy, phòng kinh doanh ngoại tệ cần được trang bị thiết bị hiện đại để tiếp cận những thong tin mới nhất trên thị trường, đồng thời để có thể giao dịch kinh doanh trực tiếp với các ngân hàng trong nước và thị trường ngoại hối quốc tế.

Thứ hai là các lại hình sản phẩm dịch vụ.

- Thị trường ngoại tệ Việt Nam còn rất sơ khai về mặt nghiệp vụ, giao dịch ngoại hối chủ yếu là giao ngay, trong khi đó trên thế giới người ta đã sử dụng thị trường ngoại hối kì hạn, hốn đổi và tương lai ngày một tăng không khác thị trường giao ngay. Để cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài và tạo sự hấp dẫn hơn nữa đối với khách hàng thì sự phát triển nghiệp vụ mới này là cần thiết.

Thứ 3 là ý thức chấp hành quy chế của Ngân hàng và trình độ năng lực của cán bộ kinh doanh ngoại tệ.

- Hàng năm, NHNN thường xuyên có các văn bản hướng dẫn kinh doanh ngoại tệ cụ thể với từng ngân hàng, các ngân hàng cần chấp hành nghiêm túc những quy định này thông qua việc phổ biến tới các phòng ban và giám sát hoạt động của các phịng ban có liên quan.

- Mặt khác, kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động phức tạp đòi hỏi cán bộ chuyên trách phải có chun mơn và năng lực nghiệp vụ. Ngồi trình độ vi tính thì cũng phải có trình độ ngoại ngữ và am hiểu các luật ngoại hối trong nước cũng như nước ngoài.

1.4.2 Nhân tố khách quan

- Thị trường ngoại tệ: nhân tố tỷ giá đóng vai trị quyết định trong việc phát

triển thị trường ngoại tệ hoạt động hiệu quả. Đối với Việt Nam, do trình độ thị trường cịn sơ khai, ngồi yếu tố tỷ giá, cịn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam ngoại yếu tố tỷ giá thì ở Việt Nam cần thực hiện vai trị của NHTW là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại tệ.

- Thị trường nội tệ liên ngân hàng: Định hướng lâu dài cho việc điều tiết thị

trường ngoại tệ phải thong qua cơng cụ lãi suất. Chính vì vậy, để có thể sử dụng cơng cụ lãi suất và việc điều tiết thị trường ngoại hối một cách hiệu quả thì điều tất yếu là phải phát triển và hồn thiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển những nghiệp vụ ngoại hối phái sinh như giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn. - Vai trò của NHNN: Do thị trường ngoại hối cịn sơ khai, có độ thanh khoản

thấp, tỷ giá kém linh hoạt, cho nên sự can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đóng vai trị cần thiết trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm

bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động được thông suốt. Bên cạnh cơ chế tỷ giá cứng nhắc cùng với sự canh thiệp của NHNN trên thị trường cịn hạn chế, cho nên chưa khuyến khích được các NHTM đẩy nhanh tốc độ luân chuyển ngoại tệ, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ đối với NHTM cũng như doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của NHNN trên thị trường mở nhằm triệt tiêu hiệu ứng phụ nảy sinh. Tuy nhiên, do thị trường tiền tệ Việt Nam còn kém phát triển đặc biệt là sự nghèo nàn về cơng cụ, do đó, hoạt động thị trường mở còn trầm lắng, chính vì vậy, để can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đạt hiệu quả thì cần có hệ thống giải pháp hồn thiện thị trường tiền tệ, để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm hoặc hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

- Trình độ nhận thức của người dân: hiện nay, các doanh nghiệp cũng như

tầng lớp dân cư ở Việt Nam mới chỉ quen với nghiệp vụ giao ngay, cịn nghiệp vụ hốn đổi, quyền chọn, tương lai còn khá mới mẻ. Do vậy, việc các ngân hàng nâng cao hoạt động maketing tới các đối tượng, giúp khách hàng sử dụng thường xuyên và linh hoạt những nghiệp vụ này là cần thiết.

1.5 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Việt Nam xây dựng và phát triển TTNH trong bối cảnh trên thế giới đã có những TTNH của các khu vực và thế giới vì thế Việt Nam có thể kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực mà có những yếu tố nền kinh tế nền tảng tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên kinh nghiệm vận hành và phát triển thị trường sẽ tuỳ thuộc vào những điều kiện cơ sở của mỗi quốc gia vấn đề quan trọng là học hỏi kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá cũng như quản lý ngoại hối vừa tạo cơ sở phát triển TTNH vừa đảm bảo an tồn hệ thống tài chính bối cảnh tồn cầu hoá ngày nay.

Chọn lựa những quốc gia có cơ chế tỷ giá và độ mở cửa tương đồng với Việt Nam, như Singapore, Philippine, Trung Quốc, HongKong để học hỏii kinh nghiệm

về phát triển TTNH. Đối với những quốc gia này, vấn đề quan trọng là vừa quản lý được hoạt động kinh doanh ngoại hối để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính vừa có thể tạo điều kiện khơi thong các dòng luân chuyển tiền tệ nhằm phát triển TTNH.

Kinh nghiệm Trung Quốc: Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) cam kết duy

trì một tỷ giá ổn định trên thị trường ngoại hối thông qua việc can thiệp vào hệ thống giao dịch ngoại hối. Chính sách tỷ giá được điều hành phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ánh đúng sức mua của đồng CNY. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại, giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Sau đó Trung Quốc đã thực hiện việc cải cách về chính sách tỷ giá vào ngày 21/7/2005, nới lỏng tỷ giá chấp nhận cho CNY tăng giá nhằm giảm giá nhằm giảm áp lực lạm phát.

Về quản lý ngoại hối, Trung Quốc thực hiện biện pháp hạn chế tối đa các giao dịch trong nước sử dụng bằng ngoại tệ, nghiêm cấm người cư trú thanh toán mua bán, chuyển nhượng cho nhau bằng ngoại tệ. Cấm sử dụng ngoại tệ để niêm yết và thanh toán giữa người cư với nhau. Đồng thời quan tâm đến điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá hợp lý, duy trì lãi suất CNY ln lớn hơn lãi suất ngoại tệ và tỷ giá giữa CNY/USD được duy trì ổn định nên các doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ, góp phần giảm tình trạng đơla hố.

Xây dựng cơ chế ngoại hối thích hợp nhằm ngăn chặn việc tích trữ ngoại tệ, quản lý nhu cầu mua ngoại tệ, thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào tay nhà nước. Trung Quốc duy trình chính sách kết nối 13 năm mới chấm dứt, khi mà quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lên tới 1500 tỷ USD vào năm 2007, chính sách này được xoá bỏ khi nên kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, cán cân thương mại, cán cân thanh toán dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao. Trung Quốc cịn thực thi chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối trong cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp trong nước, đến cuối năm 2002 các doanh nghiệp trong nước mới

được phép vay ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Đến năm 2008, Trung Quốc mới tự do hoá giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn.

Nhờ thực hiện từng bước q trình trình tự do hố quản lý ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Tập trung nguồn thu ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường ngoại tệ chợ đen. Từ năm 1994 đến nay gần 20 năm, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)