6. Cấu trúc của đề tài
2.3.2 Về chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 2011, 2012 và 2013 là 8.333 tỷ đồng, 8.809 tỷ đồng và 7.996 tỷ đồng, chi phí huy động vốn có xu hướng giảm trong năm 2013, đó là kết quả của việc Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã nổ lực hết mình trong việc tìm kiếm nguồn vốn rẽ nhằm giảm chi phí huy động vốn tiền gửi. Như vậy, trong năm 2013 vừa qua công tác huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là đạt hiệu quả.
Bảng 2.7 Tương quan giữa quy mơ huy động vốn và chi phí huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chi Phí huy động vốn ( tỷ đồng) 8.333 8.809 7.996
Quy mô huy động vốn ( tỷ đồng ) 96.680 121.579 133.703
“ Nguồn: theo báo cáo của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại Hội sở chính ”
2.3.3 Về hệ số địn bẩy tài chính
Bất cứ doanh nghiệp hay ngân hàng nào khi kinh doanh cũng đều mong muốn có được lợi nhuận cao nhất từ số vốn mà mình đã bỏ ra ( đối với ngân hàng số vốn bỏ ra ở đây chính là vốn chủ sở hữu), hệ số địn bẩy tài chính là cơng cụ để đánh giá xem Vietcombank có huy động vốn có hiệu quả chưa, hệ số địn bẩy tài chính được giải thích cụ thể ở phần dưới:
+ Giai đoạn từ 2009 – 2013 ( ngoại trừ năm 2011): hệ số địn bẩy tài chính là 13,68 lần trong năm 2009, 11,67 lần trong năm 2010, 15,16 lần trong năm 2012 và 11,27 lần trong năm 2013. Trong những năm qua công tác huy động vốn của Vietcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là tương đối tốt nhưng hiệu quả đạt được là khơng cao, hệ số địn bẩy tài chính qua các năm khơng ổn định lúc giảm lúc tăng nhưng vẫn xoay quanh mức cho phép là 12- 18 lần.
+ Riêng năm 2011, hệ số địn bẩy tài chính là 3,38 lần, đây là năm nền kinh tế khó khăn cả về chiều sâu và chiều rộng, ngành ngân hàng nói chung, và Vietcombank nói riêng trong đó có Vietcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng lớn do vậy huy động vốn trong năm này cũng không đạt hiệu quả.
2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
Thực trạng huy động vốn tiền gửi và hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được thể hiện ở phần 2.2 và 2.3, dưới đây là phần tóm tắt về kết quả trong nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn Hồ Chí Minh từ năm 2009- năm 2013:
Kết quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, 2010, 2011,2012 và 2013 lần lượt là: 63.996 tỷ đồng, trong đó riêng chi nhánh Hồ Chí Minh đạt doanh số cao nhất chiếm 53,92% tức 34.509 tỷ đồng, là: 67.783 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Hồ Chí Minh đạt doanh số huy động vốn là 35.963 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 53%, là: 96.680 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Hồ Chí Minh đạt doanh số huy động là 54.030 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 55,88%, là: 121.579 tỷ đồng, trong đó Vietcombank chi nhánh Hồ Chí Minh đạt doanh số huy động là 72.047 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 59,26%, là: 133.703 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Hồ Chí Minh đạt doanh số huy động là 80.180 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 59,97%.
Nhìn chung, các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều hoàn thành kế hoạch huy động vốn được giao. Trong đó, chi nhánh Hồ Chí Minh hồn thành kế hoạch đề ra với mức 145%, kế hoạch là 54.975 tỷ đồng.
Năm 2009 Năm 2010
Năm 2013
Hình 2.2 Vốn Huy động của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm.
“ Nguồn: theo báo cáo của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại Hội sở chính ”
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế 2.4.2.1 Hạn chế
Trong những năm qua các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã nổ lực hết mình trong cơng tác kinh doanh nên đã đạt được những kết quả đáng kể: là khu vực đem lại 60% lợi nhuận cho toàn hệ thống, kết quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng qua các năm và luôn đạt kế hoạch được giao. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009- 2013 là không đồng đều, trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng huy động vốn là 5,9%, đến năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng này đạt mức nóng lên đến 42,63%, năm 2012 tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi là 25,75% và 9,7% trong năm 2013. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn trên diễn ra
theo xu hướng khơng ổn định, lúc thì tăng trưởng nóng q từ 5,9% lên đến 42,63% rồi lại xuống 25,75% và cuối cùng chỉ còn 9,7%, sự biến động bất thường này là không tốt.
Ngồi ra, cịn thấy sự khơng đồng đều về kết quả kinh doanh của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 12 chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đang hoạt động nhưng từ kết quả kinh doanh thì chi nhánh Hồ Chí Minh là chi nhánh đạt lợi nhuận cao nhất và mang lại kết quả huy động vốn nhiều nhất ( gần 40% lợi nhuận và vốn huy động tiền gửi của toàn địa bàn là kết quả của riêng chi nhánh Hồ Chí Minh mang lại). Có thể nói chi nhánh Hồ Chí Minh là chi nhánh lớn và là đầu mối cho cả địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh cịn lại thì lợi nhuận và vốn huy động tiền gửi là không cao. Trong năm 2013, trong khi chi nhánh Hồ Chí Minh mang lại 80.189 tỷ đồng vốn huy động tiền gửi thì huy động tiền gửi từ các chi nhánh khác như Nam Sài Gịn là 10.360 tỷ đồng, Bình Tây là 4.409 tỷ đồng, Bến Thành là 5.356 tỷ đồng, Tân Định là 4.780 tỷ đồng, Thủ Đức là 3.529 tỷ đồng, Tân Bình 6.171 tỷ đồng, Vĩnh Lộc 2.727 tỷ đồng, Quận 5 là 3.009 tỷ đồng, Bình Thạnh là 3.675 tỷ đồng, Kỳ Đồng 4.876 tỷ đồng.
2.4.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Hoạch định chiến lược huy động vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chưa đồng bộ và nhóm 12 chi nhánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng vướng phải vấn đề trên, thông qua kết quả kinh doanh của các chi nhánh trên địa bàn thì thấy được sự chênh lệch lớn về kết quả kinh doanh cũng như huy động vốn tiền gửi giữa chi nhánh Hồ Chí Minh và các chi nhánh còn lại là rất cao như đã nêu ở phần 2.4.1, 11 chi nhánh cịn lại thì kết quả huy động vốn tiền gửi cũng như mang lại lợi nhuận chỉ đạt mức vừa đủ hoàn thành kế hoạch. Nguyên nhân gây ra sự khác biệt này là thiếu sự đồng bộ trong chiến lược huy động vốn tiền gửi của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn Hồ Chí Minh, ngay chính khách hàng cũng lấy làm ngạc nhiên khi giao dịch gửi tiền ở chi nhánh này thì có q tặng cịn chi nhánh khác thì khơng.
* Một ví dụ cụ thể như chi nhánh Hồ Chí Minh ln có quà tặng cho khách hàng khi gửi tiết kiệm như: móc khóa, áo mưa, bút, túi đựng đồ, ly, tách…có in chữ Vietcombank chi nhánh Hồ Chí Minh, giá trị q rất thấp nhưng khách hàng rất thích thì đây là cách mà chi nhánh Hồ Chí Minh thu hút khách hàng gửi tiền và việc in tên chi nhánh lên món quà đó rất dễ để Marketing cho chi nhánh mà khơng tốn chi phí, cịn các chi nhánh khác như chi nhánh Tân Bình – nơi tơi đang cơng tác thì khơng hoặc ít khi tặng quà cho khách hàng khi đến giao dich gửi tiền, trừ khi nào đó là khách hàng Vip thì mới được tặng quà nhưng giá trị q tặng thì cao bình qn là 1.000.000 VND/món dẫn đến chi phí cho việc huy động vốn tiền gửi tăng cao.
* Một ví dụ khác là về lãi suất huy động áp dụng cho tài khoản tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm được khách hàng tự mở thông qua kênh IB@nking cao hơn so với khi khách hàng giao dịch tại quầy, việc khách hàng tự gửi tiết kiệm qua kênh IB@nking là khơng tốn chi phí quản lý tài khoản quản lý, chi phí in ấn sổ tiết kiệm nên sẽ được áp dụng lãi suất cao hơn so với giao dịch tại quầy thì hợp lý nhưng việc các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh lại áp dụng mức lãi suất huy động cho loại tiền gửi này lại khác nhau, không đồng loạt như chi nhánh Hồ Chí Minh thì áp dụng mức lãi suất 5,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng còn chi nhánh Tân Bình thì áp dụng mức lãi suất là 5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng thì tất nhiên khách hàng sẽ tới chi nhánh Hồ Chí Minh để mở tài khoản thanh tốn và sau đó dùng kênh IB@nking để gửi tiết kiệm, mức chênh lệch này là 0,5%/năm.
Số lượng phòng giao dịch cũng như nhân sự của từng chi nhánh trên bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng khơng đồng đều, có chi nhánh thì có đến 19 PGD như chi nhánh Hồ Chí Minh, có chi nhánh thì chỉ có 2-3 PGD như Vĩnh Lộc, Quận 5, Kỳ Đồng cho nên kết quả kinh doanh của các chi nhánh trên cùng địa bàn là bất cân xứng, có chi nhánh thì quy mơ huy động vốn tiền gửi thì đạt rất cao, chi nhánh thì quy mơ huy động vốn tiền gửi chỉ đạt mức vừa đủ kế hoạch được giao.
Nguyên nhân bên ngoài Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2010 diễn ra
theo xu hướng phức tạp là do tác động của nền kinh tế, mốc thời gian 2009 là năm tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là rất cao lên đến 42,63%, lúc này kinh tế Việt Nam đang bị khủng hoảng, chỉ tiêu lạm phát điều chỉnh từ 7% lên 15% và đến 17%, để giữ được thị phần huy động vốn của mình các ngân hàng TMCP tranh nhau chạy đua lãi suất trong đó địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra cuộc chạy đua lãi suất khốc liệt nhất, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vừa có thương hiệu và cũng tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất thì tốc độ tăng trưởng vốn huy động là tăng trường nóng là điều tất yếu sẽ xãy ra.
Đối thủ cạnh tranh trong khu vực là yếu tố tác động không nhỏ đến việc Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có huy động được tốt hay khơng, sau thời kỳ tăng trường nóng, tốc độ tăng của vốn huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tạm lắng xuống và giảm dần, đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 9,7%, huy động vốn của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có tăng nhưng tăng chậm vì giai đoạn này Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã khơng cịn chạy đua lãi suất nữa, Vietcombank là ngân hàng TMCP đi đầu trong việc hạ lãi suất, lãi suất huy động của Vietcombank còn thấp hơn cả các ngân hàng TMCP Nhà nước như BIDV, VietinBank và dĩ nhiên là thấp hơn nhiều so với các NH TMCP Tư nhân; Ví dụ như đối với kỳ hạn 1 tháng lãi suất huy động của Vietcombank là 5%, thì lãi suất ở BIDV là 5,5% và ở ACB là 5,6% hoặc 5,8%( nếu số tiền gửi từ 200 triệu VND trở lên).
2.5 Phân tích các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Để đánh giá các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền ở Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên kết quả khảo sát 225 phiếu khảo sát khách hàng. Số lượng phiếu khảo sát phát ra là 320 phiếu khảo sát, trong đó 95 phiếu khảo sát không hợp lệ ( không trả lời hết các câu hỏi và khơng hồn trả lại phiếu khảo sát cho tác giả), còn lại 225 phiếu khảo sát hợp lệ thì có 111 khách hàng khơng gửi tiền tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cuối cùng là còn 115 phiếu khảo sát là những khách hàng đang gửi tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Các yếu tố được đưa ra để thiết lập bảng câu hỏi khảo sát là dựa vào cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia đã trình bày ở phần 1.3 bao gồm: lãi suất huy động, chính sách khách hàng và các chương trình khuyến mãi, thương hiệu và hình ảnh ngân hàng, thời gian thực hiện giao dịch, tác phong làm việc của nhân viên, các dịch vụ hiện đại hổ trợ huy động vốn, kỹ năng giao tiếp của nhân viên, sự đa dạng các sản phẩm huy động vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Dưới đây là tóm tắt của kết quả khảo sát đối với 114 khách hàng có gửi tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các tiêu chí được sắp xếp theo 5 mức độ quan trọng do khách hàng đánh giá như sau: mức độ 1: khơng quan trọng, mức độ 2: ít quan trọng, mức độ 3: khá quan trọng, mức độ 4: quan trọng và mức độ 5: rất quan trọng. Bảng 2.8 Bảng khảo sát khách hàng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu Mức độ quan trọng Mức độ Tỷ lệ
1 2 3 4 5 4+5 4+5
Lãi suất huy động 0 0 2 52 60 112 98%
Chính sách khách hàng và các
chương trình khuyến mãi 0 4 13 72 25 97 85%
Thương hiệu và hình ảnh ngân
hàng 0 20 22 60 12 72 63%
Thời gian thực hiện giao dich 0 8 68 35 3 38 33%
Tác phong làm việc của nhân viên 17 42 25 30 0 30 26%
Các dịch vụ hiện đại hổ trợ huy
động vốn 43 33 20 18 0 18 16%
Kỹ năng giao tiếp của nhân viên 1 78 25 10 0 10 9%
Sự đa dạng các sản phẩm huy
động 2 76 30 6 0 6 5%
Cơ sở vật chất kỹ thuật 1 89 30 2 0 2 2%
“ Nguồn: tính tốn từ số liệu tự khảo sát trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014”