VÀ NHIỆM VỤ NĂM

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2013 cục quản lý cạnh tranh bộ công thương (Trang 53)

B

Năm 2014, tình hình kinh tế thế giới tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng không đồng đều giữa các nước và vùng lãnh thổ và vẫn chứa đựng một số yếu tố bất ổn. Ở trong nước, rất nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn cả về vốn và thị trường. Tình hình kinh tế - xã hội nước ta chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn lớn. Bên cạnh đó, năm 2014 là năm tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh... do đó sẽ tác động không nhỏ tới môi trường kinh doanh. Đi cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và việc tham gia các FTA với yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn tạo ra nhiều cơ hội cho hợp tác cùng phát triển và tranh chấp thương mại sẽ diễn ra phức tạp hơn. Hoạt động sáp nhập và tập trung kinh tế sẽ diễn ra nhiều hơn, sự can thiệp của nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có xu hướng giảm dần, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nguy cơ phát triển các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng sẽ ngày càng phổ biến và tinh vi là những thách thức lớn cho những cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề này.

Trước bối cảnh trên, một số yêu cầu đặt ra đối với Cục năm 2014 là:

Thứ nhất, trình độ cán bộ và tổ chức bộ máy của Cục phải thực sự đủ mạnh và phát triển tương xứng với đòi hỏi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra mới có thể bảo vệ được lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thứ hai, công cụ pháp luật về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải thật sự hữu hiệu mới

có thể tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng điều đó đỏi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời.

Thứ ba, sự hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp và nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng cần nâng cao. Hội nhập và cạnh tranh đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhưng doanh nghiệp và người tiêu dùng thiếu hiểu biết về pháp luật thì quyền lợi cũng rất dễ bị xâm phạm. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng là rất quan trọng để có thể tự ứng phó và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Thứ tư, tập trung nhiều hơn nguồn lực để tăng cường điều tra và xử lý được nhiều vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương mại và quyền lợi người tiêu dùng, góp phần lành mạnh hóa hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2013 cục quản lý cạnh tranh bộ công thương (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)