1.4. So sánh sự khác biệt của chuẩn mực BCLCTT các nước và quốc tế bài học kinh
1.4.1. So sánh sự khác biệt của chuẩn mực BCLCTT các nước và quốc tế:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mỗi quốc gia đều hình thành các chuẩn mực kế tốn được chấp nhận chung của mình (GAAP). Do sự khác biệt về GAAP của các quốc gia, đã có thời kỳ kế tốn thế giới bị phân hóa sâu sắc. Những năm 50 thế kỷ trước,
giao dịch quốc tế và đầu tư nước ngồi phát triển mạnh mẽ, các cơng ty ngày càng phát triển rộng khắp ra ngồi biên giới của mình.
Giai đoạn 1973 – 1989, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) được thành lập bởi đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC). Thời kỳ này là giai đoạn đầu của hịa hợp kế tốn quốc tế. Giai đoạn này chủ yếu cho phép các quốc gia thu hẹp sự khác biệt kế tốn thơng qua việc áp dụng chuẩn mực kế toán cho phép nhiều sự lựa chọn nhằm thích nghi kế tốn giữa các quốc gia. IASC chính là bước đệm đầu tiên trong việc thành lập các chuẩn mực kế toán quốc tế. Gần như các ủy ban và hội đồng kế toán của các quốc gia đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi IASC. Hiệp hội kế toán của mỗi quốc gia đã ký cam kết IASC sẽ nỗ lực hết sức để thúc đẩy việc sử dụng IASC trong đất nước của họ.
Tháng 1 năm 1975, những chuẩn mực đầu tiên của IASC đã được công bố. Từ năm 1975 đến 1987, IASC đã phát hành 25 chuẩn mực và ảnh hưởng của nó đến các quốc gia cũng có sự khác biệt. Trong các quốc gia sáng lập, vẫn ln có quốc gia vẫn duy trì GAAP của riêng mình. Giai đoạn này, mục tiêu chính của IASC là sửa đổi, loại trừ một số rào cản để hịa hơp kế tốn giữa các quốc gia. Mặt trái của sự "dễ dãi" của IASC đã khiến cho báo cáo tài chính (BCTC) khơng đáp ứng được thơng tin cho người sử dụng.
Trước sức ép của những người sử dụng thông tin trên BCTC, giai đoạn 1989 – 1993, IASC đã có nhiều sự cải thiện đáng kể bằng việc giảm dần sự lựa chọn các phương pháp, nguyên tắc trong CMKT. Do giảm các lựa chọn nên các CMKT của IASC đã đảm bảo tính so sánh thơng tin trên BCTC. Nhận thấy xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, ngày 1 tháng 4 năm 2001, hội đồng chuẩn mực kế toán thế giới (IASB) đã được thành lập từ nền tảng của IASC. IASB chịu trách nhiệm phát triển các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và thúc đẩy việc sử dụng và áp dụng các tiêu chuẩn này. Sự ra đời của IFRS khơng ngồi mục đích hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo kế tốn có tính thống nhất cao và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Mục
đích của việc tiêu chuẩn hóa này là để giúp tạo ra sự phù hợp đối với quá trình chuẩn bị lập báo cáo tài chính trong một mơi trường tồn cầu. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ngày nay được rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới áp dụng, tính đến thời điểm cuối năm 2008 (27/8/2008) đã có hơn 100 quốc gia bao gồm Úc, Singapo, Thổ Nhĩ Kỳ,... và toàn bộ các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó cũng có nhiều quốc gia đang trong q trình chuẩn bị thơng qua bộ chuẩn mực IFRS nhưng vẫn chưa được chuyển tiếp một cách hoàn tồn triệt để. Canada, Nga và Hoa Kỳ thì vẫn cịn trong giai đoạn chuẩn bị để tiến tới áp dụng IFRS. Canada và Nga hy vọng rằng việc này sẽ có hiệu lực vào năm 2011, trong khi đó Hoa Kỳ lại cho rằng các yêu cầu của họ sẽ được đáp ứng và sẽ có hiệu lực vào năm 2014.
Giống như FASB và ASB, IASC nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến báo cáo lưu chuyển quỹ, Tháng 12 năm 1992, IASC ban hành IAS 7 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ", chuẩn mực này có hiệu lực sau ngày 1 tháng 1 năm 1994.
Khi IASC phát hành dự thảo ED 36 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ", chỉ 1/3 số người được hỏi ủng hộ việc sử dụng bắt buộc phương pháp trực tiếp, hơn một nửa số người mong muốn một sự lựa chọn giữa phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp (Donleavy, 1994, trang 155). IAS 7 khuyến khích việc sử dụng phương pháp BCLCTT trực tiếp, bên cạnh việc cho phép các công ty lựa chọn giữa 2 phương pháp này.
Mỹ:
Mỹ là nước có nền kế tốn phát triển lớn mạnh bậc nhất thế giới, những cá nhân ưu tú nhất trong IASB cũng rất nhiều người là người mang quốc tịch Mỹ. Hiện nay, chuẩn mực kế tốn ở các nước nếu khơng chịu sự chi phối của IFRS thì sẽ mang ảnh hưởng của US GAAP.
Một vài điểm khác biệt giữa BCLCTT theo IFRS và US GAAP:
1600) Tiền và các khoản tương đương tiền
bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn và trong một số trường hợp có thể là các khoản thấu chi.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể trình bày theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sử dụng phương pháp trực tiếp, đơn vị kinh doanh trình bày dung hòa lợi nhuận và lỗ đến luồng tiền thuần từ hoạt đông kinh doanh, tuy nhiên, việc trình bày này nhiều khi khác nhau căn cứ vào lợi nhuận hoặc lỗ.
Một đơn vị kinh doanh tự chọn chính sách về việc phân loại lãi và cổ tức phải trả là hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động tài chính, và lãi và cổ tức thu được là hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư.
Thuế thu nhập phải trả được phân loại
Giống như IFRS, tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn. Khác với IFRS, thấu chi ngân hàng thì được xem như một hình thức tài chính ngắn hạn, thường phân loại hoạt động tài chính.
Giống IFRS, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể trình bày theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Giống IFRS, nếu sử dụng phương pháp trực tiếp đơn vị kinh doanh trình bày dung hịa thu nhập đến luồng tiền thuần của hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, khác với IFRS, điểm bắt đầu của dung hòa là lợi nhuận rịng.
Khơng giống IFRS, lãi thu được và lãi phải trả (lãi vốn hóa rịng) và cổ tức thu được từ lợi nhuận chưa phân phối trước đây được yêu cầu phân loại là hoạt động kinh doanh. Khác với IFRS, cổ tức phải trả thì được yêu cầu phân loại như hoạt động tài chính.
như hoạt động kinh doanh trừ những trường hợp được phân loại như hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư.
doanh nghiệp thì địi hỏi phải phân loại như hoạt động kinh doanh.
Nguồn: KPMG (2013), IFRS compared to US GAAP: An overview
BẢNG 1.1: Một vài điểm khác biệt giữa BCLCTT theo IFRS và US GAAP:
Vấn đề hội tụ US GAAP và IFRS là trọng tâm của tiến trình hội tụ kế tốn quốc tế. Chủ tịch FASB Robert. H.Herz đã từng phát biểu: "Sẽ không là chuẩn mực quốc tế nếu như thị trường vốn lớn nhất thế giới là Mỹ lại không là một phần của sự phát triển ấy". Cái gọi là dự án hội tụ sẽ làm cho các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Mỹ (US.GAAP) sẽ tương đồng với các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
Bên cạnh việc ban hành các chuẩn mực kế toán mới, FASB và IASB phải đưa ra và xử lý một vướng mắc trong kế toán trước khi dự án hội tụ giữa IFRS và US.GAAP có thể hồn thành. Đưa ra phương án tối ưu cho việc hợp nhất giữa US.GAAP và IFRS có thể trợ giúp SEC trong việc ra quyết định chuyển đổi sang các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trở nên dễ dàng hơn, cũng như sẽ khiến cho US.GAAP trở nên tương đồng với IFRS ở một số khía cạnh then chốt.
Tháng 9 năm 2002, IASB và FASB ký thỏa hiệp Norwalk nhằm thực hiện những dự án chung; hạn chế những khác biệt giữa nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (US GAAP) và IAS/IFRS. Tuy nhiên, quá trình hội tụ cho thấy nhiều vấn đề khó khăn nhất định. Một trong những vấn đề gây cản trở đó là hệ thống kế tốn của Mỹ trên cơ sở qui định (rules-based) trong khi IAS/IFRS theo những nguyên tắc (priciples- based). Bên cạnh đó, hệ thống kế toán của Mỹ thực thi theo các qui định nên được hướng dẫn một cách chi tiết trong khi IAS/IFRS hạn chế những hướng dẫn.
Theo Ricquebourg, (2013), trong dự án hội tụ về BCLCTT, trọng tâm chính của cuộc tranh luận liên quan việc công bố luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. Họ cho
rằng "luồng tiền" nên được định nghĩa là biến động trong "tiền mặt" mà thôi, và không phải trên "các khoản tương đương tiền" (IASB, 2008, đoạn 3.72). Trong việc nhất trí thực hiện phương pháp lưu chuyển tiền tệ trực tiếp trong BCLCTT về hoạt động kinh doanh, cuộc thảo luận lại đưa ra một cuộc tranh luận nên hay không trong việc lựa chọn việc sử dụng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp (IASB, 2008, đoạn 3.75-3.83).
Việc nâng cao trình độ hiểu biết về mối quan hệ giữa các khoản mục trên BCLCTT, báo cáo thu nhập tồn diện, và báo cáo tình hình tài chính là chìa khóa cho việc đề xuất thay đổi trên BCLCTT. Nhiều cuộc tranh luận cho rằng phương pháp gián tiếp có sự thiếu sót lớn do việc thiếu công bố thông tin của của các thành phần tạo nên luồng tiền như hóa đơn tiền mặt hoặc thanh tốn. BCLCTT hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng phương pháp gián tiếp giống như báo cáo lãi lỗ trong kỳ bằng cách điều chỉnh sự thay đổi hàng năm trong vốn chủ sở hữu cho những ảnh hưởng việc thanh toán cổ tức và sự biến động của các cổ phiếu. Theo họ, một phương pháp tiếp cận lãi lỗ như vậy sẽ không tiết lộ các thơng tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính (IASB, 2008, đoạn 3.77).
Các cuộc thảo luận cho rằng việc sử dụng nhất quán phương pháp trực tiếp trong công luồng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ giúp người sử dụng đạt được các mục tiêu trình bày báo cáo tài chính. Phương pháp này giúp thực hiện các mục tiêu là "gắn kết", "cho phép người sử dụng đánh giá thời gian, số lượng và sự không chắc chắn của lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh trong tương lai", đồng thời "cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến các đối tượng của tính thanh khoản và tính linh hoạt tài chính". IASB và FASB khẳng định những ưu điểm của phương pháp gián tiếp khơng đủ so với những lợi ích của báo cáo thu tiền mặt và thanh toán theo phương pháp trực tiếp. FASB và IASB bày tỏ quan điểm của họ trong khi cân nhắc chi phí và lợi ích của việc thực hiện BCLCTT trực tiếp.
Năm 2009, Khi FASB đưa ra cuộc thảo luận, đã có 229 ý kiến phản hồi. Bốn đại gia trong ngành kiểm toán đã đưa ra các đề xuất thực hiện BCLCTT. Deloitte, KMPG và EY nhấn mạnh với IASB và FASB tầm quan trọng việc điều tra sâu rộng xem liệu những lợi ích của BCLCTT trực tiếp sẽ thực sự bù đắp chi phí của việc thay đổi và thực hiện hệ thống báo cáo tài chính để nắm bắt những thơng tin cần thiết hay không. PriceWaterhouseCoopers ủng hộ mạnh mẽ phương pháp trực tiếp như đề xuất trong tài liệu thảo luận. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng các đề xuất chi tiết của cuộc thảo luận đã hơi quá mức.
Trước các ý kiến phản hồi, Dự thảo công bố của FASB về "Trình bày báo cáo tài chính trình" ban hành ngày 1 tháng 7 năm 2010 có rất ít thay đổi từ tài liệu thảo luận ban đầu. Ngoại trừ đòi hỏi một sự dung hòa một số chi tiết để hỗ trợ các BCLCTT phương pháp trực tiếp, FASB và IASB đã khơng có thay đổi đáng chú ý. Đề xuất sử dụng bắt buộc phương pháp trực tiếp vẫn cịn thấy rõ trong Dự thảo cơng bố (FASB, 2010, đoạn 168-199). Theo đó, để có được các thơng tin cần thiết phục vụ BCLCTT trực tiếp, có 2 phương pháp được đề nghị, đó là thay đổi hệ thống thông tin; hoặc điều chỉnh gián tiếp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính theo kế tốn dồn tích và các giao dịch khơng dùng tiền mặt khác.
Nhìn chung, sự hội tụ của FASB hướng tới CMKT quốc tế được nhiều người nhận định như phần còn lại của chuẩn mực toàn cầu. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc hội tụ là một thách thức lớn đối với cả hai tổ chức FASB – IASB và đang khẩn trương, nỗ lực chạy nước rút cho tiến trình hội tụ và mọi vấn đề vẫn nằm còn nằm ở phía trước.
Anh:
Theo Alan Jonathan Duboisée de Ricquebourg, (2013), năm 2005, Vương quốc Anh đã áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), lúc này khơng có thay đổi lớn trong BCLCTT ở Anh. Tháng 7 năm 2002, việc phát hành Quy chế (EC) số 1606/2002 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu yêu cầu tất cả các công ty châu Âu
liệt kê chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của IFRS cho kỳ kế toán bắt đầu từ hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005. Tất cả các công ty niêm yết Vương quốc Anh đã được yêu cầu phải chuyển đổi từ FRS 1 (sửa đổi năm 1996) sang tương đương với IFRS, IAS 7 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ".
Giữa UK GAAP và IFRS có một sự khác biệt đáng kể. Trong khi IAS 7 xác định "luồng tiền" là "tiền và các khoản tương đương tiền" thì FRS 1 (sửa đổi 1996) đã loại trừ "các khoản tương đương tiền", mà theo họ đây là hạng mục được báo cáo riêng trong "quản lý các nguồn thanh khoản". Giống như SFAS 95, IAS 7 luồng tiền cũng đòi hỏi được báo cáo theo ba loại khác biệt: hoạt động "kinh doanh", "đầu tư" và "tài chính". Hơn nữa, IAS 7 khơng u cầu dung hịa "nợ ròng" một cách riêng biệt hay cung cấp bất kỳ một ngoại lệ nào đối với việc áp dụng các chuẩn mực, do đó mở rộng phạm vi yêu cầu thực hiện BCLCTT ở Anh với các doanh nghiệp được miễn trước đây. Cuối cùng, IAS 7 tăng yêu cầu công bố thông tin cho các doanh nghiệp Vương quốc Anh về báo cáo chênh lệch tỷ giá, trình trong bày một cách dung hòa tiền thu và tiền chi và số dư các khoản tương đương tiền.
Úc:
Theo Alan Jonathan Duboisée de Ricquebourg, (2013), tháng 3 năm 1997 , Úc ban hành Dự thảo công bố AASB 77. Tháng 10 năm 1997, Úc phát hành sửa đổi AASB 1026. Đến thời điểm này, Úc đã hòa hợp BCLCTT của họ với IAS 7. Úc đã đi xa hơn Vương quốc Anh trong việc chuẩn bị chuyển đổi sang IFRS. Giữa AASB 1026 và IAS 7 có một khác biệt trong việc tiết lộ các luồng tiền hoạt động. Mặc dù IAS 7 khuyến khích việc sử dụng phương pháp trực tiếp, chuẩn mực này cho phép các công ty lựa chọn phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, miễn là các công ty áp dụng nhất quán phương pháp được lựa chọn qua các giai đoạn kế tiếp nhau. Theo IAS 7, cổ tức chi trả có thể được phân loại là hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động tài chính, trong khi AASB 1026 lại yêu cầu bắt buộc phải phân loại là hoạt động tài chính.
Trong lịch sử của mình, AASB đã yêu cầu lập BCLCTT chỉ theo phương pháp trực tiếp; khi áp dụng IFRS, họ đã ban hành AASB 107 BCLCTT vào 15/7/2004, và truyền thống này vẫn được duy trì. AASB 107 tương đương với IAS 7 trong tất cả các khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ nó khơng cho phép các công ty để tiết lộ luồng tiền hoạt động bằng cách sử dụng phương pháp gián tiếp.
Tháng Tư năm 2007, để hội tụ hoàn toàn với IFRS, các AASB sửa đổi AASB 107 cho phép các công ty Úc để lựa chọn giữa hai phương pháp, cho phép việc sử dụng các phương pháp gián tiếp, bên cạnh đó cho phép phân loại cổ tức phải trả là hoạt động tài chính hoặc kinh doanh.
Mặc dù Úc chấp nhận toàn bộ các chuẩn mực theo IAS/IFRS nhưng Úc vẫn có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với đặc điểm riêng của quốc gia. Việc xây