Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp việt nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 38 - 79)

1.4. So sánh sự khác biệt của chuẩn mực BCLCTT các nước và quốc tế bài học kinh

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Tiến trình hội nhập với chuẩn mực kế tốn quốc tế là hướng đi tích cực đáp ứng xu hướng tồn cầu hóa kinh tế tuy nhiên, q trình này cũng đầy rẫy cam go và phức tạp. Việt Nam cần phải nhận định đúng đắn tình hình để có những lộ trình thích hợp, đáp ứng phát triển kinh tế.

Hệ thống kế tốn của Việt Nam ta có những nét đặc trưng riêng do sự khác biệt về mơi trường kinh doanh, pháp lý, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. Theo đường lối XHCN, nhà nước ta đóng vai trị chủ đạo trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thể: quốc hội ban hành Luật kế toán, thủ tướng chinh phủ ban hành chế độ tài chính, Bộ tài chính ban hành hệ thống CMKT và các thông tư hướng dẫn. Mặt khác, hệ thống kế tốn của ta cịn bị chi phối bởi các quy định về thuế. Khác với thế giới, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) ra đời đã lâu từ 1994 nhưng khơng giữ vai trị lập quy và sự ảnh hưởng còn nhiều hạn chế. Ngồi ra, IFRS thì chủ yếu mang tính xét đốn. Tất cả điều này đã gây nhiều khó khăn trong việc lập và trình bày BCTC nói chung và BCLCTT nói riêng hội nhập với chuẩn mực kế tốn quốc tế.

Việc nhận thức được những lợi ích của việc hịa hợp chuẩn mực kế tốn nói chung và chuẩn mực về BCLCTT nói riêng là tiên quyết quan trọng. Giống như tình hình chung của các nước, nước ta cũng tồn tại sự khác biệt trong viêc lập BCLCTT so với IFRS. Khác biệt này chủ yếu nằm trong việc phân loại các khoản mục liên quan đến luồng tiền. Để BCTC của Việt Nam được các nước công nhận rộng rãi, ta cần thống nhất trong việc phân loại các khoản mục này. Điều này sẽ giảm các chi phí khi phải chuyển đổi các báo cáo từ VAS sang IFRS. Trong giai đồn đầu của tiến trình hội nhập, trước những khó khăn trong việc áp dụng toàn bộ IFRS cho toàn bộ các doanh nghiệp, hệ thống chuẩn mực Việt Nam có thể bao gồm 2 phần: một phần dành cho các

công ty niêm yết và một phần dành cho các công ty không niêm yết. Các cơng ty niêm yết sẽ phải trình bày BCLCTT theo IAS/IFRS, các cơng ty chưa niêm yết sẽ vẫn trình bày theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam hiện hành.

Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực (như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore), các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng dựa trên IAS/IFRS. Do nhiều khác biệt về đặc điểm chính trị, luật pháp,… , tiến trình hội nhập cần phải phác thảo một lộ trình rõ ràng, rành mạch. Để thực hiện mục tiêu hội nhập kế toán quốc tế, trước hết ta phải hội nhập kế tốn với các nước trong khu vực, lộ trình này sẽ được thực hiện bằng việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nước bạn. Theo nghiên cứu của TS. Trần Việt Dũng, việc niêm yết này không chỉ giúp cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp, qua đó mở rộng được thị trường xuất khẩu cho chính mình và tạo nên tính cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện tại, Singapore là một lựa chọn ưu tiên hơn cả đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Điều này xuất phát từ thực tế rằng, Singapore là một nước có lãnh thổ nhỏ nhưng có tính hội tụ rất cao. Đây là một trung tâm tài chính lớn của khu vực có khả năng vốn hóa cao, mơi trường tài chính – kinh doanh ổn định, minh bạch và thân thiện đối với các doanh nghiệp nước ngồi. Nhìn từ bình diện hợp tác kinh tế, Singapore và Việt Nam có mối quan hệ thương mại – đầu tư rất chặt chẽ và không ngừng gia tăng trong suốt hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, do những tiêu chí khắt khe của việc niêm yết, hiện nay mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp (như Hồng Anh Gia Lai, Vingroup) đã thành công trong việc niêm yết trái phiếu quốc tế tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX). Việc niêm yết trên SGX của các doanh nghiệp này sẽ là bài học quý báu và là động lực cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phấn đấu. Có thể nói, một khi đã thực hiện tốt việc niêm yết trên thị trường chứng khó tính như Singapore, triển vọng hội nhập kế toán quốc tế của Việt Nam sẽ trở nên rất sáng sủa

Kết luận chương 1:

BCLCTT trên thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển lâu dài của mình. Giữa nó và các BCTC khác ln có mối quan hệ tương hỗ khơng ngồi mục đích đáp ứng nhu cầu thơng tin cho người sử dụng. Trong thời kỳ hội nhập, để có thể thu hút đầu tư vào Việt Nam thì nhu cầu cấp thiết đặt ra là BCTC nói chung và BCLCTT nói riêng cần phải được lập trên một cơ sở thống nhất. Bởi vậy, tiến trình hội nhập kế tốn quốc tế chính là hướng đi tích cực đáp ứng xu hướng tồn cầu hóa kinh tế hiện nay, tuy nhiên q trình đó cũng đầy cam go và phức tạp.

Toàn bộ chương 1 khơng ngồi mục đích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực BCLCTT, những nội dung cơ bản của BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, người viết mơ tả mối quan hệ giữa BCLCTT với các BCTC khác, đồng thời người viết cũng thực hiện so sánh sự khác biệt giữa chuẩn mực BCLCTT các nước và quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Lộ trình hội nhập kế tốn từ khu vực đến quốc tế là cả một q trình địi hỏi sự phấn đấu khơng ngừng của các cấp có thẫm quyền và các doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu tiên quyết là phải nhận định một cách đúng đắn tình hình để có những lộ trình thích hợp nhằm đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế. Trong tiến trình này, việc tìm ra phương hướng, cách thức nhằm cải thiện việc lập BCTC nói chung và BCLCTT nói riêng theo xu hướng hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế là điều tiên quyết quan trọng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCLCTT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:

2.1. Tổng quan về lập và trình bày BCLCTT tại Việt Nam: 2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BCLCTT:

Kế tốn là một trong nhừng cơng cụ quản lý kinh tế, tài chính cần thiết trong bất cứ chế độ kinh tế - xã hội nào. Quy mô sản xuất xã hội càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi cơng tác kế tốn càng mở rộng, vai trị và vị trí cơng tác kế tốn càng được nâng cao, trách nhiệm của người làm kế toán ngày càng nặng nề. Thực tiễn đã chứng minh tầm quan trọng của kế tốn trong q trình phát triển sản xuất xã hội. Dưới chế độ XHCN, kế tốn là một cơng cụ quan trọng giúp Nhà nước ta tổ chức, lãnh đạo và quản lý nền kinh tế quốc dân dựa trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất và phát triển có kế hoạch nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân lao động.

Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, hoạt động kế toán, đã được đổi mới một cách cơ bản. Từ chỗ hệ thống pháp quy còn sơ lược nay chúng ta đã có một hệ thơng pháp quy tương đối đồng bộ. Hoạt động kế tốn khơng những trở thành cơng cụ Nhà nước kiểm sốt hoạt động của mọi thành phần kinh tế mà cịn là cơng cụ hữu hiệu của mọi doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Đó là những bước tiến rất dài và rất sâu sắc trong quá trình đổi mới từ nhận thức đến hành động của cơng tác kế tốn ở Việt Nam. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về trình bày Báo cáo tài chính ngày càng phát triển nhằm phục vụ tối ưu nhu cầu thông tin của người sử dụng.

Ngày 01/01/1995, Bộ tài chính ban hành quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán doanh nghiệp. Trong quyết định này, biểu mẫu của BCLCTT đã được đề cập đến, thời điểm này BCLCTT chưa phải là một báo cáo bắt buộc như BCĐKT và BCKQHĐKD.

Ngày 25/10/2000, Bộ tài chính ban hành quyết định 167/2000/QĐ-BTC, thời điểm này, dù vẫn được đề cập đến nhưng BCLCTT vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích chứ chưa bắt buộc.

Ngày 31/12/2002, Bộ tài chính ra quyết định 165/2002/QĐ-BTC ban hành 6 chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực VAS 24 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ". Chuẩn mực này là cột mốc quan trọng trong sự phát triển BCLCTT ở Việt Nam, thời điểm này, các doanh nghiệp đã được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, nhất quán trong lập BCLCTT.

Ngày 30/12/2003, Bộ tài chính ra quyết định 234/2003/QĐ-BTC ban hành 6 chuẩn mực, trong đó có các chuẩn mực có liên quan mật thiết đến việc lập BCLCTT hợp nhất, bao gồm:

+ Chuẩn mực số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.

+ Chuẩn mực số 08- Thơng tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh. + Chuẩn mực số 21- Trình bày báo cáo tài chính.

+ Chuẩn mực số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn khoản đầu tư vào cơng ty con.

Ngày 20/3/2006, Bộ tài chính ra quyết định 15/2006/QĐ-BTC, áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn. Theo quyết định này, BCLCTT đã trở thành một báo cáo bắt buộc ở các doanh nghiệp có quy mơ tập đồn, mở ra chương mới trong sự phát triển BCLCTT nói riêng và báo cáo tài chính nói chung.

Ngày 31/12/2007, Bộ tài chính ra thơng tư 161/2007/TT-BTC, trong thơng tư có hướng dẫn việc thực hiện chuẩn mực VAS 24.

Năm 2013, Bộ tài chính cơng bố Dự thảo thơng tư ban hành 8 chuẩn mực kế tốn (VAS) lần 1, bao gồm: chuẩn mực chung; VAS 02 – Hàng tồn kho; VAS 11 – Hợp đồng Hợp đồng xây dựng; VAS 16 - Tài sản cố định hữu hình; VAS 18 - Doanh thu; VAS 21 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đối; VAS 23 - Chi phí đi vay; VAS 28 - Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Các chuẩn mực mới hứa hẹn sẽ gây ra

những thay đổi đáng kể trong việc lập và trình bày BCLCTT nói riêng và báo cáo tài chính nói chung.

Cũng trong năm 2013, Bộ tài chính cũng đưa ra bản dự thảo thông tư Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất. Đến nay, vẫn chưa có văn bản chính thức trong việc ban hành thông tư này.

2.1.2. Nội dung cơ bản chuẩn mực VAS 24 2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản:

+ Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (khơng q 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và khơng có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

+ Luồng tiền: Là luồng vào và luồng ra của tiền và tương đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tương đương tiền trong doanh nghiệp.

2.1.2.2. Phân loại luồng tiền:

Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên BCLCTT theo 3 loại hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ này theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

Liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngồi. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:

+ Luồng tiền thu vào mang lại từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ; từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng); do được hoàn thuế; do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế,….

+ Luồng tiền chi ra từ việc chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ; chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng; chi trả lãi vay; chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; chi trả công ty bảo hiểm; trả do bị phạt, bị bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế.

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư

Là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm:

+ Luồng tiền thu vào từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; thu hồi cho vay đối với bên khác; bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác; thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được,…

+ Luồng tiền chi ra từ việc mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn; chi cho vay đối với bên khác; chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác,….

Luồng tiền từ hoạt động tài chính

Là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm: + Luồng tiền thu vào từ việc phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;

+ Luồng tiền chi ra từ việc chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành; chi trả các khoản nợ gốc đã vay; chi trả nợ thuê tài chính;

2.1.2.3. Phương pháp lập BCLCTT:

VAS 24 quy định rằng các doanh nghiệp phải báo cáo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp. Hai phương pháp này giống nhau ở luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính, chúng chỉ khác nhau ở luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này các chỉ tiêu phản ánh các luồng tiền

vào và các luồng tiền ra được trình bày trên báo cáo và được xác định theo một trong 2 cách sau đây:

- Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp.

- Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:

+ Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;

+ Các khoản mục không phải bằng tiền khác;

+ Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Phương pháp gián tiếp: Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng

lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:

- Các khoản doanh thu, chi phí khơng phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng... - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;

- Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế thu nhập doanh nghiệp);

- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.

IAS 7/IFRS VAS 24

Khi lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, lấy lợi nhuận trước thuế điều chỉnh cho các khoản:

 Lợi ích của cổ đơng khơng kiểm sốt.  Lợi ích chưa phân phối từ liên doanh.  Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp việt nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 38 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)