2.2 XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.2.1 Biện luận cơ sở đề xuất mơ hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn trong cơng việc, lịng trung thành đối với tổ chức và các đặc điểm đặc trưng của Dược sỹ đại học, thang đo Chỉ số mô tả công việc (Job Descriptive Index – JDI) do Smith et al (1969) thiết lập sẽ được chọn là thang đo gốc của đề tài nghiên cứu này. Việc chọn lựa mơ hình nghiên cứu tác giả định hướng lựa chọn mơ hình theo các lập luận sau: (a) Kế thừa và phát triển trong việc sử dụng và kết hợp và chọn lọc một số cơ sở lý thuyết và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học đi trước phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đế tài; (b) Xây dựng mơ hình nghiên cứu sẽ được xem xét lại nội dung và bổ sung số nhân tố mới ngoài thang đo JDI vào nghiên cứu này dựa trên cơ sở đã được các tác giả khác nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy và sự phù hợp với đặc điểm đặc trưng của ngành Dược, đối tượng Dược sỹ và điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam. Các yếu tố mới này bao gồm điều kiện làm việc, phúc lợi, được thể hiện bản thân, quyền tự chủ, nhận thức về cơng việc, vai trị cơng việc và tương tác với bệnh nhân.
Yếu tố “điều kiện làm việc” và “phúc lợi” đã được nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy bởi Trần Kim Dung (2005) và được kết luận là có tác động đến mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam.
Yếu tố “được thể hiện bản thân”, “quyền tự chủ” gắn liền với 2 cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu cấp bậc của Maslow là nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện tài năng, phẩm giá sẽ được tổng hợp lại thành một nhân tố và gọi là yếu tố “Được tôn trọng – thể hiện bản thân”.
Yếu tố “nhận thức về cơng việc” và “vai trị cơng việc” có nội dung và ý nghĩa tương tự yếu tố “bản chất công việc” trong thang đo JDI.
Yếu tố “tương tác với bệnh nhân” liên quan đến chất lượng phục vụ, danh tiếng của bệnh viện nhằm thu hút bệnh nhân vì bệnh nhân ở đây chính là khách hàng của bệnh viện trong khi đề tài nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu trên đối tượng Dược sỹ làm việc ở bệnh viện nên sẽ được thay đổi cho phù hợp là “Thương hiệu của tổ chức”.
Hai nhân tố mới “Thương hiệu của tổ chức” và “Yếu tố được tôn trọng - thể hiện bản thân” chính là sự khác biệt trong các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong cơng việc và lịng trung thành đối với tổ chức của Dược sỹso với các đối tượng cũng như các ngành nghề khác.
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Tác giả F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 Luddy X X X X X Boeve X X X X X Laura X X X X X X X X Kiron X X X X X X X X ASHP X X X X X X X X X Hincapie X X X X X X X X X Kidwell X X X X X X Mosammod X X X X X X X Michael X X X X X X X X X Kim Dung X X X X X X X
Như vậy thang đo mức độ thỏa mãn trong cơng việc và lịng trung thành đối với tổ chức của đối tượng Dược sỹ trong đề tài nghiên cứu này bao gồm 9 thành phần trong đó 5 nhân tố được đề cập trong thang đo JDI là
F1 – Bản chất công việc (5 biến quan sát);
F2 – Thu nhập (4 biến quan sát);
F3 – Cơ hội đào tạo thăng tiến (4 biến quan sát);
F4 – Cấp trên (6 biến quan sát)
F5 – Đồng nghiệp (4 biến quan sát);
Và bốn nhân tố được đề nghị đưa vào nghiên cứu này là F6 – Môi trường – điều kiện làm việc (5 biến quan sát);
F7 – Phúc lợi (5 biến quan sát);
F8 – Thương hiệu của tổ chức (4 biến quan sát);
F9 – Yếu tố được tôn trọng – thể hiện bản thân (4 biến quan sát)
Mức độ thỏa mãn chung trong công việc và lòng trung thành đối với tổ chức ngồi việc được đánh giá thơng qua 9 thành phần trên cịn được đánh giá thơng qua các biến quan sát riêng: mức độ thỏa mãn trong công việc được đánh giá qua 4 biến quan sát và lòng trung thành đối với tổ chức được đánh giá qua 4 biến quan sát.