Các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44)

2.2 Thực trạng huy động vốn tại BIDV

2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn

2.2.2.1 Dịch vụ thanh toán

BIDV ngày càng phát triển thêm nhiều kênh thanh toán trong nước, quốc tế bằng các chương trình của BIDV xây dựng và tham gia các chương trình thanh tốn lớn của NHNN, các ngân hàng nước ngồi. Hiệu quả của hoạt động thanh toán mang lại

khách hàng, đối tác…tín nhiệm hệ thống thanh tốn của BIDV gửi tại BIDV. Dịch vụ thanh tốn là mảng hoạt đóng góp nhiều nhất vào tổng thu dịch vụ BIDV năm 2013 với hơn 829 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,1%.

Đây là dịch vụ thế mạnh của BIDV, được hỗ trợ bởi hệ thống các kênh thanh toán đa dạng, tốc độ xử lý nhanh, an toàn và bảo mật. Ngoài việc tham gia tất cả các kênh thanh toán do NHNN tổ chức như thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), thanh toán bù trừ, BIDV cịn chủ động kết nối thanh tốn song phương với 6 đối tác và kết nối thanh toán đa phương với 12 đối tác là các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính. BIDV là ngân hàng chỉ định thanh toán cho thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là ngân hàng quyết toán duy nhất cho các giao dịch nội địa thẻ Master tại Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ này không chỉ được khách hàng đánh giá cao mà cịn được các Tổ chức uy tín trong và ngồi nước cơng nhận danh hiệu như: giải thưởng Ngân hàng cung cấp giải pháp Quản lý tiền tệ tốt nhất do Tạp chí Asia Money bình chọn, Top 10 Sản phẩm Vàng với sản phẩm Thu chi hộ điện tử và danh hiệu Nhân tài đất Việt năm 2012 cho hệ thống cơng nghệ BIDV@Securities dành cho các Cơng ty chứng khốn.

Hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV tiếp tục được củng cố và phát triển với mạng lưới hơn 1.600 ngân hàng đại lý, giao dịch tài khoản trực tiếp với gần 50 ngân hàng trên toàn thế giới đã mang lại khả năng thanh toán trên 120 loại ngoại tệ khác nhau với tốc độ xử lý nhanh chóng chính xác, thanh tốn hiệu lực trong ngày tại thị trường Châu Á.

Bảng 2.9: Hoạt động thanh toán BIDV giai đoạn 2010-2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu từ dịch vụ thanh toán (triệu đồng) 859.264 911.957 830.148 890.532

Thanh toán trong nước

Số lượng giao dịch (triệu) 3,6 6,7 9,4 8,5

Doanh số thanh tốn (nghìn tỷ đồng) 4.982 4.977 5.660 4.488

Thanh tốn quốc tế

Doanh số thanh toán XNK (tỷ USD) 4,1 5,05 5,36 5,82

2.2.2.2 Dịch vụ thẻ

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Các sản phẩm dịch vụ thẻ đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Về sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, BIDV hiện phát hành ba nhãn hiệu thẻ BIDV Etrans, BIDV Harmony và BIDV Moving và các sản phẩm thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ đồng thương hiệu. Bên cạnh các tính năng tiện ích cơ bản, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của BIDV còn mang lại cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh tốn vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh tốn hóa đơn tiền điện, điện thoại,...qua ATM và thanh toán trực tuyến. Nguồn khách hàng của BIDV tương đối ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, với tốc độ bình quân 39%/năm. Đến hết 31/12/2013, số lượng thẻ ghi nợ do BIDV đã phát hành đạt 5.091.616 thẻ, chiếm 9,8% thị phần (đứng thứ 5 trong số các NHTM tại Việt Nam).

Về sản phẩm thẻ tín dụng, BIDV đã triển khai dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế VISA từ cuối năm 2008. Mặc dù ra mắt thị trường sau một số ngân hàng khác, song sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV với lợi thế cạnh tranh về chính sách phí cũng như chất lượng dịch vụ ổn định, đã dần được thị trường đón nhận. Với 2 nhãn hiệu thẻ BIDVPrecious (Visa Gold) và BIDV Flexi (Visa Classic), đến hết 31/12/2013 BIDV đã phát hành 55.556 thẻ tín dụng, chiếm 3,4% thị phần (đứng thứ 6 tồn ngành). Trong năm 2013, BIDV chính thức ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Master Card Platinum, thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Ready và thẻ đồng thương hiệu BIDV Manchester United.

Bên cạnh việc phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ của mình, BIDV cịn tham gia kết nối với trên 40 ngân hàng thuộc Liên minh Banknet, SmartLink và VNBC, 3 liên minh thẻ lớn nhất tại Việt Nam. Theo đó, khách hàng là chủ thẻ BIDV có thể thực hiện giao dịch tại hơn 7.000 ATM và 32.000 POS của các ngân hàng trên toàn quốc .

Mạng lưới ATM và POS của BIDV từ năm 2010 đến nay cũng liên tục được mở rộng và phủ khắp 63 tỉnh thành của cả nước. Đến hết 31/12/2013, BIDV đã có gần

hoạch mở rộng mạng lưới ATM/POS của mình nhằm phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng.

Bảng 2.10: Hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2010-2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng thẻ ghi nợ 2.023.430 3.543.044 4.874.762 5.091.616

Số lượng thẻ tín dụng 25.945 32.381 51.753 55.556

POS 4.263 6.203 7.151 4.383

ATM 1.100 1.295 1.300 1.300

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013

2.2.2.3 Dịch vụ ngân hàng hiện đại

Với thế mạnh về công nghệ, BIDV cung cấp cho chủ thẻ nhiều dịch vụ từ máy ATM, điện thoại cho đến internet. Hiện tại BIDV cung ứng các dịch vụ SMS (Mobile Banking), Phone banking, Internet Banking, Mobile BankPlus, VnTopup. Khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại của BIDV để tra cứu số dư, giao dịch tài khoản thanh toán cũng như các thơng tin về tỷ giá, lãi suất. Tính đến 31/12/2013 tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ SMS trên 1,5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, Internet Banking đạt gần 800,000 khách hàng. Đặc biệt là dịch vụ thanh tốn hóa đơn trực tuyến. Với dịch vụ này khách hàng của BIDV có thể dễ dàng thanh tốn tiền điện thoại tại các máy ATM, gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại máy ATM từ tài khoản thẻ để được hưởng lãi suất cao hơn đã được khách hàng hưởng ứng rất mạnh trong thời gian qua.

2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV

Từ năm 2010 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là lãi suất. Lạm phát cao và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo BIDV xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. BIDV một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đã linh

hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động…

Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2010-2013

ĐVT: Tỷ Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Vốn điều lệ và các quỹ 24.220 24.390 26.494 32.040 - Tỷ trọng 6,61% 6,01% 5,47% 5,84% - Tỷ lệ tăng trưởng 37,31% 0,70% 8,63% 20,93% 2 Vốn huy động 251.924 244.838 331.116 356.610 - Tỷ trọng 68,78% 60,34% 68,30% 65,03% - Tỷ lệ tăng trưởng 23,92% -2,81% 35,24% 7,70% 3 Vốn đi vay 44.948 62.504 50.980 61.850 - Tỷ trọng 12,27% 15,40% 10,52% 11,28% - Tỷ lệ tăng trưởng 19,94% 39,06% -18,44% 21,32% 4 Vốn khác 45.176 74.023 76.195 97.886 - Tỷ trọng 12,33% 18,24% 15,72% 17,85% - Tỷ lệ tăng trưởng 18,82% 63,85% 2,93% 28,47% Tổng nguồn vốn 366.268 405.755 484.785 548.386 - Tỷ lệ tăng trưởng 23,56% 10,78% 19,48% 13,12%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013

Tổng nguồn vốn của BIDV tăng dần qua các năm về số tuyệt đối lẫn tương đối, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 là 16,74%. Trong cơ cấu nguồn vốn, bên cạnh vốn điều lệ và các quỹ thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng nguồn vốn và quy mô tăng dần qua các năm.

Đồ thị 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2010-2013

Năm 2010, vốn huy động chỉ đạt 251.924 tỷ đồng chiếm 68,78% tổng nguồn vốn thì đến năm 2013 đã tăng lên 356.610 tỷ đồng chiếm 65,03% tổng nguồn vốn. Để đạt được kết quả trên, BIDV đã nghiên cứu đưa ra các danh mục các gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh. Điều đáng lưu ý là mặc dù quy mô nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn qua các năm lại giảm dần, trong khi đó nguồn vốn khác lại chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV tuy có tăng qua các năm nhưng khá thấp so với mức chung của cả ngành: năm 2010 tăng 23.92% (ngành tăng trưởng 27.3%), năm 2013 tăng 35.24% (ngành tăng trưởng 37.1%).

Mỗi nguồn vốn có một đặc điểm riêng và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, sự biến động của chúng cũng tác động khác nhau đến tổng nguồn vốn cũng như chi phí của nó, do vậy cần phải đi sâu phân tích từng nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm

Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua BIDV đã áp dụng nhiều hình thức huy động

với lãi suất và kỳ hạn linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động. Tiền gửi của tổ chức, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm.

Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm của BIDV

ĐVT: Tỷ Đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Tiền gửi thanh toán 52.363 20,78% 43.655 17,83% 56.104 16,94% 57.394 16,09% 2 Tiền gửi có kỳ hạn 98.316 39,03% 74.168 30,29% 96.459 29,13% 96.356 27,02%

3 Tiền gửi tiết

kiệm 94.022 37,32% 122.685 50,11% 150.497 45,45% 185.152 51,92%

4 Giấy tờ có

giá 7.223 2,87% 4.330 1,77% 28.056 8,48% 17.708 4,97%

Tổng 251.924 100% 244.838 100% 331.116 100% 356.610 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013

Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động có chi phí rẻ nhất trong các nguồn vốn. Nguồn vốn này tăng dần về quy mô qua các năm từ 52.363 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 57.394 tỷ đồng năm 2013. Điều này thể hiện sự quan tâm của BIDV trong việc tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ. BIDV đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh tốn cũng như giới thiệu với khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Một loạt các sản phẩm như tiền gửi thanh tốn thơng thường, tiền gửi kinh doanh chứng khốn, tiền gửi tích lũy kiều hối, tiền gửi tài lộc...đã thoả mãn nhu cầu cho khách hàng. Thêm vào đó, BIDV đã khơng ngừng đẩy mạnh cơng tác phát hành thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng như BIDV Harmony, BIDV Transfer, Moving, Visa Flexi, Visa Precious...Hơn nữa, với chính sách thu hút các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, BIDV đã và đang thực hiện trả lương qua tài khoản cho rất nhiều đơn vị. Đây chính là cơ sở để BIDV gia tăng thị phần của mình trong thị trường bán lẻ và duy trì được dịng tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán bị sụt giảm đáng kể từ 20,78% năm 2010 xuống còn 16,09% năm 2013. Điều này thể hiện sự thiếu vốn của ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tình hình lạm phát gia tăng kéo dài, cuộc chạy đua gia tăng lãi suất tiết kiệm dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ tiền gửi thanh tốn sang tiền gửi có kỳ hạn với kỳ hạn ngắn từ 1 tuần cho đến 1 tháng.

Trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi tiết kiệm tăng về quy mô qua các năm từ 94.022 tỷ đồng năm 2010 chiếm tỷ trọng 37,32% đã tăng lên 185.152 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 51,92% năm 2013. Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là năm 2012 đạt 28.056 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,48%. BIDV đã không ngừng đầu tư nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm hưởng ứng như đợt khuyến mãi “Gửi tiền- Quay liền-Trúng lớn” (tháng 09/2011), “May mắn nhân Ba-Sung túc mọi nhà” (tháng 6/2012), “May mắn trọn niềm vui” (tháng 4/2013) dành cho khách hàng cá nhân. Đặc biệt trong những tháng cuối năm, nhằm giữ vững nguồn vốn hiện có cũng như thu

hút thêm các khách hàng mới, BIDV liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với các sản phẩm huy động vốn như chương trình “May mắn ngập tràn- mn vàn hạnh phúc” (tháng 9/2012), chương trình “Tiết kiệm Lộc Xuân May mắn” với những giải thưởng hấp dẫn (tháng 01/2013) và chương trình “Gửi tiền hái lộc cùng Mùa vàng BIDV” (tháng 11/2013).

Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo đối tượng khách hàng

ĐVT: Tỷ Đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Quy mô Tỷ

trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô

Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng 1 Tiền gửi của tổ chức 151.560 60,16% 116.040 47,39% 155.523 46,97% 161.437 45,27% 2 Tiền gửi

của dân cư 100.364 39,84% 128.798 52,61% 175.593 53,03% 195.173 54,73% Tổng 251.924 100% 244.838 100% 331.116 100% 356.610 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013

Đồ thị 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo đối tượng khách hàng.

đồng, chiếm 39,84% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, quy mô loại tiền gửi này tăng lên đạt mức 128.798 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,61%. Điều này thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tín và thương hiệu BIDV. Tiền gửi khách hàng cá nhân tiếp tục tăng mạnh trong năm 2012, đạt mức 175.593 tỷ đồng với tỷ trọng 53,03% trong tổng vốn huy động, tăng 36,33% so với năm 2011. Có được sự tăng trưởng vượt bậc trên là nhờ BIDV đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ kết hợp với việc mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ và nhiều chương trình huy động vốn trải đều trong năm. Số lượng khách hàng cá nhân BIDV thu hút được cuối năm 2012 là 4,5 triệu khách hàng, tăng 120% so với 2010. Đến 31/12/2013, quy mô tiền gửi khách hàng cá nhân đạt mức rất cao đạt 195.173 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,73% trong tổng vốn huy động, tăng 11,15% so với năm 2012. Điều này thể hiện BIDV đang thực hiện thành công chiến lược thu hút vốn theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển khách hàng cá nhân. Khi đời sống, thu nhập dân cư tăng lên, họ có điều kiện tích lũy nhiều hơn và do đó nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng cũng cao hơn. Nhưng đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Ngân hàng bạn, do đó BIDV nên chú trọng chăm sóc khách hàng hiện có và tìm kiếm, thu hút các khách hàng mới để giữ vững được nguồn vốn này.

Tiền gửi từ tổ chức kinh tế có xu hướng tăng qua các năm, từ mức 151.560 tỷ đồng cuối năm 2010 lên 161.437 tỷ đồng năm 2013 nhưng với tỷ trọng giảm qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là 60,16%; 47,39%; 46,97%; 45,27%. Bên cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)