CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mơ tả mẫu tồn bộ
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Cao nhất Số quan sát CASH 0,1413 0,5259 0,0044 16,7552 1120 FS 13,1092 1,4383 9,4049 17,8377 1120 LVTG 0,5375 0,2338 0,0437 1,8066 1120 NWC 0,1317 0,5152 -1,1981 0,9021 1120 DIV 0,8259 0,3794 0 1 1120 MTB 1,0362 0,4365 0,3470 4,5498 1120 CF 0,1229 0,2154 -0,6471 5,8316 1120 BS 5,5929 1,1869 3 11 1120 CD 0,3696 0,4829 0 1 1120 IndDum 0,5491 0,4978 0 1 1120
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả ngành sản xuất
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Cao nhất Số quan sát CASH 0,1252 0,1710 0,0004 1,1370 615 FS 13,0810 1,4340 9,7051 16,7960 615 LVRG 0,4970 0,2298 0,0437 1,3844 615
NWC 0,1389 0,2023 -0,7285 0,7708 615 DIV 0,8276 0,3780 0 1 615 MTB 1,0608 0,4616 0,3470 4,3892 615 CF 0,1352 0,1376 -0,6471 0,8686 615 BS 5,5415 1,1405 3 11 615 CD 0,3772 0,4851 0 1 615
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả ngành dịch vụ
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Cao nhất Số quan sát CASH 0,1609 0,7600 0,0028 16,7552 505 FS 13,1435 1,4442 9,4049 17,8377 505 LVRG 0,5869 0,2293 0,0439 1,8066 505 NWC 0,1230 0,2298 -1,1981 0,9021 505 DIV 0,8238 0,3814 0 1 505 MTB 1,0062 0,4022 0,3486 4,5498 505 CF 0,1078 0,2821 -0,6170 5,8316 505 BS 5,6554 1,2393 4 11 505 CD 0,3604 0,4806 0 1 505
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả
Nếu bỏ qua các tác động thay đổi theo thời gian, các yếu tố riêng tại các quốc gia thì: Bình quân tỷ số tiền mặt (CASH) của 224 công ty niêm yết tại Việt Nam là 14,13%. Nếu xét riêng từng ngành thì dịch vụ cao hơn với 16,09%,
ngành sản xuất thấp hơn với 12,52%. Từ kết quả tổng quát 224 công ty so với nghiên cứu của Dittmar và cộng sự (2003) với mẫu gần 11.000 công ty từ 45 quốc gia cho kết quả trung bình là 6,6% là khá cao. Tuy nhiên so với nghiên cứu của Opler và cộng sự. (1999) tại các công ty Mỹ (17%), nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004) tại các nước trong liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu (14,8%), nghiên cứu của Afza và Adnan (2007) tại Pakistan (13,5 %) là khá tương đồng.
Bình qn quy mơ cơng ty (FS) của mẫu 224 công ty cho giá trị 13,11. Nếu xét riêng từng ngành thì ngành dịch vụ cho quy mơ lớn hơn với giá trị 13,14 so với ngành sản xuất với giá trị 13,08. Theo đánh giá của tác giả kết quả trên là phù hợp với thực tế các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam bởi hiện nay ngành sản xuất của Việt Nam vẫn còn rất yếu về vốn và lao động (hai yếu tố chính tạo nên quy mơ của doanh nghiệp). Sự yếu kém trên theo tác giả do ngành sản xuất là ngành cần phải đầu tư nhiều thời gian và vốn hơn, đồng thời dựa trên một nền khoa học kỹ thuật hiện đại; trong khi đó Việt Nam vẫn cịn là nước có nền cơng nghiệp sản xuất chậm phát triển. Mặt khác, cùng một nguồn lực khả năng đầu tư vào ngành dịch vụ sẽ ít tốn thời gian hơn và việc tiếp thu, chuyển giao từ nước ngoài trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chính những yếu tố nội tại quốc gia và bản chất của hai ngành theo tác giả đã tạo cơ hội cho ngành dịch vụ tại Việt Nam phát triển hơn hay nói cách khác quy mơ sẽ cao hơn so với ngành sản xuất.
53,75% là con số trung bình tài sản của công ty được tài trợ bởi nợ (LVRG) tại các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tỷ số này của ngành dịch vụ có phần cao hơn với 58,69% so với 49,7% của ngành sản xuất. Với kết quả của mẫu tổng quát so với nghiên cứu của Dittmar và cộng sự. (2003) (22,1%), nghiên cứu của Opler và cộng sự. (1999) (26,1%), nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004) (24,8%) là cao. Điều này cho thấy khả năng các công ty tại Việt Nam gặp rủi ro kiệt quệ tại chính cao hơn khi kinh doanh biến động và lãi suất gia tăng. Tỷ số tài sản được tài trợ bởi nợ cao cũng có thể hiểu rằng khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng bên ngồi tại Việt Nam là dễ dàng hơn; các giám đốc “tự tin” hơn với khả năng quản lý tài chính của mình và khả năng chịu sự giám sát cao hơn từ thị trường. Tỷ lệ này ở ngành dịch vụ cao hơn so với ngành sản xuất thì đồng với quan điểm rằng ngành sản xuất thâm dụng vốn (máy móc, trang thiết bị) nên đòn bẩy kinh doanh cao hơn dẫn đến đòn bẩy tài chính phải thấp hơn để giảm thiểu rủi ro của cơng ty.
Trung bình tỷ số vốn luân chuyển rịng (NWC) cho các cơng ty tại Việt Nam là 13,7%. Tỷ số này thì khơng khác nhau nhiều giữa hai ngành với 13,89% cho ngành sản xuất và 12,3% cho ngành dịch vụ. Kết quả tổng quát so với nghiên cứu của Opler và cộng sự. (1999) (17,6%) thì thấp hơn nhưng cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004) (3,5%) và nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự. (2012) (1,1%).
Trung bình chỉ số cổ tức tiền mặt (DIV) 82,59% cho thấy 82,59% các cơng ty có chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong vòng 5 qua. Chỉ số này cũng cho kết quả tương đương nhau giữa hai ngành, 82,76% đối với ngành sản xuất và 82,38% đối với ngành dịch vụ. Tỷ số này gần bằng với nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004) (86,1%). Tỷ số này ở khá cao ở Việt Nam có thể hiểu trong một góc độ nào đó khả năng giám sát của cổ đông là khá tốt khi thuyết phục được các nhà quản lý chi trả phần tiền mặt thặng dư, giảm thiểu chi phí đại diện tùy nghi quản lý.
Tỷ số giá trị thị trường/giá trị sổ sách có trung bình bằng 1,04 cho thấy đánh giá giá trị tiềm năng tăng trưởng của thị trường là khá thấp. Dựa vào công thức đo lường giá trị thị trường/giá trị sổ sách ta có thể nhận xét rằng tỷ lệ này ở mức thấp nguyên nhân từ thị giá của cổ phiếu trong giai đoạn này trung bình khơng cao hơn nhiều so với mức giá sổ sách của cổ phiếu. Chiếu theo chỉ số VNIDEX liên tục giảm điểm từ năm đầu năm 2008 (921.1 điểm) xuống đến cuối năm 2012 (431.7 điểm) (do suy thoái) cho thấy thị trường đánh giá giá trị tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp là khá thấp và tương đối phù hợp với
tình hình kinh tế hiện tại Con số giá trị thấp nhất 0,35 và giá trị lớn nhất 4,55 cho thấy có cơng ty được thị trường đánh giá còn thấp hơn giá trị sổ sách (35% giá trị sổ sách). Ngược lại có cơng ty được đánh giá cao hơn gấp 4 lần. Nếu xét riêng cho từng ngành thì ngành sản xuất có phần cao hơn với 1,06 và ngành dịch vụ với 1,01.
Trung bình biến đại diện cho quy mô hội đồng quản trị (BS) cho kết quả 5,6 cho thấy quy mơ trung bình hội đồng quản trị tại các công ty niêm yết là 5-6 người. Kết quả tổng quát so với nghiên cứu của Drobetz and Grüninger (2007) (6,75), nghiên cứu của Gill and Shah (2012) (7,7) là thấp hơn. Mức độ sai biệt về số lượng thành viên xung quanh giá trị này cũng rất thấp, khoảng 1 người. Tuy nhiên, cá biệt có cơng ty chỉ có 3 thành viên hay lên đến 11 thành viên hội đồng quản trị. Chỉ số này cũng cho kết quả gần tương đương nhau cho cả hai ngành với ngành sản xuất là 5,54 và ngành dịch vụ là 5,66.
Nhận giá trị là 1 nếu giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, biến CD nhận giá trị trung bình 0,37 cho thấy các công ty tách riêng 2 chức vụ này là cao hơn so với kiêm nhiệm. Kết quả này so với nghiên cứu của Drobetz and Grüninger (2007) (0,167) là cao hơn Kết quả cũng gần giống nhau giữa hai ngành (sản xuất 0,37 và dịch vụ 0,36).
Trung bình biến IndDum là 55% cho thấy có 55% các cơng ty trong mẫu kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất.