CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả hồi quy
4.2.2 Kiểm tra phương sai thay đổi và tự tương quan
Để có mơ hình ước lượng chính xác. Việc xác định liệu phương sai thay đổi, tự tương quan có tồn tại hay khơng cũng rất quan trọng. Bởi khi tồn tại nó sẽ làm cho việc kiểm định hệ số hồi quy không đáng tin cậy và ước lượng hệ số hồi khơng hiệu quả.
Bảng 4.7 trình bày kiểm định Wald và kiểm định Wooldridge lần lượt xem xét có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan của sai số. Chỉ số Prob.Chi-Square ở kiểm định Wald Greene (2000) cho kết quả nhỏ hơn 5% và chỉ số Prob.F ở kiểm định Wooldridge cho kết quả lớn hơn 5%. Kết quả này cho thấy mơ hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi nhưng khơng có hiện tượng tự tương quan của sai số.
Bảng 4.7: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan của sai số
Kiểm định Wald:
Chi-Square (224) = 4.9e+05 Prob.Chi-Square 0,0000
Kiểm định Wooldridge:
Thống kê F (1, 223) = 0,000 Prob.F 0,9993
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả
Tương tự hai kiểm định trên cũng được áp dụng cho mơ hình của các cơng ty trong ngành sản xuất và dịch vụ (xem bảng 4.8, 4.9). Kết quả của hai kiểm định Wald và Wooldridge đều cho kết quả Prob.Chi-Square và Prob.F nhỏ hơn 5% cho thấy mơ hình của cả hai ngành sản xuất và dịch vụ riêng rẽ đều bị hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan của sai số.
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan của sai số ngành sản xuất
Kiểm định Wald:
Chi-Square (123) = 6,1e+05 Prob.Chi-Square 0,0000
Kiểm định Wooldridge:
Thống kê F (1, 122) = 14,777 Prob.F 0,0002
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả
Bảng 4.9: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan của sai số ngành dịch vụ
Kiểm định Wald:
Chi-Square (101) = 1.1e+05 Prob.Chi-Square 0,0000
Kiểm định Wooldridge:
Thống kê F (1, 100) = 25,073 Prob.F 0,0000
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả