5. Kết cấu của luận văn
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng
2.4.6 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu
Một trong các mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá hiệu quả của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013. Để đạt được mục tiêu, luận văn sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA và sử dụng số liệu của 15 NHTM giai đoạn 2010 – 2013. Hiệu quả của 15 NHTM được thể hiện qua Hình 2.5.
Trung bình giai đoạn 2010 – 2013, hiệu quả hoạt động TE đạt 91,5%, hiệu quả hoạt động thuần PE đạt 95,6%, hiệu quả quy mô đạt 95,5%. Mức độ phi hiệu quả trung bình là 8,5%. Nhìn chung, các ngân hàng có thể tăng hiệu quả lên 7,1%, 7,7%, 12,3%, 7,1% tương ứng với các năm 2010, 2011, 2012, 2013. Nguồn gây ra phi hiệu quả từ phi hiệu quả quy mô và cả phi hiệu quả kỹ thuật thuần, trong đó phi hiệu quả quy mơ lớn hơn phi hiệu quả kỹ thuật thuần (4,5% so với 4,4%).
Hiệu quả đạt được của các ngân hàng qua các năm là khác nhau. Trung bình trong 4 năm nghiên cứu từ 2010 đến 2013, có 2 ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEA) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) chiếm tỷ lệ 13,33%; 07 ngân hàng đạt hiệu quả từ 90% đến dưới 100%, chiếm tỷ lệ 46,67%; 6 ngân hàng đạt hiệu quả dưới 90% và thấp hơn hệ số trung bình chung của mẫu, chiếm tỷ lệ 40%. Trong mơ hình này, ngân hàng có hiệu quả thấp nhất là Ngân hàng TMCP Đơng Á (DAB) với 71,8%.
Hình 2.5 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013
(Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm DEAP 2.1) 2010 2011 2012 2013 TE 92,9 92,3 87,7 92,9 PE 95,2 97,7 94,2 95,2 SE 97,5 94,2 92,9 97,5 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 % TE PE SE
Trong 4 năm nghiên cứu từ 2010 – 2013, có 2 ngân hàng hoạt động trong điều kiện quy mô tối ưu là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEA) và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB); 1 ngân hàng hoạt động trong điều kiện sản lượng giảm theo quy mô là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); 2 ngân hàng hoạt động trong điều kiện sản lượng tăng theo quy mô là Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) và Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB); các ngân hàng còn lại thay đổi qua các năm.
Kết luận Chƣơng 2
Trong chương 2, luận văn sơ lược thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. Luận văn sơ lược thực trạng hoạt động thông qua các hoạt động kinh doanh như hoạt động động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động thanh toán, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác như hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả có xu hướng chững lại thậm chí cịn sụt giảm. Điều này cho thấy các NHTM chưa khai thác được hết các nguồn lực sẵn có. Vì vậy, việc nghiên cứu về hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM là cần thiết.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu theo hai mơ hình CCR và BCC, khuynh hướng tiếp cận đầu vào để đánh giá hiệu quả của các ngân hàng. Từ kết quả ước lượng từ phần mềm DEAP phiên bản 2.1, hiệu quả hoạt động trung bình của các ngân hàng là tương đối cao, tuy nhiên các NHTM Việt Nam vẫn còn chưa sử dụng tối ưu các nguồn lực và hiệu quả hoạt động là không đồng đều giữa các ngân hàng. Nguồn gây phi hiệu quả từ các nhân tố quy mô và các nhân tố kỹ thuật thuần là năng lực quản trị, điều hành của các ngân hàng.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM