Định hƣớng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Trang 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.1 Định hƣớng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020

Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 112/2006/QĐ- TTg ngày 24/05/2006 đã đề ra những mục tiêu quan trọng cho phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020:

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHNN trở thành ngân hàng Trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng Trung ương trong khu vực châu Á.

- Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường thơng qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh tốn qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khố để định hướng và khuyến khích cơng chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngồi theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và

xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

Theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015, cho thấy chiến lược của ngành ngân hàng là:

- Phát triển hệ thống TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế; - Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các

TCTD, nâng cao trật tự kỹ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu đến năm 2015 có 2 ngân hàng có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng khu vực.

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Trong phạm vi nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 ngân hàng đạt đến hiệu quả tối ưu trong 4 năm 2010 – 2013. Đa số các ngân hàng chưa sử dụng tối ưu các nguồn lực nên hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa đạt đến tối ưu. Từ đó, luận văn đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam như sau:

3.2.1 Tăng hiệu quả quy mô

Từ kết quả ước lượng từ mơ hình cho thấy phi hiệu quả quy mô của các NHTM Việt Nam là 4,5%, do đó các NHTM có thể tăng hiệu quả quy mơ để nâng cao hiệu quả kỹ thuật.

- Đối với các ngân hàng trong điều kiện sản lượng giảm theo quy mô DRS (CTG các năm 2011, 2012, 2013; BID năm 2010, 2011, 2012; VCB trong 2 năm 2011, 2012; ACB trong 4 năm 2010, 2011, 2012, 2013) hoặc sản lượng không đổi theo quy mô CRS : các ngân hàng này nếu tiếp tục mở rộng quy mô sẽ không thể tăng thêm hiệu quả hoạt động thậm chí cịn làm giảm sản lượng (trường hợp DRS), do đó các ngân hàng này khơng cần mở rộng thêm quy mô.

- Đối với các ngân hàng trong điều kiện sản lượng tăng theo quy mô IRS (LVP năm 2011, 2012, 2013; PNB và DAB trong 4 năm 2010, 2011, 2012, 2013): các ngân hàng này có thể nâng cao hiệu quả hoạt động từ việc tăng quy mô. Quy mô của một ngân hàng thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như vốn điều lệ, tổng tài sản của ngân hàng, địa bàn và phạm vi hoạt động, số lượng nhân sự, các nghiệp vụ cung cấp cho khách hàng.

Đối với các ngân hàng trong điều kiện IRS, tăng quy mô bằng cách gia tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch.

Gia tăng vốn điều lệ

Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nếu muốn phát triển ngân hàng. Vì, thứ nhất mọi hoạt động tín dụng đều dựa vào vốn điều lệ, thứ hai vốn điều lệ là nguồn chống đỡ những thiệt hại của ngân hàng như nợ xấu hay những “cú sốc” bất ngờ nào đó, thứ ba ngân hàng có vốn lớn sẽ gia tăng lòng tin của người gửi tiền.

Các NHTM hiện nay có quy mơ vốn điều lệ còn hạn chế. Do đó, từng ngân hàng cần xây dựng lộ trình, kế hoạch tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô phát triển của ngân hàng, phù hợp với trình độ quản trị và nguồn nhân lực của ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng vốn điều lệ bằng cách sáp nhập, hợp nhất với TCTD khác (ngân hàng, cơng ty tài chính); phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hoặc nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên phải lựa chọn những nhà đầu tư chiến lược trên cơ sở có những hỗ trợ tốt về kỹ thuật chứ khơng chỉ về vốn. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần minh bạch thông tin, công khai tài chính để tăng khả năng tham gia huy động vốn qua thị trường chứng khoán.

Mở rộng mạng lƣới

Ngân hàng phát triển mạng lưới thông qua phát triển các chi nhánh, phòng giao dịch và hệ thống máy chấp nhận thẻ. Để việc mở rộng mạng lưới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh được với các ngân hàng khác, các ngân hàng cần tập trung mở thêm các điểm giao dịch ở những nơi ít hoặc chưa có ngân hàng mở nhiều, thâm nhập vào thị trường và thu hút khách hàng bằng cách khảo sát, điều tra, phân loại khách hàng, xác định đâu là khách hàng hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu của ngân hàng mình, từ đó đưa ra các chính sách khách hàng, chương trình khuyến mãi phù hợp. Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng cần chú ý ngun tắc khơng phình to, làm cồng kềnh bộ máy tổ chức và không tăng nhiều lao động.

3.2.2 Tăng hiệu quả kỹ thuật thuần

Phi hiệu quả kỹ thuật thuần theo kết quả ước lượng từ mơ hình DEA là 4,4%. Do đó, đồng thời với việc tăng quy mơ, các NHTM cần tăng cường cũng như khắc phục những hạn chế về lực quản trị, điều hành, từ đó có thể tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực đầu vào, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Dưới đây là một số giải pháp đề xuất cho các ngân hàng:

Tăng cƣờng hoạt động kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro nhằm đảm bảo ngân hàng vận hành an toàn và hiệu quả.

Để đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các NHTM phải chú trọng công tác tăng cường quản trị rủi ro, đi đôi với củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ. Mặt khác, trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng thì nhiệm vụ kiểm sốt nội bộ và quản lý rủi ro trong các NHTM càng phải được coi trọng hơn.

Hiện nay, công tác kiểm sốt nội bộ mới chủ yếu hướng tới tính tn thủ, sự đầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm soát tại đơn vị. Do đó, các NHTM cần tiến tới xây dựng các chương trình kiểm tra, hồn thiện quy trình và phương pháp kiểm sốt nội bộ nhằm xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra. Bên cạnh việc tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất, các NHTM cần chú trọng tăng cường cơng tác kiểm sốt từ xa trên cở sở áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại dưới hình thức gián tiếp thơng qua báo cáo trên hệ thống mạng, phần mềm nội bộ, để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra, hằng năm, đội ngũ cán bộ kiểm soát nội bộ phải được đào tạo bồi dưỡng cập nhật về nghiệp vụ, giới thiệu về sản phẩm mới, tình hình rủi ro mới; đối với cấp quản lý ngân hàng nhất thiết phải tham gia lớp kiểm soát nội bộ cho cấp quản lý.

Tăng cƣờng năng lực quản trị rủi ro

Hoạt động ngân hàng là một hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro, các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn thất lớn cho hệ thống ngân hàng. Do đó tăng cường năng lực quản trị phải gắn liền với nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, các NHTM cần:

Thứ nhất, NHTM cần nghiên cứu và xây dựng mơ hình, bộ phận chun trách về rủi ro, coi quản trị rủi ro là một hoạt động của ngân hàng, chủ động trong việc quản trị rủi ro chứ không coi quản trị rủi ro như một hoạt động hỗ trợ hiện nay.

Thứ hai, tăng cường hoạt động định hướng và dự báo. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ định hướng cho chính sách quản trị rủi ro cho ngân hàng trong một năm hoạt động. Để thực hiện điều này, địi hỏi trình độ chun mơn của Hội đồng quản trị về quản trị rủi ro, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo. Do đó, trong Hội đồng quản trị cần có những thành viên là các chuyên gia về các mảng quản trị rủi ro, đồng thời

Hội đồng quản trị cũng có thể xem xét thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để xây dựng định hướng cho ngân hàng.

Về rủi ro tín dụng, các ngân hàng xây dựng, triển khai và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hướng đến phương pháp định tính, bám sát các thơng lệ quốc tế nhằm tăng cường khả năng quản lý và ứng phó với những bất ổn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cần đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ ngân hàng để áp dụng triệt để các thông lệ quốc tế.

Về rủi ro thị trường, các NHTM cần phải hồn thiện quy trình quản trị rủi ro thị trường, hồn thiện các hạn mức; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý rủi ro thị trường theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, NHTM cần có một bộ phận độc lập chuyên thu thập, sàng lọc phân tích các tin tức trên thị trường từ đó đưa ra nhận định, dự báo biến động thị trường. Trong đó, NHTM phải đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro thị trường giỏi và khơng ngừng nâng cao trình độ cơng nghệ của ngân hàng.

Về rủi ro tác nghiệp, các NHTM cần có sự cam kết của lãnh đạo và sự thống nhất về mơ hình quản trị rủi ro tác nghiệp. Để thiết lập và triển khai hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả và tin cậy, NHTM cần triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổn thất. Cơ sở dữ liệu tổn thất được thu thập từ các nguồn như: hoạt động nghiệp vụ của các phòng ban trong hệ thống; dữ liệu lưu trữ của bộ phận giám sát, kiểm soát; chiết xuất sự cố, tổn thất từ các hệ thống trong ngân hàng như corebanking, các bộ phận ngân hàng điện tử, thẻ, …; các nguồn cung cấp dữ liệu tổn thất bên ngoài hoặc các sự kiện rủi ro đã được báo chí đăng tải. Bằng cách thu thập dữ liệu rủi ro, tổn thất từ các nguồn khác nhau, các NHTM sẽ đánh giá mức độ rủi ro trong các hoạt động theo từng phòng, ban nghiệp vụ để xác định đâu là rủi ro chính trong từng phịng, ban nghiệp vụ đó. Mặt khác, NHTM cịn phải phân mức độ rủi ro tác nghiệp theo cấp độ quan trọng từ thấp đến cao trong hoạt động. Tùy theo quy mơ, mơ hình hoạt động mà mỗi NHTM có thể áp dụng cách thức đánh giá và

kiểm soát khác nhau, tuy nhiên việc đánh giá và kiểm soát rủi ro phải được diễn ra thường xuyên, liên tục và áp dụng cho toàn bộ các đơn vị trong hệ thống.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Hiện nay, trình độ cơng nghệ của các ngân hàng là tương đương nên chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm dịch vụ giữa các ngân hàng.

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó cơng tác đào tạo đóng vai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)