Mơ hình về mức độ hài lịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm khả năng phục hồi và mức độ hài thông qua các nhóm tôn giáo nghiên cứu thực nghiệm trên các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)

3.1 Mơ hình lý thuyết

3.1.3 Mơ hình về mức độ hài lịng

Dựa theo lý thuyết về hữu dụng kinh nghiệm của Kahneman (1997), tập hợp tất cả các hữu dụng tức thời trong một quãng thời gian sẽ thể hiện tổng hữu dụng của một

cá nhân tại thời điểm đó. Do hạn chế về số liệu đo lường các hữu dụng tức thời của mỗi cá nhân, van Praag (2001) đã đặt ra hai giả định. Thứ nhất, các tác giả giả định rằng các câu trả lời của những cá nhân khác nhau có thể so sánh liên cá nhân được với nhau theo thứ tự. Nói cách khác, các cá nhân khác nhau khi trả lời tương tự nhau về mức độ hài lòng, sẽ được giả định là đang trải qua mức độ hài lịng như nhau, có nghĩa là thang đo của mỗi người là như nhau. Ủng hộ giả thuyết này là các nghiên cứu của Diener và Lucas (1999) và Van Praag (1991, 1994) cho thấy mức độ hài lòng của mỗi cá nhân có thể được so sánh liên các cá nhân với nhau trong cùng một nhóm cộng đồng ngơn ngữ. Giả thuyết thứ hai cho rằng, có sự tương ứng giữa giữa kết quả đo lường và các khái niệm về mức độ hài lịng vơ hình mà các tác giả đang quan tâm. Do sự hài lịng khơng phải là một hiện tượng sự vật hữu hình nên khơng thể dễ dàng quan sát và đo lường được. Tuy nhiên, có một mối quan hệ tương quan thuận rất lớn giữa các cảm xúc được thể hiện như cười, cau mày, động não với các câu trả lời về mức độ hài lòng của bản thân (Shizgal 1999; Fernández – Dols và Ruiz- Belda 1995; Sandvik và cộng sự 1993). Mức độ hài lịng cũng được dự đốn được trong các trường hợp mà cá nhân không muốn tiếp tục các hoạt động mang lại ít độ hài lịng. Mơ hình mức độ hài lịng tổng qt là sự tổng hợp của các khía cạnh hài lịng khác nhau, có dạng:

𝐺𝑆 = 𝐺𝑆(𝐷𝑆1, , 𝐷𝑆2)

với GS (general satisfaction) thể hiện mức độ hài lòng chung và 𝐷𝑆1, , 𝐷𝑆2 (domain satisfactions) thể hiện cho các khía cạnh hài lịng khác nhau (tình trạng nghề nghiệp, tình hình tài chính, nhà ở, sức khoẻ, các mối quan hệ xã hội).

Để xem xét tác động nội sinh giữa mức độ hài lịng và tơn giáo, hệ phương trình cấu trúc được thiết lập dựa theo các biến ẩn. Dựa trên giả định rằng các hộ gia đình có hồn toàn tự do để lựa chọn nhưng các nhà nghiên cứu chỉ có thể quan sát được các lựa chọn như những biến rời rạc (Blundell và Smith 1994), Hệ phương trình cấu trúc với các biến ẩn (𝑦1∗ , 𝑦2∗) và các vector thể hiện cho các biến kiểm sốt về kinh tế-xã hội (𝑥1, 𝑥2 ) có dạng:

𝑦1𝑖∗ = 𝛼1𝑦2𝑖∗ + 𝛽1′𝑥1𝑖 + 𝑢1𝑖 với 𝑦1𝑖 = 1 nếu 𝑦1𝑖∗ > 0, = 0 với các trường hợp còn lại 𝑦2𝑖∗ = 𝛼2𝑦1𝑖∗ + 𝛽2′𝑥2𝑖 + 𝑢2𝑖 với 𝑦2𝑖 = 𝑗 𝑛ế𝑢 𝜇𝑗−1 < 𝑦2𝑖∗ ≤ 𝜇𝑗 , 𝜇𝑜 = −∞ 𝑣à 𝜇𝑚 = ∞, 𝑗 = 1𝐽

Phương trình mức độ hài lịng bao gồm J + 1 mức dừng 𝜇𝑗 . Biến ẩn 𝑦2∗ được giả định có giá trị đến vơ cùng 𝜇𝑜 = −∞ 𝑣à 𝜇𝑚 = ∞.

Mơ hình trên khơng thể được ước lượng trực tiếp, vì thế mơ hình rút gọn với D = (1-𝛼1𝛼2) được viết lại như sau:

𝑦1𝑖∗ = 𝛽̅̅̅𝑥1′ 𝑖+ 𝑣1𝑖 , 𝛽̅̅̅𝑥1′ 𝑖 = (𝛽1′𝑥1𝑖 + 𝛼1𝛽2′𝑥2𝑖)/𝐷 và 𝑣1𝑖 = (𝑢1𝑖 + 𝛼1𝑢2𝑖)/𝐷 𝑦2𝑖∗ = 𝛽̅̅̅𝑥2′ 𝑖+ 𝑣2𝑖 , 𝛽̅̅̅𝑥2′ 𝑖 = (𝛼2𝛽1′𝑥1𝑖 + 𝛽2′𝑥2𝑖)/𝐷 và 𝑣2𝑖 = (𝛼2𝑢1𝑖 + 𝑢2𝑖)/𝐷

với 𝑥𝑖 = 𝑥1𝑖 ∪ 𝑥2𝑖. Biến nào xuất hiện ở cả hai phương trình sẽ có hệ số lần lượt là

(𝛽1+ 𝛼1𝛽2)/𝐷 và (𝛼2𝛽1+ 𝛽2)/𝐷 ở mỗi phương trình trong mơ hình rút gọn. Hệ

phương trình cấu trúc xác định được khi 𝑥1 bao gồm ít nhất một biến khơng thuộc 𝑥2 và ngược lại. Phân dư 𝑣𝑘 trong hệ phương trình rút gọn được giả định là có phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng 0, phương sai bằng 1, và hiệp phương sai ρ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm khả năng phục hồi và mức độ hài thông qua các nhóm tôn giáo nghiên cứu thực nghiệm trên các hộ gia đình nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)