3.4 Các biến số trong mơ hình
3.4.3 Các biến độc lập
Các cú sốc rủi ro: Các cú sốc rủi ro là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng
theo chiều hướng tiêu cực, trực tiếp tác động đến khả năng phục hồi của hộ (Kofinas & F. Stuart Chapin 2009)
Bài nghiên cứu phân chia các loại cú sốc thành 3 loại cú sốc: (1) các cú sốc về thiên tai dịch bệnh (lũ lụt; hạn hán; bão và các thiên tai khác; sâu bệnh, dịch bệnh đối với vật nuôi và cây trồng; cúm gia cầm); (2) các cú sốc về mặt kinh tế (biến động giá sản phẩm trên thị trường; thiếu hoặc biến động giá cả thị trường đối với nguyên vật liệu/ dịch vụ đầu vào; biến động giá lương thực hoặc các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; thất nghiệp; đầu tư không hiệu quả; mất đất; mất trộm bị cướp); và (3) các rủi ro đối với các thành viên của hộ (ly hơn bất hồ hoặc xung đột trong gia đình hoặc với các gia đình khác; thành viên trong hộ ốm nặng/bị thương/qua đời). Các cú sốc khác không được xem xét trong mơ hình. Các cú sốc được chọn nghiên cứu là những cú sốc có tác động nghiêm trọng nhất đến với mỗi hộ gia đình trong 2 năm qua, giai đoạn từ 1/7/2010 đến 1/7/2012.
Tổng thiệt hại: Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy tác động tiêu cực rất rõ ràng
giữa mức độ hài lòng và các cú sốc rủi ro (Jahoda 1981; Frey và Stutzer, 2000; Di Tella và cộng sự 2001). Tuy nhiên, các tác động tổng thể của các
thay đổi liên quan đến sự phát triển trong mơi trường rủi ro thì rất khó để dự đốn trước. Một vài nghiên cứu cho rằng, mỗi cá nhân đều có một điểm cố định của mức độ hài lịng, điều này làm cho các cá nhân có thể dễ dàng thích nghi trở lại sau khi trải qua mỗi cú sốc trong cuộc sống (Lykken 1999). Tuy nhiên, các tác giả khác thì cho rằng một vài cú sốc khơng thể thích nghi được như cái chết của một người thân hoặc biến cố ly dị (Easterlin 2003). Ở tầm vĩ mô, Di Tella và cộng sự (2001) tìm thấy chứng cứ cho rằng lạm phát và thất nghiệp sẽ có tác động đến mức hạnh phúc, dữ liệu được nghiên cứu trên 11 nước Châu Âu.
Tổng thiệt hại gây ra từ các cú sốc rủi ro sẽ được dùng để đo lường tác động của các cú sốc đến mức độ hài lòng của các cá nhân. Tổng thiệt hại được đo bằng số tiền đã bị mất đi khi gia đình đối mặt với các rủi ro, giai đoạn từ 1/7/2010 đến 1/7/2012, được tính theo hàm ln(x)
Các hoạt động đối phó: Các hoạt động đối phó là cách mà hộ đã sử dụng để thích
ứng với các rủi ro xảy ra (Holling, 1973; Pimm, 1984; Walker và cộng sự, 2006) trực tiếp tác động đến khả năng thích ứng của hộ.
Bài nghiên cứu xem xét các hoạt động quan trọng nhất hộ đã làm để đối phó với các cú sốc về thu nhập bao gồm: (1) không làm gì; (2) sử dụng các nguồn lực sẵn có (giảm chi tiêu, bán đất, vật nuôi, tài sản khác; sử dụng tiền tiết kiệm, tìm thêm việc), (3) được hỗ trợ (từ họ hàng hoặc bạn bè, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, được hỗn trả tiền vay, được hỗ trợ bảo hiểm) ; (4) vay mượn (ngân hàng và các nguồn khác). Các hoạt động đối phó với các cú sốc khác khơng được xem xét trong mơ hình. Các hoạt động đối phó này là những biện pháp quan trọng nhất mà hộ đã sử dụng để thích ứng với các cú sốc có tác động nghiêm trọng nhất đã xảy ra.
Lượng tiền tiết kiệm tại đầu kỳ: Lượng tiền tiết kiệm tại đầu kỳ được kỳ vọng có
mối quan hệ tương quan dương đến mức tiết kiệm của hộ (Carol Newman 2014). Trong mơ hình, lượng tiền tiết kiệm tại đầu kỳ được đo lường bằng giá trị của khoản tiết kiệm cách đây 12 tháng (kể từ ngày 1/7/2012) của các hộ gia đình, được tính theo
hàm ln(x+1). Tuy lượng tiền tiết kiệm tại đầu kỳ không thực sự phản ánh đầy đủ thông tin về tài sản tiết kiệm của hộ, bao gồm các tài sản có tính thanh khoản chậm khác, nhưng do thơng tin về tổng tài sản của hộ không được cập nhật đầy đủ nên tổng lượng tiết kiệm bằng tiền được thay thế để tính tốn trong mơ hình, đây là một hạn chế của bài nghiên cứu này.