CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm mơ hình thương mại song phương
Nam và mười đối tác
Theo điều kiện Marshall-Lerner được thỏa mãn khi hệ số hồi quy của biến tỷ giá hối đối song phương mang dấu dương có ý nghĩa thống kê, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm được tổng hợp ở bảng 4.4 chỉ có trường hợp Thái Lan thỏa mãn điều kiện ở mức ý nghĩa 1%. Tức là khi VNĐ giảm giá sẽ có tác động tích cực đến cán cân thương mại song phương của Việt Nam – Thái Lan trong dài hạn, cụ thể nếu VNĐ mất giá 1% thì cán cân thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan được cải thiện 3,44%.
Để xác định có hiệu ứng đường cong J xảy ra hay khơng cần phải xét thêm điều kiện của Rose và Yellen, điều kiện được phát biểu như sau :
(i) Có hiệu ứng dương khi phân tích dài hạn (thỏa mãn điều kiện Marshall-Lerner)
và hệ số mô phỏng ngắn hạn âm có ý nghĩa hay hệ số ngắn hạn khơng có ý nghĩa
Hoặc
(ii) Có hiệu ứng đổi dấu từ âm sang dương khi phân tích trạng thái ngắn hạn.
Quan sát kết quả thực nghiệm ở bảng 4.3 cho trạng thái ngắn hạn của mơ hình cán cân thương mại song phương của Việt Nam – Thái Lan, hệ số tỷ giá hối đối âm có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên khi kiểm định mơ hình Thái Lan khơng có tính ổn định với kiểm định CUSUM nên hiệu ứng đường cong J không được xác nhận cho trường hợp Thái Lan.
Xét trường hợp cán cân thương mại song phương Việt Nam – Úc thỏa mãn điều kiện của Rose và Yellen khi có hiện tượng đổi dấu từ âm sang dương ở bậc độ trễ t – 1. Như vậy hiệu ứng đường cong J xác định cho trường hợp Úc.
Thêm vào đó ta thấy biến sản lượng quốc gia cũng có tác động đến cán cân thương mại song phương.
- Khi GDP của Úc tăng 1% thì cán cân thương mại song phương của Việt Nam – Úc
tăng 23,45%, nhưng GDP của Việt Nam có tác động không rõ ràng khi hệ số mang dấu âm.
- Tương tự đối với trường hợp Mỹ, Đức ; khi GDP của Mỹ, Đức tăng 1% sẽ góp
theo thứ tự 36,52% và 7,37%, GDP của Việt Nam khơng có tác động rõ ràng vì hệ số mang dấu âm.
- Trường hợp Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia có tác động khơng rõ ràng do hệ số
đứng trước biến GDP của các quốc gia này mang dấu âm. Tuy nhiên khi GDP của Việt Nam tăng 1% thì cán cân thương mại song phương của Việt Nam – Hàn Quốc tăng 4,87% ; Việt Nam – Thái Lan tăng 3,42% ; và Việt Nam – Malaysia tăng 5,88%.
Xét đến tác động của các biến giả D1991, D1998, D2009 ; ta thấy biến giả D1991 xác định trong trường hợp của Trung Quốc và Đức với mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là cuộc khủng hoảng tín dụng Hoa Kỳ những năm 90 có tác động làm thâm hụt cán cân thương mại song phương Việt Nam đối với các quốc gia này. Còn biến D1998 được xác định ở cán cân thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc, tức là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á năm 1997 tác động làm thâm hụt cán cân thương mại song phương của Việt Nam – Hàn Quốc. Các trường hợp cịn lại khơng có tác động rõ rệt khi hệ số hồi quy mang dấu dương hoặc khơng có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, sau khi kiểm định bằng thực nghiệm cho mơ hình cán cân thương mại song phương của Việt Nam và mười đối tác thương mại lớn, tác giả chỉ tìm thấy hiệu ứng đường cong J ở một trường hợp đó là cán cân thương mại Việt Nam – Úc, đây là một trong những quốc gia có thị phần thấp nhất trong mười quốc gia tác giả chọn lựa (chiếm 3%). Các trường hợp cịn lại khơng xác nhận được hiệu ứng này. Tức là việc điều chỉnh tỷ giá chỉ có tác động tích cực đến cán cân thương mại Việt Nam – Úc, nên việc đề xuất các chính sách về tỷ giá để cải thiện cán cân thương mại cần được cân nhắc kỹ và đặc biệt cần lưu ý quan hệ thương mại Việt Nam với Úc về lâu dài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4 tác giả sử dụng phần mềm Eviews 6 kiểm định dữ liệu, sau khi kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu tác giả chọn mơ hình ARDL để kiểm định cho giai đoạn 1990 - 2013. Cụ thể, tác giả kiểm định tính đồng liên kết bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị của Pesaran, Shin and Smith ; từ đó xác định bậc độ trễ tối ưu cho từng biến. Bậc độ trễ xác định trong kiểm định nghiệm đơn vị được sử dụng để kiểm định cho trạng thái ngắn hạn của mơ hình, sau đó thực hiện kiểm định dài hạn và kiểm định tính ổn định cấu trúc cho mơ hình.
Kết quả thực nghiệm cho thấy GDP của các nước Úc, Mỹ, Đức có tác động tích cực đến cán cân thương mại song phương của Việt Nam và các quốc gia này ; còn đối với Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia được tác động từ GDP của Việt Nam. Khi xem xét tác động của các biến giả đến thương mại song phương chỉ ghi nhận trường hợp Trung Quốc và Đức bị thâm hụt do ảnh hưởng của biến cuộc khủng hoảng tín dụng Hoa Kỳ những năm 90 (D1991) ; còn cán cân thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc chịu thâm hụt khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á (D1998).
Hiệu ứng đường cong J được xác định đối với cán cân thương mại song phương của Việt Nam – Úc, các trường hợp cịn lại khơng xác định được hiệu ứng này.