Tổng quan về vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng trung du miền núi phía bắc việt nam (Trang 39 - 41)

Chương 2 : Thực trạng tài chính vi mơ và tác động của tài chính vi mơ ở Việt Nam

2.1 Tổng quan về vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

Vùng trung du miền núi phía Bắc, trước năm 1954 còn gọi là Trung du và Thượng du là khu vực sơn địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.

Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6 % diện tích cả nước.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thơng vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sơng Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đơng giáp Vinh Bắc Bộ.

2.1.2 Đặc điểm dân cư và văn hóa

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 116 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người. Dân số của vùng là 11.240.918 người (Tổng cục thống kê, 2011) chiếm khoảng 12,8% số dân cả nước.

Thông tin về dân cư:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là

lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong lao động sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người.

Là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường…

Thơng tin về dân cư, lực lượng lao động, trình độ dân trí của từng khu vực trong vùng là cần thiết trong việc tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là kết hợp với việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

+ Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trồng lúa trong các thung lũng, cánh đồng trước núi, làm ruộng bậc thang.

+Có các tuyến giao thơng đường sắt, đường bộ nối với Đồng bằng sông Hồng, vùng núi giao thơng cịn khó khăn.

+ Có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa trung du và miền núi.

Thơng tin về văn hóa vùng miền: Mang những nét đặc trưng sâu sắc không chỉ về thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi nơi đây ẩn chứa những nét văn hoá phong phú, phong tục tập quán đa dạng của những người dân bản địa:

+ Tỉnh Hà Giang, nơi có tới 20 dân tộc sinh sống, với hàng chục lễ hội đầu xuân kéo dài tới hàng tuần mang tính tổng hợp: cầu mưa, cầu con trai, mừng cơng, mừng nhà mới ... với các trò chơi dân gian (thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném papao, ...).

+ Tỉnh Cao Bằng có truyền thống văn hóa lâu đời, nổi bật là nét văn hóa của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then. Với nhiều đền chùa hấp dẫn như Chùa Viên Minh, đền Xuân Lĩnh...

+ Tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang có nhiều di tích cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp như di tích Tân Trào, Đình Hồng Thái.

tập quán, lễ hội phong phú như hát then và điệu giao duyên sli (người Nùng), hát lượn (người Tày), sình ca (người Sán Chay),...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng trung du miền núi phía bắc việt nam (Trang 39 - 41)