Quy trìnhphân tích của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chỉ số không công bằng ngang trong khám chữa bệnh ngoại trú ở việt nam (Trang 37 - 84)

Nguồn: Tác giả Bước 2 Phân tích mơ tả bộ dữ liệu theo các đặc tính cá nhân: sử dụng phân tích thống kê mơ tả và kiểm định sự khác biệt giữa các số trung bình (kiểm định t)

- Hồi quy OLS các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và mơ hình Poisson đối với số lần đi khám và xác định nhân tố nào thuộc về nhu cầu - Ước lượng các hệ số trong mơ hình

- Kiểm định mức

phù hợp và ý nghĩa thống kê của mơ hình - Ước lượng chỉ số bất bình đẳng và chỉ số khơng công bằng sử dụng phương pháp được phát triển van Doorslaer, Wagstaff - Phân tích tác động của biến nhu cầu và không phải nhu cầu đối với chỉ số không công bằng theo chiều ngang trong khám chữa bệnh ngoại trú Bước 3 Đo lường sự không công bằng theo chiều ngang. Bước 1 Trích và tích lọc dữ liệu từ phần mềm Stata - Xác định và trích các biến từ dữ liệu - Xử lý các quan sát có dữ liệu bị trống trong các biến cá nhân được trích lọc - Loại bỏ các biến các quan sát có giá trị dị biệt - Hoàn thiện bộ dữ liệu được sử dụng trong mơ hình với số quan sát chuẩn.

3.3 Các biến trong mơ hình

Nghiên cứu sử dụng một loại biến kiểm soát đại diện cho nhu cầu chăm sóc sức khỏevà những nhân tố khác không phải nhu cầu theo hướng dẫn World Bank (2008).

3.3.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc được sử dụng trong mơ hình là biến số lần và biến chi phí khám chữa bệnh ngoại trú. Biến chi phí khám chữa bệnh thể hiện chi phí của cá nhân đi khám chữa bệnh ngoại trú bao gồm tiền công khám, chữa bệnh, tiền thuốc, bồi dưỡng thầy thuốc, đi lại, mua dụng cụ liên quan đến lần khám chữa bệnh ngoại trú đó.

3.3.2 Các biến độc lập

Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu chia làm hai loại là biến nhu cầu và biến không phải nhu cầu. Việc phân chia dựa theo hướng dẫn của World Bank.

Các biến nhu cầu

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân được dự báo từ tác động trực tiếp sức khỏe bản thân họ như tuổi và giới tính.

Các biến khơng phải nhu cầu

Các biến không phải nhu cầu bao gồm : trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người trong một năm,tình trạng hơn nhân, dân tộc, tham gia bảo hiểm y tế, khu vực, vùng địa lý.

Thu nhập thu nhập bình quân đầu người trong một năm được tính bằng tổng thu nhập một năm của cả hộ gia đình chia cho tổng số thành viên của hộ gia đình (đơn vị tính: ngàn đồng.)

Bảng 3.1: Mơ tả các biến trong mơ hình

Mô tả Đơn vị

Biến phụ thuộc

Y1 Số lần khám chữa bệnh ngoại trú Lần

Y2 chi phí khám chữa bệnh ngoại trú Ngàn đồng

Biến độc lập

gioitinh nam =1, nữ =0 Biến giả

tuoi tuổi của các nhân năm

thunhap tổng thu nhập của hộ trong 1 năm ngàn đồng

dantoc 1 nếu là người Kinh và 0 nếu khác Biến giả

honnhan5 1 nếu là cá nhân có vợ/chồng, 0 nếu khác Biến giả honnhan3 1 nếu là cá nhân đã ly hôn, 0 nếu khác Biến giả honnhan4 1 nếu là cá nhân đã ly thân, 0 nếu khác Biến giả honnhan2 1 nếu là cá nhân đã ở góa, 0 nếu khác Biến giả edu1 1 nếu đạt trình độ tiểu học, 0 nếu khác Biến giả edu2 1 nếu đạt trình độ trung học cơ sở, 0 nếu khác Biến giả edu3 1 nếu đạt trình độ trung học phổ thơng, 0 nếu khác Biến giả edu4 1 nếu đạt trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học, 0

nếu khác

Biến giả BHYT 1 nếu có thẻ khám bảo hiểm hay sổ/thẻ/giấy khám

chữa bệnh miễn phí và 0 nếu khơng có

Biến giả ttnt 1 nếu sống ở khu vực thành thị, 0 nếu sống ở khu vực

nông thôn.

Biến giả vung01 1 nếu sống ở khu vực đồng bằng sông Hồng, 0 nếu

khác

vung02 1 nếu sống ở trung du và miền núi phía Bắc, 0 nếu khác

Biến giả vung03 1 nếu sống ở vùngBắc trung bộ và duyên hải miền

Trung, 0 nếu khác

Biến giả vung04 1 nếu sống ở vùng Tây nguyên, 0 nếu khác Biến giả vung05 1 nếu sống ở vùng Đông Nam Bộ, 0 nếu khác Biến giả vung06 1 nếu sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 0 nếu

khác

Biến giả

3.4 Xử lý dữ liệu

Sai sót hoặc thiếu dữ liệu trong các quan sát là vấn đề thường gặp đối với dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Hai vấn đề gặp trong nghiên cứu này là dữ liệu thiếu và dữ liệu trống, âm hoặc bằng 0. Có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề này như phương pháp tạo biến giả, phương pháp thay thế giá trị trung bình, phương pháp nội suy và phương pháp ngoại suy. Qua thống kê, nghiên cứu phát hiện các biến thu nhập bình quân đầu người, tình trạng hơn nhân, trình độ giáo dục cao nhất có sai sót và thiếu dữ liệu.

Các biến có các quan sát có giá trị dị biệt được loại bỏ dựa theo kết quả phân tích của đồ thị box plot. Các giá trị được loại bỏ là các điểm dị biệt có giá trị nằm ngồi cận trên bên ngoài (UOF) và cận dưới bên ngoài (LOF) của box. Các giá trị giới hạn này được tính như sau:

 Cận trên bên ngồi (UOF) = Q3 + 3IQ

 Cận dưới bên ngoài (LOF) = Q1 -3IQ

 Trong đó: Q1,Q3 lần lượt là các phân vị 25% và 75%

 IQ = Q3-Q1 được gọi là khoảng bên trong phân vị

Các quan sát có giá trị nằm ngồi UOF và LOF được xem là các điểm dị biệt cực mạnh và các quan sát có giá trị nằm ngồi UIF và LIF được gọi là các dị biệt cứng.

Các giá trị dị biệt của các biến thu nhập bình qn đầu người, số lần và chi phí khám chữa bệnh ngoại trú được loại bỏ theo nguyên tắc dị biệt cực mạnh nêu trên. Sau khi lọc bỏ các quan sát này, cuối cùng dữ liệu còn 14.455 quan sát cá nhân.

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG KHÁM CHỮA BỆNH NGOAI TRÚ Ở VIỆT NAM

Chương này tập trung mô tả tổng quát thực trạng khám chữa bệnh ngoại trú, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cùa người dân Việt Nam theo các đặc tính giới tính, khư vực thành thị/nơng thơn, vùng, nhóm thu nhập.

4.1 Thực trạng khám chữa bệnh ngoại trú

Bảng số liệu 4.1 về tỷ lệ người có khám chữa bệnh ngoại trú trong 12 tháng năm 2008 và năm 2010 chia theo thành thị nơng thơn, vùng, 5 nhóm thu nhập thể hiện cụ thể như sau:

Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 40,9%, trong đó 37,1% có khám/chữa bệnh ngoại trú và 8,1% có khám chữa bệnh nội trú. Tỷ lệ khám chữa bệnh ngoại trú ở thành thị cao hơn một chútso với nông thôn, chỉ khoảng 1% ở năm 2008 và 2% trong năm 2010.

Nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh ngoại trú cao gần 10% so với nhóm hộ nghèo nhất trong năm 2010, (43,1% so với 32,4%). Tuy nhiên chênh lệch tỷ lệ giữa các hai nhóm thu nhập liền kề khơng cao,chỉ khoảng 3%. Trong khi đó khoảng cách tỷ lệ này giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất trong năm 2008 khơng nhiều, (32,7% cho nhóm người giàu nhất so với 30,2% cho nhóm người nghèo nhất)

Đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ người khám chữa bệnh ngoại trú cao nhất (47,9%), vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có tỷ lệ người khám chữa bệnh ngoại trú thấp nhất cả nước (28,6%). So với năm 2008, tỷ lệ khám chữa bệnh ở các khu vực tăng nhẹ; trong khi đó, điều trị ngoại trú lại tăng tương đối mạnh hơn.

Bảng 4.1: Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua chia theo thành thị nơng thơn, vùng, 5 nhóm thu nhập (Đơn vị tính :%)

2008 2010 Chung Tỷ lệ người có điều trị nội trú Tỷ lệ người có khám,nội trú chữa bệnh ngoại trú Chung Tỷ lệ người có điều trị nội trú Tỷ lệ người có khám,nội trú chữa bệnh ngoại trú CẢ NƯỚC Thành thị 34,2 6,4 31,4 42,1 7,5 39,1 Nông thôn 34,3 6,5 30,9 40,9 8,4 37,1 6 Vùng Đồng bằng sông Hồng 29,4 6,4 26 37,2 8,1 33,5

Trung du và Miền núi phía Bắc

28,5 7,3 24 34,1 9,1 28,6

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

31,9 7,2 28 38 9,9 32,7

Tây Nguyên 37,8 5,9 34,7 46,2 8,9 41,7

Đông Nam Bộ 33,1 5,5 30,8 43,4 6,1 41,3

Đồng bằng sông Cửu Long 46 6 43,8 50,3 6,7 47,9

5 nhóm thu nhập chung cả nước

Nhóm 1 34,2 7,1 30,2 37,2 8,4 32,4

Nhóm 3 33,9 6,3 30,6 40,9 7,9 37

Nhóm 4 34,4 6,2 31,5 41,5 8 37,9

Nhóm 5 35,4 6,5 32,7 45,5 6,9 43,1

Ghi chú: Người có khám/chữa bệnh bao gồm cả những người không ốm/bệnh chấn thươngnhưng đi kiểm tra sức khoẻ, khám thai, nạo thai, đặt vòng, đẻ, tiêm phòng

Nguồn: Tổng cục thống kê 2012

4.2 Thực trạng bảo hiểmy tế.

4.2.1 Tỷ lệ bao phủ của BHYT 2005-2010

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tếtrong dân số được tăng lên cùng với việc nâng 11 trong tổng số 24 nhóm đối tượng tham gia BHYT. Hình 4.1thể hiện trong năm 2010 tỷ lệ người có BHYT của Việt Nam ước đạt 60%, cao gấp đơi so với năm 2005.

Hình 4.1: Tỷ lệ bao phủ của BHYT 2005-2010 (Đơn vị tính: %)

Nguồn: BHXH Việt Nam

0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Ph an tr am

4.2.2 Thực trạng bảo hiểm y tế

Theo kết quả khảo sát năm 2010(Bảng 4.2), có khoảng 45% số người có thẻ bảohiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí khi đi khám, chữa bệnh ngoại trú tăng so với năm 2008. Người nghèo có thẻ bảo hiểmy tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí khi đi khám, chữa bệnh ngoại trú nhiều hơn những người giàu, tỷ lệ này cao hơn ở thành thị, trong khi ở nơng thơn thì ngược lại. Nhìn chung, so năm 2008, tỷ lệ người khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểmy tế năm 2010 ở đa số các vùng trên cả nước tăng, ngoại trừ vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bảng 4.2: Tỷ lệ người khám chữa bệnhngoại trú có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo 5 nhóm thu nhập, thành thị nơng thơn, vùng, giới tính

Đơn vị tính: %

Năm Chung Ngoại

trú BHYT CẢ NƯỚC 2008 34,2 31 11,5 2010 40,9 37,1 16,7 Thành thị - Nông thôn Thành thị 2008 34,2 31,3 11,2 2010 42,1 39,1 18,7 Nông thôn 2008 34,3 30,9 11,6 2010 40,5 36,2 15,8 6 Vùng Đồng bằng sông Hồng 2008 28,5 24 14,3 2010 37,2 33,5 14,5

Trung du và Miền núi phía Bắc

2008 29,4 26 8,5

2010 34,1 28,6 19,1

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

2010 38 32,7 16,1

Tây Nguyên 2008 37,8 34,7 16

2010 46,2 41,7 17,2

Đông Nam Bộ 2008 33,1 30,8 9,7

2010 43,4 41,3 17,3

Đồng bằng sông Cửu Long 2008 46 43,8 12,2

2010 50,3 47,9 17,8

5 nhóm thu nhập chung cả nước

Nhóm 1 2008 34,2 30,3 15,2 2010 37,5 32,7 18,1 Nhóm 2 2008 33,3 30 10,6 2010 39 34,7 14,8 Nhóm 3 2008 33,9 30,7 9,7 2010 41,2 37,1 14,5 Nhóm 4 2008 34,4 31,4 10,6 2010 41,5 38,1 16,6 Nhóm 5 2008 35,4 32,6 11,3 2010 45,5 42,9 19,5 Giới tính/ Sex Nam 2008 30,6 27,4 10,6 2010 36,6 33,2 15,3 Nữ 2008 37,7 34,4 12,4 2010 45,1 40,8 18 Nguồn: Tổng cục thống kê 2012

4.3 Thực trạng chi tiêu cho y tế

4.3.1 Tỷ trọng chi tiêu theo khu vực thành thị - nông thôn

Kết quả thống kê 2010 ở

Hình 4.2cho thấy, mặc dù thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn thấp hơn ở khu vực thành thị, tuy nhiên lại có tỷ trọng chi tiêu cho khám chữa bệnh ngoại trú cao hơn so với khu vực thành thị trong suốt giai đoạn 2002-2010.

Hình 4.2: Tỷ trọng chi tiêu cho khám chữa bệnh ngoại trú ở khu vực thành thị - nông thôn trong giai đoạn 2002 – 2010.

Đơn vị tính:ngàn đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ tổng cục Thống kê (2012)

0 500 1000 1500 2000 2002 2004 2006 2008 2010 thanh thi nong thon

4.3.2 Tỷ trọng chi tiêu theo ngũ phân vị thu nhập

Ngoài ra, kết quả thống kê tỷ trọng chi tiêu cho khám chữa bệnh ngoại trú theo 5 nhóm phân vị thu nhập (nhóm 1 bao gồm 20% dân số có thu nhập thấp nhất và nhóm 5 bao gồm 20% dân số có thu nhập cao nhất)trong giai đoạn 2002 -2010 cho thấy tỉ trọng chi tiêu khám chữa bệnh ngoại trú ở các nhóm có thu nhập cao (nhóm 4,nhóm 5) (Hình 4.3).

Hình 4.3: Tỷ trọng chi tiêu cho khám chữa bệnh ngoại trú phân theo 5 nhóm thu nhập trong giai đoạn 2002 – 2010

Đơn vị tính: ngàn đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ tổng cục Thống kê (2012)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2002 2004 2006 2008 2010 NHOM 1 NHOM 2 NHOM 3 NHOM 4 NHOM 5

4.3.3 Tỷ trọng chi tiêu theo giới tính

Giới tính khác nhau cũng có tỷ trọng chi tiêukhác nhau khikhám chữa bệnh ngoại trú từ năm 2006 đến năm 2008 (Bảng 4.3), nam chi tiêu cho khám chữa bệnh ngoại trú nhiều hơn nữ tuy nhiên năm 2010, nữ chi tiêu cho khám chữa bệnh ngoại trú nhiều hơn nam.

Bảng 4.3: Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua chia theo hình thức điều trị và giới tính

Đơn vị tính: ngàn đồng

Giới tính/ Sex Chung Nội trú Ngoại trú

Nam/ Male 2002 739,8 1.550,30 346,7 2004 718,7 1.949,70 355,7 2006 295,8 852,1 182 2008 1.101,20 3.269,3 642,3 2010 1.371,00 3.668,5 739,4 Nữ/ Female 2002 667,1 1.328,50 357,4 2004 614,8 1.409,80 366 2006 238,1 640,8 155,9 2008 974,5 2.600,70 638,8 2010 1.348,60 3.205,20 766,3

Tóm tắt chương 4:

Tỷ lệ người đi khám và chi phí khám chữa bệnh ngoại trú tăng dần theo năm nhóm thu nhập, nhóm có thu nhập cao nhất có tỷ lệ cao nhất, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thu nhập nghèo nhất là thấp nhất. Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ người khám chữa bệnh ngoại trú cao nhất (47,9%), vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có tỷ lệ người khám chữa bệnh ngoại trú thấp nhất cả nước (28,6%). Kết quả kiểm định sự khác biệt trong tỷ lệ đi khám và chi phí khám chữa bệnh ngoại trú ở khu vực thành thị và khu vực nơng thơn có ý nghĩa thống kê [ chi tiết xem phụ lục 2 ]. Riêng kết quả kiểm định sự khác biệt trong tỷ lệ đi khám và chi phí khám chữa bệnh ngoại trú đối với những người có tham gia BHYT và khơng có BHYT, chỉ có chi phí khám chữa bệnh ngoại trú có sự khác biệt đối với người có và khơng có BHYT, việc quyết định đi khám sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê [chi tiết xem phụ lục 1]. Nam có tỷ trọng chi tiêu khám chữa bệnh ngoại trú nhiều hơn nữ.

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày kết quả kiểm định mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám chữa bệnh ngoại trú, giải thích và phân tích kết quả mơ hình; tính chỉ số bất bình đẳng, phân tích chỉ số bất bình đẳng, làm cơ sở để tính chỉ số khơng cơng bằng theo chiều ngang trong khám chữa bệnh ngoại trú.

5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khám chữa bệnh ngoại trú

Hồi quymơ hình OLS để xem xét các nhân tố có tác động đến chi phí khám chữa bệnh ngoại trú và hồi quy mơ hình Poisson để xem xét các nhân tố có tác động với biến số lần khám chữa bệnh ngoại trú ban đầu với 19 biến độc lập.Sau khi kiểm định mơ hình, nghiên cứu xem xét tất cả các biến và loại bỏ các biến theo nguyên tắc loại bỏ từng biến và loại biến có p-value cao nhất. Kết quả hồi quy cuối cùng được mô tả trong Bảng 5.1. Sau khi kiểm định, nghiên cứu lần lượt loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa thống kê trong cả 2 mơ hình: honnhan2, honnhan4 ,giới tính. Trong đó các biến độc lập như biếntuổi, thu nhập, BHYT, thành thị nông thôn, vung02,vung05,vung06 tác động đến cả số lần đi khám và chi phí khám chữa bệnh. Trong khi đó thì biến honnhan5, các biến thể hiện trình độ học vấn (biến khơng đi học là biến cơ sở), vung04 chỉ tác động đến số lần khám chữa bệnh ngoại trú , thì biến độc lập như dân tộc và honnhan3 (ly hôn), vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (vung03) chỉ tác động đến việc trả chi phíkhám chữa bệnh ngoại trú[chi tiết xem phụ lục 3].

Theo đó, haimơ hình đều có ý nghĩa thống kê. Xét chiều hướng các biến độc lập tác động dương đến cả haibiến số lần và chi phí khám chữa bệnh ngoại trú: biến thu nhập, tuổi, thành thị-nông thôn,(vung05) vùng Đông Nam bộ, tác động âm đến cả haibiến là (vùng02) vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong khi đó BHYT và vùng đồng bằng sơng Cửu Long (vung06) tác động dương đến số lần nhưng lại tác động âm đến chi phí. Riêng các biến chỉ tác động đến số lần và tác động âm gồm honnhan5 và các biến về học vấn còn biến vung4 tác động dương đến số lần khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chỉ số không công bằng ngang trong khám chữa bệnh ngoại trú ở việt nam (Trang 37 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)