Cụm ngành chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 4 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CỤM NGÀNH

4.2 Đánh giá các cụm ngành

4.2.2 Cụm ngành chế biến thủy sản

Trong các điều kiện tiền đề thì cụm ngành chế biến thủy sản ở Khánh Hòa phát triển dựa vào các điều kiện 1, 2 và 5.

Cụm ngành chế biến thủy sản có sự tập trung tương đối các doanh nghiệp trong hoạt động cốt lõi. Theo Võ Đình Quyết và Đặng Hồng Xn Huy (2013), năm 2012 thì tồn tỉnh Khánh Hịa có 64 doanh nghiệp chế biến thủy sản. Tính đến năm 2013, đã có 36 doanh nghiệp với 45 nhà máy được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Châu Âu (Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, 2013). Các doanh nghiệp này đã có thời gian hoạt động tương đối dài và đã có những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, Châu Âu chiếm tới hơn 60% lượng xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa năm 2013 (Dư Khánh, 2014).

Hình 4.2 Sơ đồ cụm ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa

Trong 4 yếu tố của mơ hình kim cương thì cụm ngành chế biến thủy sản có lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên và hạ tầng giao thông so với các tỉnh lân cận. Đường bờ biển dài, ngư trường lớn và khí hậu ơn hịa, đồng thời có nhiều đảo vây quanh tạo thành các vịnh, đầm kín gió, thuận lợi cho việc ni trồng và khai thác các loại thủy hải sản nên ngành chế biến thủy sản hình thành ở Khánh Hịa là điều tất yếu. Hạ tầng giao thơng hồn chỉnh với các tuyến đường sắt, đường bộ dọc bờ biển kết nối với các cảng giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu từ cảng cá đến nhà máy chế biến rồi ra cảng xuất khẩu rất thuận lợi. So với các tỉnh lân cận chỉ có 1 cảng biển, Khánh Hịa có tới 3 cảng biển được phân loại I nằm dọc theo chiều dài tỉnh. Điều này giúp rút ngắn quá trình vận chuyển ngun liệu, qua đó giúp tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng thủy sản chế biến ở Khánh Hòa.

Cụm ngành chế biến thủy sản có sự hỗ trợ lớn từ các cụm ngành liên quan. Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển giúp chủ động nguồn nguyên liệu ổn định với chất lượng đảm bảo. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tổng Cục Thủy sản, 2012) thì Khánh Hịa sẽ được đầu tư trở thành một trong 6 trung tâm nghề cá của cả nước. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển

của cụm ngành chế biến thủy sản ở Khánh Hòa là rất lớn. Bên cạnh đó, cụm ngành du lịch phát triển một mặt giúp tăng nhu cầu tiêu thụ, một mặt giúp quảng bá các sản phẩm thủy sản được chế biến tới những thị trường khác.

Cụm ngành chế biến thủy sản mặc dù tạo ra nhiều việc làm nhưng lại tác động tiêu cực đến mơi trường biển, qua đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành du lịch. Ngành chế biến thủy sản tương đối thâm dụng lao động phổ thông và sự phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành ni trồng và đánh bắt thủy sản, qua đó tạo ra nhiều việc làm hơn. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy chế biến thủy sản vẫn tập trung nhiều ở gần các cảng cá và cảng biển, đồng thời phần nhiều cũng không nằm trong các khu công nghiệp, vốn được đầu tư hệ thống xử lí thải tập trung. Thêm vào đó, ngành ni trồng thủy sản phát triển trong các vịnh, đầm cũng gây ơ nhiễm khơng ít đến các bãi biển phục vụ du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)