Hướng tiếp cận theo đề xuất của Saikkonen và Lütkepohl

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phương pháp ước lượng

3.3.2.2 Hướng tiếp cận theo đề xuất của Saikkonen và Lütkepohl

Tương tự với kiểm định nghiệm đơn vị mà Saikkonen và Lütkepohl đã xây dựng, yếu tố điểm gãy cấu trúc được xem xét đưa vào mơ hình ước lượng như là 1 biến giả dịch chuyển (shift dummy). Mơ hình ước lượng khi đó có dạng như sau:

Yt = β1Yt-1 + β2Yt-2 + …. + βkYt-k + δdt + ut Với dt = {

Sau đó, phép kiểm định đồng liên kết S&L tính tốn các giá trị thống kê và xem xét các cặp giả thuyết tương tự như cách thức tiến hành ở cách tiếp cận truyền thống như phép kiểm định Johansen. Việc tiến hành kiểm định đồng liên kết theo Saikkonen và Lütkepohl được thực hiện bằng việc sử dụng phần mềm Jmulti. Độ trễ của mơ hình kiểm định được chọn lựa theo tiêu chí AIC với độ trễ tối đa được xác định là 12.

Một điều đáng lưu ý đó là khi tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị, khi thực hiện tiếp cận theo hướng truyền thống một số chuỗi cho kết quả là khơng có tính dừng. Sau đó tác giả thực hiện kiểm định tính dừng với chuỗi sai phân bậc 1 thì chuỗi mới dừng. Nói cách khác, tiếp cận theo hướng truyền thống cho kết quả chuỗi là chuỗi I(1). Nhưng khi tác giả tiến hành thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị theo hướng tiếp cận mới có xem xét đến điểm gãy cấu trúc, kết quả chuỗi đó lại là chuỗi I(0) tức là dừng ngay chuỗi gốc mà không cần phải lấy sai phân.

Như đã nói trước đây, khi các chuỗi cùng dừng ở khi lấy sai phân bậc một (Cùng là chuỗi I(1)), những chuỗi đó sẽ được kiểm định đồng liên kết để xác định mối quan hệ cân bằng trong dài hạn. Với kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo S & L cho các chuỗi tỷ giá thực qt, lãi suất thực trong nước rt và rt*, kết quả lại nhận được là một hỗn hợp vừa có chuỗi I(0), vừa có chuỗi I(1). Tuy nhiên, theo lập luận của Byrne và Nagayasu (2010), khi đó vẫn có khả năng tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến trong mơ hình. Điều này sẽ được khẳng định bằng kết quả kiểm định đồng liên kết có ý nghĩa về mặt thống kê và cho thấy rằng có mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến. Kết quả này sẽ được trình bày chi tiết trong chương 4. Đối với kiểm định đồng liên kết theo phương pháp xây dựng bởi Saikkonen và Lütkepohl, đầu tiên tác giả thực hiện kiểm định mà không đưa xét biến giả là điểm gãy cấu trúc. Sau đó thực hiện lại kiểm định với biến giả điểm gãy cấu trúc. Từ đó làm rõ vai trò của điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực giữa các quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực (Trang 33 - 35)