Kết quả hồi quy với công ty tăng trưởng cao và tăng trưởng thấp: 50 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu sở hữu và kết quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 61)

4.3 Kết quả hồi quy: 39 

4.3.3 Kết quả hồi quy với công ty tăng trưởng cao và tăng trưởng thấp: 50 

Kết quả cho thấy rằng đối với những công ty tăng trưởng cao thì mức độ tập trung sở hữu có tác động tích cực trong khi cơng ty tăng trưởng thấp thì lại phụ thuộc vào sở hữu của nhà quản lý. Bên cạnh đó, tỷ số nợ lại có tương quan nghịch biến với kết quả hoạt động kinh doanh ở các công ty tăng trưởng cao và ngược lại đối với công ty tăng trưởng thấp. Kết quả cụ thể như sau:

4.3.3.1 Đối với công ty tăng trưởng cao:

Bảng 4.8 trình bày kết quả hồi quy theo 3 phương pháp: Pool OLS, Fixed Effect (hiệu ứng cố định), Random Effect (hiệu ứng ngẫu nhiên). Thực hiện kiểm định Likelihood Ratio Test, kiểm định Hausman Test và Breusch & Pagan Lagrangian multiplier Test cho thấy mơ hình hồi quy theo Pool OLS là phù hợp hơn trong trường hợp này.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy công ty tăng trưởng cao

Biến phụ thuộc Q – Kết quả kinh doanh

q POOL OLS FEM REM

_cons 1.3899 1.3335 1.3899 (10.29) (3.50) (10.29) lmsh 0.0706 0.0257 0.0706 (1.03) (0.20) (1.03) lmsh2 0.0101 0.0061 0.0101 (1.23) (0.40) (1.23) lsh5 0.0330* 0.0286 0.0330* (1.80) (0.29) (1.80) gae_s -0.1040 1.5273 -0.1040 (-0.43) (1.12) (-0.43) se_s 0.2538 0.1477 0.2538 (0.79) (0.09) (0.79)

debt_a -0.1380*** -0.4302** -0.1380*** (-2.80) (-2.35) (-2.80) fix_s 0.0065 0.1087 0.0065 (0.48) (1.11) (0.48) cr4 -0.0369 0.0010 -0.0369 (-1.15) (0.01) (-1.15)

Likelihood Ratio test: P-value> F = 0.5818

Hausman test: P-value>chi2 =0.4685

Breusch&Pagan Lagrangian test: P-value> chi2 = 0.7036

R-squared 0.0804 0.1657 0.1010

Adj R-squared 0.0341 0.0197 0.0804

Ghi chú: Bảng 4.8 trình bày kết quả hồi quy theo 3 phương pháp (Pool, Fixed Effect, Random Effect). Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn dưới các hệ số hồi quy. Kiểm định Likelihood Ratio Test được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp của hai mơ hình Pool và Fixed Effect. Kiểm định Hausman (Hausman Test) kiểm tra độ phù hợp của hai mơ hình Fixed Effect và Random Effect. Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test kiểm tra độ phù hợp của hai mơ hình Pooling và Random Effect.

*, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%.

Trong mơ hình Pool OLS kết quả hồi quy như sau: Đối với các công ty tăng trưởng cao, hệ số biến Q tỷ lệ thuận với biến LSH5 với mức ý nghĩa 10%, tỷ lệ nghịch với biến DEBT_A với mức ý nghĩa 1%.

- Biến LSH5 tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0330 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ sở hữu của năm cổ đơng lớn nhất LSH5 tăng (giảm) 1% thì Q trung bình tăng (giảm) 0.0330/100 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến DEBT_A tác động ngược chiều lên biến Q với hệ số là -0.1380 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản DEBT_A tăng (giảm) 1 đơn vị thì Q giảm (tăng) 0.1380 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

Công ty tăng trưởng cao, sở hữu quản lý tương quan dương với kết quả hoạt động kinh doanh (giống như tồn bộ mẫu), cịn mức độ tập trung sở hữu tương quan dương với kết quả hoạt động kinh doanh (ngược dấu với toàn bộ mẫu). Với kết quả hoạt động kinh doanh tốt (tăng trưởng cao) thì các cổ đơng lớn thường khơng muốn pha loãng sở hữu, họ sẽ gia tăng sở hữu (LSH5 cùng chiều Q). Trong thời kỳ này, công ty sẽ đầu tư phát triển thêm, nguồn vốn hấp dẫn nhất thường là từ việc phát hành rộng rãi cổ phiếu của cơng ty và vì vậy tỷ lệ nợ giảm (DEBT_A ngược chiều Q). Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao các doanh nghiệp sinh lợi cao thường có tỷ lệ nợ thấp.

4.3.3.2 Đối với công ty tăng trưởng thấp:

Bảng 4.9 trình bày kết quả hồi quy theo 3 phương pháp: Pool OLS, Fixed Effect (hiệu ứng cố định), Random Effect (hiệu ứng ngẫu nhiên). Thực hiện kiểm định Likelihood Ratio Test, kiểm định Hausman Test cho thấy mơ hình hồi quy theo Random là phù hợp hơn trong trường hợp này.

Trong mơ hình Random kết quả hồi quy như sau: Đối với các công ty tăng trưởng thấp, hệ số biến Q tỷ lệ thuận với biến LMSH với mức ý nghĩa 5% và LMSH2, DEBT_A với mức ý nghĩa 1%; tỷ lệ nghịch với biến GAE_S với mức ý nghĩa 1%.

- Biến LMSH tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0707 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ sở hữu của cổ đơng quản lý LMSH tăng (giảm) 1% thì Q trung bình tăng (giảm) 0.0707/100 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến LMSH2 tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.0109 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi bình phương tỷ lệ sở hữu của cổ đơng quản lý LMSH2 tăng (giảm) 1% thì Q trung bình tăng (giảm) 0.0109/100 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

- Biến DEBT_A tác động cùng chiều lên biến Q với hệ số là 0.2177 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

DEBT_A tăng (giảm) 1 đơn vị thì Q tăng (giảm) 0.2177 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy công ty tăng trưởng thấp

Biến phụ thuộc Q – Kết quả kinh doanh

q POOL OLS FEM REM

_cons 0.8154 1.0107 0.8612 (14.52) (10.07) (13.86) lmsh 0.0530* 0.1462*** 0.0707** (1.79) (2.97) (2.21) lmsh2 0.0087** 0.0201*** 0.0109*** (2.35) (3.40) (2.75) lsh5 0.0089 0.0187 0.0112 (0.90) (1.32) (1.07) gae_s -0.3176*** -0.2161 -0.3118*** (-3.44) (-1.09) (-3.00) se_s -0.0366 0.6107 -0.0209 (-0.39) (1.43) (-0.18) debt_a 0.2317*** 0.1746** 0.2177*** (9.30) (2.47) (7.54) fix_s -0.0042 -0.0076 -0.0042 (-0.69) (-0.36) (-0.58) cr4 0.0313 0.0113 0.0267 (1.54) (0.36) (1.24)

Likelihood Ratio test: P-value> F = 0.0035

Hausman test: P-value>chi2 =0.3415

R-squared 0.2557 0.1176 0.1026

Adj R-squared 0.2424 0.1421 0.2544

Ghi chú: Bảng 4.9 trình bày kết quả hồi quy theo 3 phương pháp (Pool OLS, Fixed Effect,

Random Effect). Thống kê t được trình bày trong ngoặc đơn dưới các hệ số hồi quy. Kiểm định Likelihood Ratio Test được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp của hai mơ hình Pool và Fixed Effect. Kiểm định Hausman (Hausman Test) kiểm tra độ phù hợp của hai mơ hình Fixed Effect và Random Effect.

- Biến GAE_S tác động ngược chiều lên biến Q với hệ số là -0.3118 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số này cho thấy khi tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu GAE_S tăng (giảm) 1 đơn vị thì Q giảm (tăng) 0.3118 đơn vị khi các yếu tố khác không đổi.

Cơ cấu sở hữu giữa công ty tăng trưởng thấp có kết quả tương đồng với cơng ty tăng trưởng cao.Tuy nhiên, tác động từng thành phần của nó là khác nhau. Kết quả hoạt động kinh doanh cơng ty tăng trưởng thấp chịu tác động có ý nghĩa thống kê của sở hữu quản lý. Và trong giai đoạn đầu của tăng trưởng này, các công ty vẫn cần nguồn tài trợ tuy nhiên với kết quả kinh doanh khơng cao sẽ khó thu hút thêm vốn cổ phần của cổ đông lớn nên tỷ lệ nợ là lựa chọn ưu tiên và các nhà quản lý sẽ ưu tiên phương án nợ hơn do vậy DEBT_A tương quan dương với Q.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu sở hữu và kết quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)