CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng
2.4.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở các lý thuyết TPB và BSET, các nghiên cứu trước về việc ni con bằng sữa mẹ đã được phân tích ở trên, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013); đồng thời, bổ sung thêm hai yếu tố: giá trị cảm nhận (theo Hussein, 2012) và tự hiệu quả cho con bú (theo Aquilina, 2011), vì một số lý do như sau:
Giá trị cảm nhận là một khái niệm trong tiếp thị xã hội, nó là bước đầu tiên và là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các can thiệp tiếp thị xã hội mà hiệu quả có thể được sử dụng để thay đổi hành vi cá nhân (Zainuddin và cộng sự, 2011). TP. HCM là một thành phố có dân số đơng, cộng đồng dân cư đa số là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau nên đa dạng về trình độ văn hóa, thu nhập, tuổi tác, ngành nghề. Nhận thức của bà mẹ vẫn còn những thiếu hụt về kiến thức
nuôi con bằng sữa mẹ, có những nhầm lẫn về niềm tin nuôi con bằng sữa mẹ và việc ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu dường như không phải là một chuẩn mực xã hội. Trước đây, bà mẹ có những kiến thức ni con bằng sữa mẹ từ những thông tin truyền thông một cách giáo điều, tức là chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức cho các bà mẹ hơn là so với việc định hình hành vi. Parkinson và cộng sự (2012) cho rằng, với chương trình truyền thơng như vậy thì chưa có tác dụng thúc đẩy bà mẹ có ý định và thực hiện hành vi nuôi con bằng sữa mẹ. Còn hiện nay, các tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã thực hiện theo cách thức của tiếp thị xã hội là lắng nghe những mong muốn và nhu cầu của bà mẹ sau đó hoạch định các chương trình can thiệp có liên quan. Do đó, trong số các biến nghiên cứu về lĩnh vực hành vi sức khỏe (giá trị cảm nhận, ý thức về sức khỏe, vấn đề tôn giáo và mối quan tâm về an tồn thực phẩm) thì giá trị cảm nhận được xem là một trong những yếu tố có tác động đáng kể đến ý định.
Do đó, ngồi yếu tố kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, việc bổ sung yếu tố giá trị cảm nhận cùng với các thành phần của TPB như thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi tạo nên một lý thuyết TPB mở rộng trong việc nghiên cứu về ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Một số nghiên cứu thực nghiệm đã phân biệt sự khác nhau giữa cho con bú tự hiệu quả và nhận thức kiểm soát hành vi (Povey và cộng sự, 2000; Hussein, 2012). Trong trường hợp nghiên cứu về ý định ni con hồn toàn bằng sữa mẹ với điều kiện là duy trì ít nhất trong sáu tháng đầu, thì yếu tố cho con bú tự hiệu quả cho dự đoán tốt nhất về thời gian nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo bà mẹ có thể duy trì hành vi này trong sáu tháng đầu (McCarter-Spaulding và Gore, 2009), nên yếu tố cho con bú tự hiệu quả cũng cần được đưa vào mơ hình để nghiên cứu.
Do vậy, tác giả đề xuất mơ hình các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu gồm 06 biến độc lập, bao gồm: (1) thái độ, (2) chuẩn chủ quan (hay ảnh hưởng của xã hội), (3) nhận thức kiểm soát hành vi, (4) cho con bú tự hiệu quả, (5) kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, (6) giá trị cảm
nhận; và biến phụ thuộc là ý định ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
Các thành phần trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được trình bày dưới đây: