CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại TP. HCM với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất, bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến bà mẹ mang thai.
- Đối tượng khảo sát: là bà mẹ mang thai từ 28 tuần trở lên đang sinh sống
tại TP. HCM, có độ tuổi từ 18 đến 45. Các bà mẹ này có vai trị ra quyết định trong việc lựa chọn hình thức ni con hồn tồn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu.
- Kích thước và cách chọn mẫu:
Kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa, kích thước mẫu cịn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ: ML, GLS, hay ADF). Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 (Hoelter, 1983); hay kích thước mẫu tối thiểu phải là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng (Bollen, 1989).
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), để sử dụng EFA, chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Vấn đề xác định kích thước mẫu phù hợp là vấn đề phức tạp, thơng thường dựa theo kinh nghiệm. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến thiên đo lường đưa vào phân tích. Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1
này, với 32 biến quan sát thì mẫu nghiên cứu của đề tài này cần phải có tối thiểu là: n = 5 x 32 = 160 mẫu.
Kích thước mẫu cũng là một vấn đề quan tâm khi sử dụng mơ hình hồi quy bội (Multiple Linear Regression – MLR): tác động của nhiều biến độc lập định lượng vào một biến phụ thc định lượng. Chọn kích thước mẫu trong MLR phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ, mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định, số lượng biến độc lập,…(Tabachnick và Fidell, 2007; trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011). Một cơng thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho MLR như sau:
n ≥ 50 + 8p
Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Theo đó, số mẫu nghiên cứu tối thiểu cần phải có là: n = 50 + 8 x 6 = 98 mẫu.
Vậy, số mẫu tối thiểu cần thu thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 160 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện và dự phịng cho những bà mẹ không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, tác giả lựa chọn quy mơ mẫu là 300 bà mẹ. Với kích thước mẫu này, số lượng 320 bảng câu hỏi được phát ra.