Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5. Những tồn tại và khó khăn cản trở trong việc tiếp cận tín dụng chính thức
1%. Giá trị tài sản của hộ càng lớn thì khả năng sinh lợi từ tài sản hay thanh lí tài sản càng lớn nên khả năng trả nợ của hộ sẽ cao hơn hộ có ít tài sản. Và như vậy, hộ sẽ dễ dàng vay được với lượng vốn cao hơn. Với β4 = 0,0570 là khi các nhân tố khác không đổi, nếu hộ có giá trị tài sản tăng 1,0 triệu đồng thì lượng vốn vay tăng lên 0,057 triệu đồng, hệ số này có dấu phù hợp với kì vọng, qua đó cho thấy giá trị tài sản của hộ sẽ có tác động đến lượng vốn vay của hộ.
Một biến độc lập có tác động nghịch đến lượng tín dụng chính thức của hộ là số lần vay (X5) với mức ý nghĩa thống kê 1%. Nếu hộ vay vốn càng nhiều lần ở ngân hàng thì ngân hàng xem đây là khách hàng làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên, thường thì hộ làm ăn có hiệu quả có khuynh hướng khơng thích thiếu nợ vì khi đó họ càng tích lũy được nhiều vốn nên nhu cầu về vốn vay sẽ có khuynh hướng giảm. Trong trường hợp này, tham số hồi quy β6 = - 14,5012 đối với hộ có số lần vay tăng thêm 1 lần thì lượng vốn vay giảm 14,50 triệu đồng.
Biến cịn lại trong mơ hình là trình độ học vấn chủ hộ (X1) khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình. Điều này nói lên rằng trên địa bàn nông thôn Phú Tân khi nơng hộ có nhu cầu vay vốn thì nhân tố này khơng phải là nhân tố quan trọng để ngân hàng xem xét và chấp thuận cho hộ vay vốn hay không.
4.5. Những tồn tại và khó khăn cản trở trong việc tiếp cận tín dụng chính thức chính thức
So với nhiều đối tượng khách hàng khác thì nơng hộ là đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi của chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy để tiếp cận được nguồn vốn này, nơng hộ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Có thể chỉ ra một số khó khăn chính gây cản trở hoạt động cho vay của ngân hàng khi đầu tư vào lĩnh vực cho vay nông hộ như sau:
Thứ nhất, do phần lớn hộ sản xuất lúa, nếp thiếu vốn, năng lực tài chính yếu kém, thiếu tài sản thế chấp. Điều này giải thích rằng do điều kiện hoạt động sản xuất không thuận lợi, hiện tượng được mùa mất giá vẫn thường xuyên xảy ra nên nơng hộ thường ít tích lũy vốn. Thiếu tài sản thế chấp cịn có nguyên nhân do thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông hộ cịn chậm tiến độ và đây chính là một rào cản lớn cho nông hộ khi vay vốn.
Thứ hai, quy mô khoản vay nhỏ, phân tán làm tăng chi phí giao dịch khi vay vốn. Phần lớn hộ sản xuất vùng nơng thơn có quy mơ nhỏ và do tính chất phân bố hoạt động phân tán về không gian và đa dạng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Vì vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin khách hàng cũng như giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ.
Thứ ba, phần lớn nơng hộ có trình độ học vấn thấp nến ít khả năng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh bền vững và lâu dài. Đa phần nông hộ không cung câp đầy đủ hồ sơ vay do không nắm rõ và biết thủ tục vay nên hộ cũng thường gặp khó khăn. Đây là lí do ngân hàng thường từ chối cho vay do hồ sơ vay không được cung cấp đầy đủ hay phương án sản xuất kinh doanh khơng chắc chắn có hiệu quả.
Thứ tư, do sự thiếu vắng hệ thống cung cấp thơng tin tài chính nói chung, thơng tin giao dịch giữa ngân hàng với hộ sản xuất lúa, nếp vùng nông thôn. Trong quan hệ giao dịch thì thơng tin hai chiều giữa ngân hàng và nông hộ cịn rất hạn chế. Số lượng nơng hộ vay vốn thường rất lớn và phân tán về địa điểm và do năng lực yếu kém của ngân hàng trong việc thu thập, xử lí thơng tin nên ngân hàng thường rất thận trọng và hạn chế khi cho nông hộ vay lần đầu, hoặc ngân hàng phải đòi hỏi hộ vay cung cấp thêm thông tin, tài sản thế chấp và lãi suất vay thường cao hơn do rủi ro nhiều hơn.
Thứ năm, nơng hộ thường gặp bất bình đẳng so với các đối tượng khác trong vay vốn ngân hàng. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở vùng nông thôn. Thơng thường khi cho vay, cán bộ tín dụng sẽ ưu tiên giải quyết những hồ sơ của người thân bạn bè, hay khách hàng là cán bộ viên chức trước và hồ sơ vay của khách hàng là hộ nông dân sau. Riêng bản thân người nông dân quanh năm bận rộn với mùa vụ và do tâm lí e dè, ngại tiếp xúc với chính quyền nên rất ít có mối quan hệ với cơ quan ban ngành. Chính vì vậy việc tiếp xúc để tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nơng hộ cịn gặp nhiều khó khăn.