CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.1. Nhân tố nội tại Quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng
Mẫu khảo sát gồm 15 NHTM có quy mơ tổng tài sản vào cuối năm 2014 chiếm hơn 79% tổng tài sản của các NHTM Việt Nam, chi tiết xem ở Phụ lục 04 và Phụ lục 05. Ta có thể thấy, ngành ngân hàng tăng trưởng nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản trong giai đoạn 2009-2014. Diễn biến tổng tài sản của 2 khối ngân hàng trong giai đoạn 2009-2014 cho thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của khối NHTM NN tăng trưởng nhanh trong cả giai đoạn, nổi bật với tốc độ tăng trưởng của CTG. Trong khi khối NHTM CP có mức biến động tương đối, đáng lưu ý có ACB tăng mạnh giai đoạn đầu nhưng đến năm 2012 sụt giảm mạnh và không cách biệt nhiều so với các NHTM CP lớn cịn lại.
Hình 3.1: Tổng tài sản của một số ngân hàng giai đoạn 2009-2014 (tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng 2009-2014
Nhận thấy, tổng tài sản có tốc độ tăng mạnh qua các năm, trong khi ROA giảm dần trong giai đoạn khảo sát, NIM tuy có tăng nhẹ trong giai đoạn đầu nhưng từ năm 2011 thì liên tục giảm.
Tổng tài sản của 2 khối NHTM NN và NHTM CP tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2012 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTM NN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTM CP. Nguyên nhân quan trọng hơn cả giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của các ngân hàng là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một số ngân hàng lớn như VCB, BIDV, ACB, STB, TCB đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Cụ thể, sự thay đổi lớn của khối NHTM CP từ năm 2008 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTM CP trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như LPB, KLB,… đã góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTM CP tăng vọt từ năm 2008. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản trong hệ thống đã lên tới hơn 2,690 nghìn tỷ VND và dư nợ cho vay ở mức 125 tỷ USD tương đương với 120% GDP của nền kinh tế (NHNN, 2011). Như vậy, tổng tài sản
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV CTG VCB KLB EIB TCB ACB
ngành ngân hàng tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007 – 2010: từ 1,097 nghìn tỷ đồng (52.4 tỷ USD) lên 2,690 nghìn tỷ đồng (128.7 tỷ USD). Việt Nam là nước nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc). Trong đó, EIB là ngân hàng duy nhất của Việt Nam nằm trong top 25 ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong 2010, đứng ở vị trí thứ 13.
Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTM NN vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm 2011, trong khi khu vực NHTM CP giảm sút. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng trưởng 2.54% so với năm 2011 lên 5,085 nghìn tỷ đồng. Như vậy, cả năm 2012 tổng tài sản của hệ thống tăng gần 126 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng trưởng phần lớn được đóng góp bởi khối NHTM NN. Năm 2012, tài sản của nhóm này tăng thêm hơn 232 nghìn tỷ đồng (tương đương 11.78%). Ngược lại, tài sản của các NHTM CP bị sụt giảm hơn 102,000 tỷ đồng so với năm 2011. Trong khối NHTM NN có CTG dẫn đầu về tổng tài sản là 503,530 tỷ đồng còn khối NHTM CP, TCB dẫn đầu với tài sản 179,732 tỷ đồng. Trong 7 ngân hàng niêm yết trên sàn, tổng tài sản sắp sếp theo thứ tự giảm dần lần lượt là: CTG, VCB, ACB, MBB, EIB, STB, SHB. Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực NHTM NN tăng một phần có sự đóng góp khơng nhỏ của việc VCB bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tương đương 11,800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8,300 tỷ đồng. Nguyên nhân tổng tài sản khối NHTM CP giảm là do tác động lớn nhất từ sự thu hẹp hoạt động trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, từ cuối 2011 đầu 2012, một hình thức giao dịch khác cũng đã phải tự hãm lại. Đó là qua ủy thác, mà vịng quay ở đây là đáng kể đối với quy mơ tổng tài sản. Ngồi ngun nhân trên, tổng tài sản nhiều ngân hàng sụt giảm cịn do khó khăn trên thị trường 1. Điều này khiến cho tín dụng tăng trưởng thấp và giảm quy mô tổng tài sản của ngân hàng.
NHNN đã công bố một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống đến thời điểm 31/12/2014. Theo đó, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt hơn 6.5 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013; trong đó khối NHTM NN dẫn đầu với 2,876 nghìn tỷ đồng và sát nút là khối NHTM CP với 2,781 nghìn tỷ đồng. Trong
khi khối TCTD hợp tác có mức tăng tài sản 20.7% thì khối ngân hàng liên doanh, nước ngồi giảm 0.4% so năm trước.
Tăng trưởng tài sản các ngân hàng mang yếu tố hỗ trợ đối với ROA, thế nhưng cũng khiến rủi ro tín dụng tăng cao. Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng trưởng nhanh qua các năm, tuy nhiên rất không đồng đều giữa các khối và chứa đựng yếu tố “tăng ảo” và quy mô bảng tổng kết tài sản thường bị “thổi phồng”. Nhưng tổng tài sản không quá quan trọng, quan trọng nhất vẫn là chất lượng tài sản. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽ đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế khơng chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà cịn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu
Theo số liệu của Cơ quan thanh tra giám sát NHNN (NHNN, 2015), từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể đến 31/12/2009 là 35,522 tỷ đồng chiếm 1.47% tổng dư nợ; năm 2010 khoảng 38 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2.07%; năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ đồng chiếm 3.4%; đến năm 2012 là 120 nghìn tỷ đồng chiếm 4.53% tổng dư nợ; năm 2013 giảm còn 3.99% tương đương 130 nghìn tỷ đồng, đến cuối tháng 12/2014 tỷ lệ nợ xấu còn 3.59%. Nhiều chuyên gia tin rằng mục tiêu phấn đấu đưa nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2015 của NHNN là hoàn toàn khả thi.
Hình 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2009-2014
Nguồn: NHNN Việt Nam
0% 1% 2% 3% 4% 5% 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là do: (1) Hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng q nóng và quản lý tín dụng khơng hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn 2009 - 2010; (2) Những thay đổi tiêu cực của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng vay, đồng thời lãi suất cho vay tăng cao khiến khách hàng khơng cịn đủ khả năng trả nợ; (3) Khả năng quản trị rủi ro còn kém: Các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, do theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên đã chấp nhận cho vay dưới chuẩn kéo theo việc hình thành các khoản nợ xấu. Nợ xấu đang ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bởi các ngân hàng phải chi nhiều hơn để thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu, đồng thời gây ra rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng, một trong những vấn đề quan trọng của đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chính là việc xử lý nợ xấu.
Năm 2009 và năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng được kiểm soát ở mức thấp, đều dưới 3%. Tuy nhiên từ năm 2011, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hố gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút,…Điều này đã làm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể. Nợ xấu lớn đang làm chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên cao, khiến cho nhiều NHTM không muốn giản nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ nhóm 2 của các NHTM đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu chung của hệ thống ngân hàng ở mức 3.4% tổng dư nợ, cao hơn so với mức 2.07% vào cuối năm 2010. Theo số liệu của NHTM cuối 2011 thì chỉ có VCB có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ, cịn lại đều có tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Theo WB (2010), dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tới 60% tín dụng của các ngân hàng Việt Nam.
Báo cáo của NHNN vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 120,000 tỷ đồng, tương đương 4.53% tổng dư nợ và tăng 33% so với 2011. Phân nợ xấu theo mức độ “xấu” - tức nhóm nợ, nợ dưới chuẩn (nhóm 3) chiếm 22%, nợ nghi ngờ (nhóm 4)
29%, cịn lại là nợ có nguy cơ mất vốn (nhóm 5) chiếm 49% tổng nợ xấu. Chi tiết hơn, nợ nhóm 5 tập trung chủ yếu vào khối NHTM NN với 42%, và khối NHTM CP 32%. Ngoài ra, nợ cần chú ý (nhóm 2), tuy chưa tính vào nợ xấu, nhưng bản chất đã là nợ có vấn đề, cũng chiếm tới 6.8% tổng dư nợ cho vay hay gấp 1.6 lần tổng nợ xấu. Trong khi nợ xấu bình qn tồn hệ thống khá cao, thì báo cáo tài chính của từng ngân hàng lại khá thấp. Cụ thể, đến cuối năm 2012, BIDV có tỷ lệ nợ xấu 2.9% trên tổng dư nợ, tương tự VCB là 2.26%, CTG là 1.46%, STB 2.05%, EIB 1.3% và MBB là 1.85%. Duy có trường hợp, dù khơng nằm trong nhóm 9 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu nhưng nợ xấu cao là Agribank 5.8%. Nợ xấu gia tăng đã khiến một số ngân hàng nói riêng bị thiệt hại đáng kể và làm giảm tính cạnh tranh do các ngân hàng phải tăng dự phịng rủi ro. Đặc biệt, khi có thêm nhiều thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chuyển biến tiêu cực, những khoản nợ mới đến hạn nhưng doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ khiến nợ xấu gia tăng và có xu hướng phải di chuyển lên các nhóm nợ cao hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải trích lập dự phịng nhiều hơn. Chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng 12 tháng năm 2012 của tồn hệ thống là 56 nghìn tỷ đồng. Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng sau khi đã xử lý tích cực nợ xấu trong tháng 12/2012, sụt xuống cịn 67 nghìn tỷ đồng từ số dư 81 nghìn tỷ tính đến cuối tháng 11/2012. Kéo theo đó, khi tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, việc trích lập dự phịng khiến lợi nhuận của ngân hàng bị suy giảm. Bên cạnh đó, khơng phải ngân hàng nào cũng công bố con số nợ xấu thực tế của đơn vị mình, nợ xấu tiềm ẩn của ngân hàng Việt Nam được đánh giá là khá lớn so với con số cơng bố. Theo đó, số liệu tuyệt đối về lợi nhuận có thể tăng nhưng tỷ suất sinh lời của một số ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Năm 2013, xét theo từng khối ngân hàng, nợ xấu tập trung chủ yếu ở khối NHTM NN là 40%, và khối NHTM CP là 41%. Xét con số tuyệt đối, nợ xấu nằm chủ yếu ở khối NHTM NN, trước hết là Agribank rồi đến BIDV - chiếm tới gần 1/3 tổng nợ xấu toàn hệ thống. So năng lực tài chính, mức độ nợ xấu ở nhiều NHTM CP cũng rất đáng lo ngại, trước hết là nhóm ngân hàng yếu kém nằm trong diện phải tái cơ cấu năm 2012 - chiếm tới hơn 1/5 tổng nợ xấu toàn hệ thống. Theo con
số thống kê của NHNN kể từ năm 2012 cho tới hết năm 2014, đã xử lý được tổng số 311,100 tỷ đồng nợ xấu, tương đương 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012. Trong đó số lượng nợ xấu được Cơng ty Mua bán tài sản các tổ chức tín dụng thực hiện mua tính đến cuối năm 2014 là 133,555 tỷ đồng nợ xấu với giá mua lên tới 108,652 tỷ đồng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đặc biệt năm 2015 của Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo đó, VAMC được phép phát hành 80,000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu từ các ngân hàng trong năm 2015. Trái phiếu đặc biệt có thời hạn tối đa 5 năm. Sau khi được chấp thuận phương án phát hành trái phiếu, VAMC sẽ được chủ động mua bán và xử lý. Lãnh đạo công ty này cũng cho biết, mục tiêu từ nay đến cuối năm là cùng với hệ thống ngân hàng đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.
Tóm lại, ngồi con số sợ xấu được NHNN chính thức cơng bố, cịn có những con số của các ngân hàng và tổ chức nước ngoài đánh giá. Theo những chuẩn mực khác nhau (VAS và IAS) thì con số sẽ khác nhau. Tuy nhiên một điều dễ dàng nhận thấy là tỷ lệ đều đang có xu hướng tăng lên đáng kể. Việc gia tăng các khoản nợ nhóm 2 do các khoản vay bị chuyển từ nợ nhóm 1 sang cho thấy khả năng chất lượng các khoản nợ này có thể tiếp tục xấu đi và bị chuyển sang các nhóm nợ xấu hơn. Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nguy cơ các khoản vay yếu kém này tiếp tục khơng có khả năng thu hồi là rất dễ xảy ra. Nợ nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu, càng cho thấy mức độ rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Một quan ngại đáng lưu ý là chất lượng của những con số thống kê về tình hình nợ xấu do các NHTM công bố, đặc biệt là nếu như phân loại theo chuẩn mực quốc tế thì sẽ ở mức cao hơn con số cơng bố hiện nay nhiều. Theo thơng lệ quốc tế, ngưỡng an tồn của tỷ lệ nợ xấu là dưới 3% (IMF, 2006), một mức mà ngành ngân hàng phải nỗ lực để đạt được trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Xét về chất lượng tài sản ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời, ta có thể thấy rõ các ngân hàng đang thực hiện đa dạng hóa hoạt động theo hướng
ngân hàng hiện đại, khơng cịn q tập trung hoạt động cho vay. Trong khi tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống vẫn âm thì nợ xấu lại khơng ngừng tăng mạnh, đồng thời tốc độ tăng của nợ xấu nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, là bằng chứng cho thấy chất lượng tín dụng đang suy giảm, rủi ro tín dụng tăng cao dẫn đến sức khỏe của hệ thống NHTM đang gặp vấn đề, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.