4.1.1.Nhân tố nội tại
Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời
Trong các nghiên cứu trước đây, một số tác giả đã thảo luận về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời của ngân hàng. Cụ thể, Parisouras và Kosmidou (2007), Berger và cộng sự (1987), Smirlock (1985) cho rằng việc mở rộng quy mô sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Nguyên nhân là do các ngân hàng lớn có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa danh mục tài sản, đặc biệt là danh mục cho vay hơn các ngân hàng nhỏ. Điều này giúp các ngân hàng lớn giảm thiểu rủi ro và tăng thêm lợi ích kinh tế do lợi thế về quy mơ. Tuy nhiên, một ngân hàng có quy mơ cực lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng do tốn kém trong các chi phí đại diện, chi phí liên quan đến việc điều hành một doanh nghiệp lớn. Do đó, khó có thể đưa ra kết luận về mối tương quan giữa quy mô tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng. Trong thực tế hiện nay cho thấy, những ngân hàng lớn ở nước ta đang chiếm ưu thế cao trong việc tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, trong luận văn này kỳ vọng rằng sẽ có tương quan thuận chiều giữa quy mô tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng sinh lời
Như đã phân tích, tỷ lệ nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Một trong những hoạt động cơ bản tạo ra phần lớn lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, đặc biệt các ngân hàng thương mại Việt Nam, chính là hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, để đo lường chất lượng tín dụng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (NPL). Theo Sangmi và Nazir (2010) thì tỷ lệ này cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng có vấn đề, kéo theo đó là việc tăng chi phí cho các khoản trích lập dự phịng cũng như cơng tác thu hồi nợ và nếu trầm trọng hơn có thể đẩy ngân hàng đến rủi ro mất khả năng thanh khoản và phá sản. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng cao, khả năng thu hồi gốc và lãi trong hoạt động cấp tín dụng tốt và từ đó sẽ nâng cao lợi nhuận. Vì vậy, chỉ tiêu này được kỳ vọng sẽ có tương quan nghịch chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại.
Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lệ nợ xấu có quan hệ nghịch với khả năng sinh lời.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và khả năng sinh lời
Tỷ lệ thanh khoản được đo lường bẳng tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng đó trong việc tạo ra thu nhập thông qua hoạt động cho vay. Như vậy, nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng tốt nguồn vốn huy động trong việc cho vay để tạo ra thu nhập từ lãi. Ngược lại, khi sử dụng nguồn vốn huy động vào những khoản vay tốt hay chỉ tiêu này cao thì thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ cao hơn và hiệu quả sẽ tốt hơn. Trong luận văn này tỷ lệ thanh khoản được kỳ vọng có mối tương quan dương đối với khả năng sinh lời theo như kết quả nghiên cứu của Bourke (1989).
Giả thuyết 3 (H3): Tỷ lệ thanh khoản có quan hệ thuận với khả năng sinh lời.
Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý và khả năng sinh lời
Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của các ngân hàng thương mại, được đo bằng tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các ngân hàng sử dụng tiết kiệm được chi phí
trong hoạt động so với doanh thu, từ đó tăng khả năng tạo ra lợi nhuận trong kết quả nghiên cứu của IIhomovich và cộng sự (2009), Sangmi và Nazir (2010). Ngược lại, tỷ lệ này cao chứng tỏ chi phí chiếm phần lớn doanh thu của các ngân hàng thương mại, kéo theo lợi nhuận của những ngân hàng này sẽ thấp. Do đó, kỳ vọng về dấu của biến này là dấu âm hay còn hiểu là tương quan nghịch chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết 4 (H4): Hiệu quả quản lý có quan hệ nghịch với khả năng sinh lời.
4.1.2.Nhân tố vĩ mô
Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và khả năng sinh lời
Tăng trưởng GDP là biến vĩ mô thường được sử dụng để phản ánh sức khỏe của nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận trong lĩnh vực tài chính, GDP sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều này là do khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu chi tiêu của các thành phần trong nền kinh tế. Điều này làm cho nhu cầu vốn tăng cao và kéo theo sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng và từ đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Giả thuyết 5 (H5): Tăng trưởng kinh tế có quan hệ thuận với khả năng sinh lời.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng sinh lời
Tỷ lệ lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng khác tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong các nghiên cứu trước đây, những phát hiện về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng có sự trái ngược nhau. Nếu lạm phát được dự đốn chính xác và lãi suất được điều chỉnh phù hợp thì lạm phát sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Jiang và cộng sự, 2003). Ngược lại, sự gia tăng không mong đợi của lạm phát có thể khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong dự tốn dịng tiền dẫn đến các thỏa thuận vay có thể bị chấm dứt sớm và các ngân hàng chậm trong việc điều chỉnh lãi suất của họ có thể dẫn đến chi phí ngân hàng cao hơn doanh thu ngân hàng và gây ra những tổn thất về tín dụng (Hoggarth và cộng sự, 1998; Abreu và Mendes, 2000). Như vậy, lạm phát sẽ có tác động tích cực nếu thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn so với chi phí của
nó, ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Trong luận văn này kỳ vọng mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng sinh lời theo như kết quả của nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2003) và Perry (1992).
Giả thuyết 6 (H6): Lạm phát có quan hệ thuận với khả năng sinh lời.