Vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 48 - 50)

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

2.1 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

2.2.2.1 Vốn điều lệ

Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao, nhưng vốn điều lệ lại có ý nghĩa rất quan trọng trong

hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đây không những chỉ là nguồn vốn ban đầu cho ngân hàng hoạt động mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong hoạt

động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

Trong giai đoạn 2007 – 2012, vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt

2008 lên đến 51.92% và năm 2010 là 35.4%. Nguyên nhân là do các ngân hàng đẩy mạnh việc đáp ứng yêu cầu của Nghị định 141 về mức vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.

Mối quan hệ giữa vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản được thể hiện rõ qua đồ thị 2.6. Cụ thể, việc tăng vốn điều lệ đã góp phần thuận lợi cho các ngân hàng thương mại

mở rộng quy mô hoạt động, thể hiện qua tốc độ tăng tổng tài sản của các ngân hàng

thương mại. Khi vốn điều lệ tăng lên 35% kéo theo tốc độ tăng vốn chủ sở hữu lên 38.9%

đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tăng tổng tài sản của mình với tốc độ tăng

trưởng lên đến 45.5%.

Đồ thị 2.6: Tốc độ tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các ngân

hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại

Mặc dù, các ngân hàng thương mại hiện nay đều đã tăng vốn điều lệ theo quy định của

Ngân hàng Nhà nước, nhưng mức 3.000 tỷ đồng vẫn còn khá thấp so với các ngân hàng thương mại lớn cũng như các ngân hàng nước ngoài. Đây là một trong những lý do làm cho các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc triển khai dịch vụ mới, nâng cao nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện đại tiên tiến. Hay nói cách khác, quy mô nguồn vốn điều lệ mặc dù có tăng nhưng vẫn ở mức thấp kéo theo sức đề kháng cũng như khả năng cạnh

tranh của các ngân hàng là khá thấp. Vấn đề khác cần phải quan tâm đó chính là chất

lượng của việc gia tăng vốn chủ sở hữu vì đang tồn tại “sở hữu chéo” trong hệ thống ngân hàng thương mại nước ta. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như vốn điều lệ tăng ảo, lách các quy định về các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động, gây ra rủi ro

trong kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng

Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)